Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch bệnh Ebola: Việt Nam sẵn sàng ứng phó mọi tình huống

Thứ sáu, 08:56 15/08/2014 | Y tế

GiadinhNet - Đưa ra nhiều tình huống khác nhau, mỗi tình huống đều có kế hoạch hành động phù hợp. Làm thế nào để phát hiện, chẩn đoán và điều trị, dự phòng khi dịch Ebola xâm nhập vào Việt Nam? Đó chính là nội dung mà Bộ Y tế tổ chức tập huấn cho các cán bộ y tế hai miền Bắc -Nam trong hai ngày qua (12-13/8).

Dịch bệnh Ebola: Việt Nam sẵn sàng ứng phó mọi tình huống 1

Giám sát y tế tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM). Ảnh: Đỗ Bá

 
Quan trọng là xác định ca bệnh đầu tiên

Trao đổi với phóng viên tại buổi tập huấn, PGS.TS Nguyễn Văn Kính –Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, điều quan trọng trong dịch Ebola hiện nay là chúng ta phải phát hiện được ca bệnh đầu tiên, phải dựa vào bệnh cảnh lâm sàng và yếu tố dịch tễ. Đây chính là những người đến từ vùng có dịch hoặc là nghi ngờ đi qua vùng có dịch để chúng ta xem xét và cách ly.

Trong đợt tập huấn này, các chuyên gia chủ yếu hướng dẫn lấy mẫu bệnh phẩm (máu, dịch tiết của bệnh nhân nghi ngờ bị nhiễm Ebola). Các mẫu này được vận chuyển đúng cách để không lây lan, sau đó chuyển về bệnh viện, từ đó sẽ gửi đi nước ngoài phân lập. Đây là virus tối nguy hiểm trong bệnh truyền nhiễm nhóm A, phải làm ở phòng có độ an toàn sinh học cấp 4 trong khi Việt Nam mới có phòng an toàn sinh học cấp 3.

 “Chúng ta chưa có bệnh nhân Ebola từ trước đến nay nên phải tập huấn với hình ảnh lâm sàng để nhân viên y tế phát hiện được trên yếu tố dịch tễ. Bên cạnh đó đặc biệt lưu ý các thầy thuốc phải chống được nhiễm khuẩn bệnh viện. Tổ chức Y tế Thế giới đã công nhận có 200 cán bộ y tế lây bệnh này trong quá trình chăm sóc bệnh nhân”, PGS.TS Nguyễn Văn Kính cho biết.

Theo các chuyên gia y tế, Ebola là một bệnh do virus nhưng lây qua đường máu, lây do tiếp xúc với máu và dịch của cơ thể bệnh nhân hoặc động vật mắc bệnh này hoặc tiếp xúc với đồ dùng, vật dụng có nhiễm virus từ người và động vật mắc bệnh. Bệnh không lây qua đường hô hấp nên cách phòng chống giống như phòng viêm gan B, C và HIV.
 
Việt Nam có kinh nghiệm trong phòng chống dịch

Ebola là bệnh cấp tính, trong vòng 3-7 ngày hoặc 2 tuần, phần nhiều bệnh nhân tử vong. Nếu bệnh nhân khỏi thì quá trình phục hồi khá lâu (khoảng 4 tuần). Tuy nhiên mầm bệnh vẫn có thể tồn tại trong cơ thể, trong tinh dịch, trong sữa mẹ đến 60 ngày. Với những trường hợp đó, bệnh nhân cần được tư vấn cách phòng tránh không để lây nhiễm cho người khác cả khi đã hết sốt và hết các triệu chứng lâm sàng.

Mặc dù chưa có thuốc đặc hiệu nhưng Việt Nam có thể điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân. Vì nền y tế của chúng ta phát triển hơn rất nhiều các nước châu Phi. Hiện Bộ Y tế đã có phác đồ điều trị, tập huấn chuyên sâu cho các bác sĩ làm lâm sàng. Việt Nam hoàn toàn có khả năng ứng phó vì chúng ta đã từng có kinh nghiệm trong việc khống chế dịch SARS.

