Đề xuất mở rộng ga Sài Gòn thêm 2,85 ha
Theo đề xuất, ga Sài Gòn chỉ tập trung làm ga trung tâm hành khách với nhiều dịch vụ hiện đại và có thêm các phương án đường sắt trên cao kết nối về các ga hành khách khác trên địa bàn TP.HCM.
Từ diện tích khoảng 4 ha, ga Sài Gòn sẽ được mở rộng lên 6,85 ha với một phần quảng trường rộng lớn và các dịch vụ của một ga trung tâm hành khách hiện đại tại TP.HCM. Nếu đề xuất này trở thành hiện thực thì trong khoảng 10 năm tới, ga Sài Gòn hàng trăm năm tuổi sẽ có một diện mạo hoàn toàn khác.
Ga Sài Gòn là trung tâm
Liên danh Công ty CP Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam và Trung tâm Tư vấn - Đầu tư phát triển giao thông vận tải vừa có báo cáo đầu kỳ quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM gửi Cục Đường sắt Việt Nam. Đơn vị này đề xuất chọn phương án xây dựng ga Sài Gòn thành ga trung tâm hành khách của TP.HCM.
Tổng diện tích ga Sài Gòn dự kiến theo báo cáo đầu kỳ khoảng 6,85 ha (diện tích ga Sài Gòn hiện nay khoảng 4 ha), trong đó diện tích quảng trường ga là 2,3 ha. Tại quảng trường có bố trí ga metro, bến xe buýt, taxi, bãi đỗ phương tiện cá nhân phục vụ việc thu gom và phân tán khách đi, đến ga khác.

