Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đê điều Hà Nội bị 'bóp nghẹt' do lấn chiếm, nguy cơ vỡ trận khi lũ lớn

Thứ ba, 19:50 15/07/2025 | Xã hội

Trước thực trạng vi phạm hành lang đê điều ngày càng phổ biến, đặc biệt trên sông Hồng đoạn qua Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đã có nhiều văn bản chỉ đạo, song việc xử lý vẫn còn nhiều hạn chế.

Nguy cơ mất an toàn đê điều

Trao đổi với P.V VietnamNet, ông Trần Công Duyên, Trưởng phòng Quản lý đê, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), cho biết tình trạng lấn chiếm, san lấp bãi sông, đặc biệt là sông Hồng và sông Đuống đoạn qua địa bàn TP Hà Nội, đang diễn ra phổ biến và ở quy mô nghiêm trọng.

Vi phạm thường ở dạng san lấp, xây dựng công trình trái phép trong hành lang thoát lũ, làm giảm khả năng chứa và thoát lũ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.

Đê điều Hà Nội bị 'bóp nghẹt' do lấn chiếm, nguy cơ vỡ trận khi lũ lớn - Ảnh 1.

Một công trình được chính quyền cấp phép cho xây dựng ở khu vực hành lang thoát lũ đê Sông Hồng, phường Bồ Đề (Hà Nội)

Theo ông Duyên, không gian thoát lũ được quy định rõ trong các quy hoạch phòng, chống lũ, bao gồm lòng sông và bãi sông giữa hai đê. Việc san lấp, lấn chiếm khu vực này làm giảm khả năng thoát lũ, gia tăng mực nước khi xảy ra mưa lũ, đe dọa đến an toàn công trình đê điều.

Thực tiễn đã cho thấy rõ điều này trong đợt lũ sau bão số 3 năm 2024, dù tổng lượng lũ thấp hơn đỉnh lũ năm 1971, nhưng mực nước tại nhiều đoạn sông vẫn vượt mức lịch sử, do không gian thoát lũ bị thu hẹp.

“Lũ chưa đạt thiết kế nhưng mực nước tại hạ lưu nhiều vị trí đã vượt mức lịch sử. Một nguyên nhân quan trọng là việc lấn chiếm bãi sông đã làm hẹp không gian thoát lũ”, ông Duyên cho biết.

Vi phạm dai dẳng, xử lý chưa triệt để

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm. Tuy nhiên, việc xử lý thực tế tại các địa phương, trong đó có Hà Nội, vẫn chưa dứt điểm.

“Nhiều công trình kiên cố mọc lên ngay trên bãi sông, có nơi được cấp phép chưa đúng quy định, có nơi xây dựng trái phép. Trong khi việc ngăn chặn, xử lý còn chậm, chưa kiên quyết”, ông Duyên nói.

Đê điều Hà Nội bị 'bóp nghẹt' do lấn chiếm, nguy cơ vỡ trận khi lũ lớn - Ảnh 2.

Đại diện Cục Quản lý đề điều và Phòng chống thiên tại cho rằng cần tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương, đặc biệt là người đứng đầu cấp phường xã trong xử lý sai phạm.

Tại Hà Nội, nhiều khu vực như Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên, Thanh Trì, Thường Tín (cũ) … đều xuất hiện tình trạng san lấp, đổ thải, xây nhà xưởng trái phép trên bãi sông. Một số trường hợp thậm chí xây dựng kiên cố bằng bê tông. Thực tế này được lực lượng chuyên trách đê điều phát hiện, nhiều lần lập biên bản, nhưng chính quyền địa phương xử lý rất chậm hoặc không dứt điểm.

Chủ quan, buông lỏng quản lý

Theo đánh giá của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, nguyên nhân lớn nhất khiến vi phạm kéo dài là tư tưởng chủ quan, do đã nhiều năm không xảy ra lũ lớn trên hệ thống sông Hồng. Do vậy người dân và chính quyền lơ là, buông lỏng, dẫn đến tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép.

Ngoài ra, còn tồn tại tình trạng chồng chéo pháp lý, nhiều công trình vi phạm liên quan cả đến đất đai, xây dựng, tài nguyên môi trường… khiến việc xử lý gặp khó khăn nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành.

Để xử lý triệt để, ông Duyên cho rằng cần tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương, đặc biệt là người đứng đầu cấp xã, phường - những người có thẩm quyền trực tiếp xử lý vi phạm.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tham mưu Chính phủ ban hành các chỉ thị, quy chế phối hợp liên ngành, phân vùng rõ trong quy hoạch khu vực được phép, hạn chế hoặc cấm xây dựng trên bãi sông, làm công cụ pháp lý cho quản lý và xử lý vi phạm.

“Pháp luật đã đầy đủ. Vấn đề là phải thực thi nghiêm, quyết liệt. Nếu không, nguy cơ mất an toàn đê điều, ngập lụt đô thị khi có lũ lớn là hoàn toàn có thể xảy ra”, ông Duyên cảnh báo.