Đến thời điểm này, dịch Ebola đã càn quét 4 nước Tây Phi. Tính đến ngày 11/8 dịch bệnh này đã gây ra cái chết cho 1.069 người (trong đó có tới 200 nhân viên y tế). Nhiều ngôi làng đã bị xóa sổ. Dù các chuyên gia dự báo nguy cơ dịch tràn vào Việt Nam là rất thấp nhưng Bộ Y tế Việt Nam vẫn chuẩn bị rất kỹ càng các phương án  phòng chống… Những bác sĩ cũng đã sẵn sàng trước mọi tình huống có thể xảy ra.

Là một bác sĩ tại Khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai), BS Ngô Đức Hùng đã cập nhật rất nhiều thông tin về dịch bệnh Ebola. Khi hỏi về việc bác sĩ có cảm giác như thế nào khi đồng nghiệp ở các nước Tây Phi đã có nhiều người bị tử vong do bệnh, BS Ngô Đức Hùng chia sẻ: “Thực ra bệnh lây truyền nào cũng đáng sợ cả, đặc biệt là những bệnh còn đang trong bóng tối. Với sự biến đổi khí hậu như hiện nay, sự tiến hóa của loài người đi kèm với sự tiến hóa của các loài sinh vật khác, chắc chắn sẽ xuất hiện những chủng bệnh mới và nguy hiểm. Vì vậy chúng ta phải đón nhận một cách bình tĩnh, bởi nếu vội vàng, cuống lên cũng chẳng giúp ích được gì! Tôi không bao giờ có ý nghĩ mình sẽ bỏ nghề nếu không may dịch bệnh Ebola thâm nhập vào Việt Nam. Ebola không nguy hiểm nếu chúng ta chủ động phòng bệnh trước khi chống. Hàng ngày, tôi tiếp xúc với đủ thứ bệnh nên việc phòng lây nhiễm cho mình cũng là cho mọi người. Ý thức chủ động phòng bệnh vẫn là điều quan trọng nhất”.
 
Cho kết quả xét nghiệm sau 24-48h

TS Trần Như Dương- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Để xét nghiệm, chẩn đoán Ebola chủ yếu dựa vào kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại nhất. Với điều kiện vật chất, nhân lực hiện có, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP HCM có đầy đủ năng lực để xét nghiệm virus Ebola và sẽ cho kết quả trong vòng 24- 48 giờ.

Hiện tại, WHO đã tài trợ cho chúng ta hệ thống nhà bạt, khử khuẩn, tiệt trùng, làm sạch một cách khẩn cấp. Hệ thống nhà bạt này được thiết kế cho vùng cửa của ổ dịch- nơi đưa bệnh nhân ra, nhiệm vụ là làm sạch, tiệt trùng, loại bỏ tối đa các tác nhân gây bệnh có trên cơ thể bệnh nhân để đưa lên xe cấp cứu, giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm khi đi qua khu dân cư. Khi hệ thống này đóng gói lại sẽ chỉ bằng một container. Đầu kéo chuyên dụng được thiết kế đảm bảo có thể di chuyển đến tất cả các vùng, miền trong cả nước. 
 
Tri Thường
 
Dịch bệnh Ebola: Việt Nam sẵn sàng ứng phó mọi tình huống 2
BS Ngô Đức Hùng.
 
Bài học trách nhiệm khi “buôn dưa lê” trên Facebook

Việc 4 đối tượng vừa bị các cơ quan chức năng xử lý vì tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh Ebola, BS Ngô Đức Hùng chia sẻ: “Tôi thấy phản ứng trước dịch bệnh hiện nay của một bộ phận người dân mang tính nguy hiểm nhiều hơn là cảnh báo! Dịch bệnh chưa hề vào nước ta nhưng trên mạng đã lan truyền chóng mặt các biện pháp điều trị không nguồn gốc, còn nhanh hơn là phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế. Những người tung tin đồn nhảm, không có chứng cứ cụ thể đã bị cơ quan công an triệu tập để xử lý. Đây cũng là bài học đáng nhớ cho những ai thiếu hiểu biết, phát ngôn không thận trọng. Dù là ai, nhưng chúng ta đều phải tự chịu trách nhiệm với lời nói của mình, không thể lý sự cùn, kiểu: “Đây là Facebook riêng, tôi muốn nói gì thì nói”?! Trong lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp, đừng “đổ thêm dầu vào lửa”. Phát ngôn không có trách nhiệm với xã hội cũng là không có trách nhiệm với chính bản thân mình...”.
 
 
Hoài Nam
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 3 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 3 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top