Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch tay chân miệng và sốt XH: Nhiều diễn biến phức tạp

Thứ tư, 08:26 06/07/2011 | Y tế

GiadinhNet - Hiện dịch sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng tại nhiều tỉnh, thành vẫn đang có xu hướng diễn biến phức tạp.

TS Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) tại Hội nghị phổ biến Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm (ngày 29/6) cho biết, hiện dịch sốt xuất huyết (SXH) và bệnh tay chân miệng (TCM) tại nhiều tỉnh, thành vẫn đang có xu hướng diễn biến phức tạp.

Nóng bỏng bệnh tay chân miệng

Theo TS Bình, chỉ riêng trong tháng 6/2011, cả nước ghi nhận 1.758 trường hợp SXH tại 30 tỉnh, thành phố, với 3 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca mắc SXH từ đầu năm đến nay lên trên 17.510 và 14 trường hợp tử vong. Mặc dù số ca mắc SXH năm nay vẫn đứng ở mức cao, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái, số trường hợp mắc SXH đã giảm 2,9% và số tử vong giảm 3 ca. Đáng lo ngại hơn, dịch bệnh TCM tiếp tục bùng phát dữ dội, trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước đã có trên 13.000 ca mắc, chủ yếu là trẻ nhỏ, với hơn 40 trường hợp tử vong.
 

Trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước đã có trên 13.000 ca mắc TCM, chủ yếu là trẻ nhỏ. Ảnh: T.L

Dịch bệnh TCM tiếp tục bùng phát, trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước đã có trên 13.000 ca mắc, chủ yếu là trẻ nhỏ, với hơn 40 trường hợp tử vong. TS Bình cũng nhận định thêm, 10 năm trở lại đây, dịch TCM có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là TCM chủng virus 71. Nguy hiểm hơn, bệnh TCM hiện nay thường gây ra bệnh cảnh lâm sàng nặng và nguy cơ tử vong cao.

Theo đánh giá của Cục Y tế Dự phòng, hiện tại, nhiều địa phương vẫn tiếp tục ghi nhận bệnh nhân mắc bệnh TCM ở mức cao, chủ yếu là khu vực phía Nam và một số tỉnh miền Trung. Riêng trong tháng 6, TPHCM vẫn còn gần 2.000 trẻ phải nhập viện điều trị. Tại miền Bắc, Ninh Bình hiện là địa phương có số trẻ mắc TCM nhiều nhất, với hơn 300 ca, trong đó có tới 60% số ca bệnh là do chủng virus nguy hiểm EV 71 gây ra.

Theo nhận định của Cục Y tế Dự phòng, mặc dù năm nay số ca mắc TCM tăng mạnh và phức tạp hơn do nhiều yếu tố, đặc biệt là đường lây phong phú, tác nhân gây bệnh khác nhau... nên việc phát hiện các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em và cách ly ngay chưa được làm tốt ở cộng đồng. Đồng thời, nhận thức của người dân về căn bệnh này còn hạn chế nên dịch bùng phát mạnh.

“Năm nay số ca mắc TCM tăng mạnh và phức tạp hơn do nhiều yếu tố, đặc biệt là đường lây phong phú, tác nhân gây bệnh khác nhau... nên việc phát hiện các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em và cách ly ngay chưa được làm tốt ở cộng đồng. Đồng thời, nhận thức của người dân về căn bệnh này còn hạn chế nên dịch bùng phát mạnh”, TS Bình nhận định.

Trải qua dịch SXH diện rộng
 

Để chủ động phòng, chống bệnh TCM, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu trung tâm y tế các quận, huyện tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, cách ly và xử lý ổ dịch kịp thời để dịch không lây lan. Khuyến cáo các trường học khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp mắc bệnh trong vòng 7 ngày thì cả lớp được nghỉ.

Người dân khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh phải thông báo cho nhà trường và cơ sở y tế, đồng thời không cho trẻ đến lớp ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh và chỉ khi hết loét miệng, phỏng nước.

Một cảnh báo được đưa ra tại cuộc họp của Ủy ban phòng chống sốt xuất huyết châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Hà Nội ngày 19/4, dịch SXH đang phát triển mạnh nhất và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm ở khu vực Đông Nam Á, với hàng triệu ca mắc mỗi năm. Đáng lo ngại hơn, nhiều chuyên gia y tế cho biết, số người mắc và tử vong do SXH trên thế giới không ngừng gia tăng, với các ổ dịch lớn liên tục xuất hiện ở nhiều nước theo chu kỳ từ 3 - 5 năm.

Đối với Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trung bình mỗi năm có từ 25.000 - 76.000 ca bệnh SXH và từ 45 - 111 ca tử vong do SXH trên khắp cả nước. Đặc biệt, từ năm 1983 tới nay, Việt Nam đã trải qua nhiều đợt dịch SXH lớn, với hàng vạn người mắc.

Còn theo thống kê mới nhất của Cục Y tế Dự phòng, từ đầu năm 2011 đến nay, cả nước ghi nhận gần 10.000 trường hợp mắc SXH, trung bình số người mắc SXH là 500 ca/tuần, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2010. Hơn nữa, dịch SXH từ đầu năm tới nay có chiều hướng diễn biến bất thường với nhiều ca biến chứng nặng.
 
Bệnh gia tăng ở các tỉnh, thành dù thời điểm hiện nay chưa vào mùa mưa. Theo TS Bình, số người mắc SXH không chỉ ở Việt Nam, nhiều quốc gia liên tục gia tăng là do ngoài những thay đổi bất thường của thời tiết còn có sự chủ quan của người dân và môi trường sống ngày càng ô nhiễm. Hơn nữa, việc phòng chống dịch SXH hiện vẫn gặp phải nhiều khó khăn do căn bệnh này chưa có vaccine phòng bệnh.
 
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, một trong những nguyên nhân khiến dịch SXH hiện phát triển mạnh là do sự biến đổi khí hậu làm môi trường thay đổi. Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, không những ảnh hưởng đến con người mà còn tác động đến chu trình sinh học của các loại côn trùng. Trong khi đó, độ kháng thuốc của muỗi đối với hóa chất diệt muỗi càng ngày tăng. Mật độ dân số đông, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng góp phần tăng thêm nguồn lây nhiễm.
 
TPHCM: Phát hiện ổ dịch tại nhà trọ
 
Theo BS. Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, 300/322 phường, xã tại TP đã có ca mắc bệnh TCM, đặc biệt đã phát hiện một số ổ dịch tại nhà trọ và trường mầm non. Thống kê của ngành y tế TP cũng cho thấy, số lượng bệnh nhân mắc bệnh TCM đang ở giai đoạn cao điểm, đặc biệt đã có nhiều trường hợp biến chứng nặng.

Theo BS. Thọ cho biết: Trong tháng 6 TP HCM có gần 2.000 trẻ phải nhập viện điều trị, trong đó có 5 ca tử vong. Tại các BV Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, BV Bệnh Nhiệt đới, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận hơn 7.000 ca mắc TCM, trong đó 4.680 trẻ ngụ tại TP HCM.
 
Hiện mỗi ngày tại khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1,  số bệnh nhi phải điều trị nội trú đang ở mức gần 150 trường hợp, nhiều ca nặng phải hỗ trợ thở máy. Những ngày đầu tuần số ca bệnh lên tới gần 200 trong khi đó khoa chỉ có 90 giường bệnh. Hiện số trẻ mắc bệnh ngụ tại TPHCM đang giảm xuống, song những ca bệnh từ các tỉnh phía Nam chuyển về đang tăng mạnh. 
 
H.Trang
 
Thu Hà
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 1 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 3 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top