Đê điều Hà Nội bị 'bóp nghẹt' do lấn chiếm, nguy cơ vỡ trận khi lũ lớn - Ảnh 3.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ người phụ nữ nguy kịch khi đến trị liệu làm đẹp ở MELIZA: Đã gỡ biển quảng cáo dịch vụ thẩm mỹ

Vụ người phụ nữ nguy kịch khi đến trị liệu làm đẹp ở MELIZA: Đã gỡ biển quảng cáo dịch vụ thẩm mỹ

Xã hội - 3 giờ trước

Dù ngừng hoạt động hơn năm qua, cũng không được cấp phép hành nghề khám chữa bệnh song biển hiệu MELIZA (Trung tâm đào tạo thẩm mỹ công nghệ cao) vẫn treo. Đến trưa hôm qua 14/7, biển quảng cáo này đã được hạ xuống.

Tạm giữ hình sự lái xe ô tô gây tai nạn lao xuống sông ở Nghệ An

Tạm giữ hình sự lái xe ô tô gây tai nạn lao xuống sông ở Nghệ An

Xã hội - 3 giờ trước

Liên quan đến vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra chiều 13/7 trên quốc lộ 46A, đoạn qua xã Vạn An, tỉnh Nghệ An, lực lượng chức năng ra quyết định tạm giữ hình sự tài xế để phục vụ công tác điều tra.

Chém vợ trọng thương rồi khoá cửa cố thủ trong nhà

Chém vợ trọng thương rồi khoá cửa cố thủ trong nhà

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khi gây án, Trường khóa trái cửa, ngăn cản người thân và lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường.

Đà Nẵng: Khởi tố 7 đối tượng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng về tội ‘Lừa dối khách hàng’

Đà Nẵng: Khởi tố 7 đối tượng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng về tội ‘Lừa dối khách hàng’

Xã hội - 4 giờ trước

Theo cơ quan Công an, thủ đoạn của các đối tượng là thành lập Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng, sau đó tuyển dụng nhóm "bác sỹ" giả để thực hiện các thủ thuật y tế liên quan đến các bệnh về nam khoa, phụ khoa để thu tiền của người bị hại…

Mượn điện thoại bạn nhậu, lợi dụng lúc say lén bán kiếm tiền

Mượn điện thoại bạn nhậu, lợi dụng lúc say lén bán kiếm tiền

Xã hội - 4 giờ trước

Lợi dụng lúc bạn nhậu ngủ say, thanh niên ở Cao Bằng lấy cắp điện thoại mang đi bán lấy tiền tiêu xài.

Tìm bị hại và người làm chứng vụ án Cướp tài sản, Gây rối trật tự công cộng ở Hà Nội

Tìm bị hại và người làm chứng vụ án Cướp tài sản, Gây rối trật tự công cộng ở Hà Nội

Xã hội - 4 giờ trước

Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đang điều tra, giải quyết vụ án “Cướp tài sản, Gây rối trật tự công cộng” xảy ra trong các ngày 9/8, 15/8 và ngày 17/8 năm 2024 trên địa bàn TP Hà Nội.

Điểm tốt nghiệp THPT 2025: Bao nhiêu là đỗ, bao nhiêu là liệt?

Điểm tốt nghiệp THPT 2025: Bao nhiêu là đỗ, bao nhiêu là liệt?

Xã hội - 4 giờ trước

Chỉ còn vài giờ nữa, điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ chính thức được công bố. Trước thời điểm quan trọng này, câu hỏi về ngưỡng đỗ tốt nghiệp và điểm liệt đang là mối quan tâm hàng đầu của hàng triệu phụ huynh và học sinh trên cả nước.

Mặc đồ công nhân viễn thông, liều lĩnh cắt trộm cáp giữa ban ngày

Mặc đồ công nhân viễn thông, liều lĩnh cắt trộm cáp giữa ban ngày

Xã hội - 5 giờ trước

Ngày 15-7, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đang phối hợp các đơn vị chức năng điều tra, làm rõ xử lý 2 người liên quan đến vụ trộm cáp viễn thông vừa xảy ra tại tỉnh này.

Chính sách BHYT mới: Bệnh viện chủ động thích ứng, người dân hưởng lợi

Chính sách BHYT mới: Bệnh viện chủ động thích ứng, người dân hưởng lợi

Xã hội - 5 giờ trước

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với nhiều thay đổi đáng chú ý. Hiện các bệnh viện tại TP.HCM đang tích cực hỗ trợ người dân từ mua thẻ, gia hạn đến giải đáp quy định mới, giúp việc khám chữa bệnh bằng BHYT thuận lợi hơn.

Giám đốc Công an Hà Nội: Áp dụng camera AI, CSGT không cần phải ra đường

Giám đốc Công an Hà Nội: Áp dụng camera AI, CSGT không cần phải ra đường

Xã hội - 5 giờ trước

Công an Hà Nội đang triển khai hệ thống camera AI có thể tự động điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông, lực lượng CSGT không cần phải trực tiếp điều hành tại điểm nóng.

Top