Ga Sài Gòn (đường Trần Văn Đang, quận 3, TP.HCM) nhìn từ trên cao. Ảnh: NGUYỄN TIẾN
Theo đó, hệ thống ga đầu mối TP.HCM sẽ gồm bốn ga chính là ga Sài Gòn (ga Hòa Hưng) sẽ là ga trung tâm hành khách, ga Bình Triệu là ga đầu mối hành khách phía bắc TP, ga Tân Kiên là ga đầu mối hành khách phía nam TP; ga Thủ Thiêm là ga đầu/cuối của tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị.
Theo đơn vị tư vấn, ga trung tâm hành khách của TP.HCM sẽ tổ chức chạy tàu khách xuyên tâm theo hướng ga Bình Triệu - Sài Gòn - Tân Kiên theo kiểu con lắc qua ga trung tâm. Nghĩa là chỉ để cho hành khách lên xuống và kết nối giao thông công cộng, còn các vấn đề khác như cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng đầu máy toa xe sẽ đưa ra ngoại ô TP tại hai ga Bình Triệu và Tân Kiên.
Ga Sài Gòn cũng sẽ là ga trung tâm của các loại tàu khách Bắc - Nam (khi tuyến đường sắt tốc độ cao nối vào trong khu vực đầu mối thông qua tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng hoặc tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu), tàu khách liên vận, tàu khách địa phương…
“Với mô hình phát triển đô thị theo kiểu đô thị hạt nhân - đô thị vệ tinh và điều kiện TP.HCM chỉ nên chọn loại hình đầu mối đường sắt theo kiểu “bán vành khuyên, có tuyến xuyên tâm”, báo cáo đầu kỳ của liên danh tư vấn nêu rõ.
Trước đó, vào tháng 4-2023, Cục Đường sắt Việt Nam và đơn vị tư vấn đã ký hợp đồng để thực hiện gói thầu lập quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM thuộc dự án lập quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM.
Theo Cục Đường sắt Việt Nam, quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo Luật Quy hoạch, quy hoạch đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM cần phải điều chỉnh, chuyển đổi phù hợp với quy hoạch chuyên ngành mới. Vì vậy, việc triển khai lập và phê duyệt quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM là hết sức cần thiết.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Thiện Cảnh, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Đường sắt Việt Nam, cho biết hiện nay quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM đang ở giai đoạn báo cáo đầu kỳ, tư vấn đang tiếp tục hoàn thiện rồi mới tới bước lấy ý kiến các địa phương.
Hiện nay quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM đang ở giai đoạn báo cáo đầu kỳ, tư vấn đang tiếp tục hoàn thiện rồi mới tới bước lấy ý kiến các địa phương.
Xây tuyến đường sắt trên cao xuyên tâm TP.HCM
Trong báo cáo đầu kỳ, đơn vị tư vấn cũng nêu rõ phương án đi xuyên tâm qua ga Sài Gòn bằng việc bổ sung quy hoạch đoạn tuyến đường sắt đi trên cao khổ 1.435 mm từ ga Bình Triệu - Sài Gòn - Tân Kiên. Tuyến này dài khoảng 23,6 km, gồm hai đoạn.
Theo đó, đoạn 1 từ ga Bình Triệu sẽ đi theo hành lang tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1.000 mm (hiện hữu) để đi vào đến ga Sài Gòn. Tuyến này sử dụng hành lang đoạn Bình Triệu - Sài Gòn của đường sắt cũ để xây dựng cho đường sắt mới khổ 1.435 mm. Phương án này có thuận lợi về hành lang và giải phóng mặt bằng. Đoạn 1 đi trên cầu cạn, chiều dài đoạn tuyến 7,93 km.
Đoạn 2 từ ga Sài Gòn đi Tân Kiên đi trên cầu cạn, hướng tuyến đi theo trục hành lang đường Ba Tháng Hai đến nút giao Cây Gõ, đường Hồng Bàng đến vòng xoay Phú Lâm. Tiếp đó, tuyến rẽ phải đi trên đường Bà Hom. Sau đó rẽ trái và đi trên dải phân cách của đường số 7, dọc theo bờ kè của kênh Lương Bèo. Tuyến vượt rạch Bà Hom, nút giao Cửu Phú, đường Tân Tạo - Chợ Đệm và đường sắt TP.HCM - Cần Thơ để về ga Tân Kiên. Chiều dài đoạn 2 khoảng 15,7 km.
Theo liên danh tư vấn, phương án này sẽ kết nối, liên thông các ga hành khách, tạo thuận tiện cho hành khách đến/đi và thông qua khu vực đầu mối một cách nhanh chóng.
“Phương án này cũng tránh được một lượng rất lớn hành khách tập trung về một ga, giảm tải cho mạng giao thông đô thị, đảm bảo việc đi lại của hành khách một cách nhanh chóng, thuận tiện. Tuyến cũng có tác dụng lớn trong việc kết nối TP.HCM với các đô thị vệ tinh, từ đây phân bổ dân cư và lao động từ trong trung tâm ra xa ngoài TP” - đơn vị tư vấn phân tích.
Báo cáo của đơn vị tư vấn cũng đánh giá việc ga trung tâm Sài Gòn đặt trong đô thị đông đúc là một lợi thế rất lớn. Theo đó, hành khách khu vực trung tâm có thể tiếp cận đường sắt quốc gia một cách thuận tiện, thúc đẩy phát triển một đầu mối không chỉ giao thông mà còn kinh tế - xã hội của TP.HCM.
Ga Sài Gòn hiện nay
Ga Sài Gòn hiện nay là ga cuối của tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM, ga có chức năng tác nghiệp hành khách là chủ yếu, ngoài ra còn có tác nghiệp một số tàu hàng. Ga có ba ke nhưng chủ yếu tác nghiệp hành khách tại hai ke cạnh đường số 2 số 3, cạnh đường số 4 và số 5.
Hiện nay, ga Sài Gòn đang tổ chức chạy 11 đôi tàu khách/ngày đêm, dịp lễ, Tết sẽ tăng cường thêm bốn đôi tàu khách/ngày đêm (tổng là 15 đôi tàu khách/ngày đêm). Trước nay cũng có nhiều ý kiến nên di dời ga Sài Gòn ra khỏi nội đô, ga Bình Triệu thành ga đầu cuối của tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Hà Nội tiếp tục phân làn ô tô, xe máy trên đường Phạm Văn Đồng, từ 4/7
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có thông báo về việc điều chỉnh tổ chức giao thông, phân làn cho các phương tiện trên đường Phạm Văn Đồng, bắt đầu từ ngày 4/7, với đoạn từ nút giao với đường Hoàng Quốc Việt đến khu đô thị Ciputra.

Miền Bắc lại sắp thay đổi thời tiết?
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, mưa lớn ở Bắc Bộ còn kéo dài đến đêm 2/7. Sau đó thời tiết có sự chuyển biến, ban ngày trời nắng, mưa dông chỉ xuất hiện vài nơi vào chiều tối và đêm.

Tin sáng 2/7: Khi nào miền Bắc hết mưa, chuyển sang nắng nóng?; Cảnh báo trào lưu khoe ảnh căn cước trên VNeID sau khi cập nhật địa chỉ mới
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Các chuyên gia dự báo, từ ngày 3/7, tình trạng mưa lớn diện rộng tại Bắc Bộ sẽ giảm dần; Việc chia sẻ thông tin VNeID tràn lan lên mạng xã hội của người dùng sẽ ẩn chứa nhiều nguy hiểm, đặc biệt trong bối cảnh lừa đảo trực tuyến đang gia tăng với tốc độ báo động.

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa
Thời sự - 20 giờ trướcNạn nhân cuối cùng trong vụ cháy xưởng tái chế phế liệu ở Hưng Yên vừa được lực lượng chức năng tìm thấy.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ
Thời sự - 23 giờ trướcNgười chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Điểm danh những nơi mưa rất hôm nay trong đợt mưa lớn diện rộng ở miền Bắc
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc tiếp tục có mưa lớn, trong đó tâm điểm mưa to là các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo tổng lượng mưa từ nay đến ngày 2/7 là trên 300mm. Cảnh báo ngập úng, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra.