Dịch vụ thanh minh 'online' nở rộ, người dân ngồi nhà tảo mộ bằng... Smartphone
GĐXH - Thay vì tảo mộ dịp Tết Thanh minh tại nghĩa thì không ít gia đình ở Hà Nội lại làm lễ Thanh minh online, bằng hình thức kết nối trực tuyến qua thiết bị điện tử.

Tết Thanh minh là thời điểm tảo mộ, là dịp mà các gia đình nhớ về cội nguồn bằng cách dọn dẹp, vun bồi mộ của người thân quá cố. Để làm được việc này, buộc các gia đình phải ra tận mộ phần dọn dẹp, làm lễ.
Tuy nhiên, thay vì trực tiếp đến mộ phần để dọn dẹp, sửa sang làm lễ Thanh minh, năm nay, không ít gia đình ở Hà Nội lại thanh minh "online". Nghĩa là quản trang hỗ trợ gia chủ tảo mộ, sau đó, hình ảnh ghi lại công việc này thiết bị điện tử là điện thoại hoặc ipad, sẽ được chuyển lại cho gia chủ xem.
Ngày 10/4, trao đổi với phóng viên Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống), chị Nguyễn Thị Nhung (40 tuổi, ở Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, chị và gia đình vừa thực hiện lễ thanh minh bằng hình thức online.

Gia đình chị Nguyễn Thị Nhung được hỗ trợ kết nối thực hiện lễ Thanh minh tại nhà, từ mộ phần người thân. Ảnh: NVCC
Chị Nhung cho biết, bố chồng của chị đã mất cách đây 4 năm, được gia đình an táng tại công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên (ở Hòa Bình). Hàng năm, gia đình chị Nhung đều vượt gần 100km đến mộ phần để thực hiện lễ thanh minh là dọn dẹp, làm sạch mộ phần, trồng hoa, cắt tỉa cây trong khu vực mộ phần, sau đó là sắp mâm lễ, châm hương.
Năm nay, gia đình chị Nhung quyết định làm lễ Thanh minh vào ngày 9/4 (tức Mồng 01/3 âm lịch). Do rơi vào ngày thứ Ba ngày làm việc trong tuần, mà vợ chồng chị Nhung lại là lao động chính của gia đình, đều bận công việc công sở nên vợ chồng chị Nhung quyết định thực hiện lễ Thanh minh "qua mạng".
Chị Nhung cho biết: "Hàng năm, gia đình tôi đều lên mộ phần 5-6 lần như ngày Thanh minh, Vu lan, giỗ, cuối năm, chưa kể ngày Rằm và Mồng một hàng tháng. Gia đình tôi có thông lệ thực hiện lễ thanh minh vào ngày Mồng 1 tháng 3 Âm lịch".

Chị Nhung cho biết, đây là hình ảnh buổi lễ Thanh minh mộ phần bố chồng mà gia đình chị được các quản trang hỗ trợ. Ảnh: NVCC
"Năm nay, Mồng 1/3 Âm lịch rơi vào thứ Ba, nên gia đình tôi quyết định nhờ bên quản trang hỗ trợ dọn dẹp mộ phần và làm lễ thanh minh online. Trong mâm lễ tôi đặt có cỗ chay và đầy đủ trái cây. Trong lúc quản trang hỗ trợ gia đình lên hương tại mộ phần thì chúng tôi dâng lễ, thắp hương tại bàn thờ gia tiên", chị Nhung cho hay.
Theo chị Nhung, nếu mộ phần gia tiên không bị lún sụt, cây cỏ mọc không quá rậm rạp thì giải pháp thanh minh online là thuận tiện nhất và rất tiết kiệm thời gian.
Bởi theo chị Nhung, một năm gần 10 lần lên nghĩa trang với quãng đường di chuyển gần 100km là quá xa xôi, không thuận tiện di chuyển, nhất là khi thanh minh rơi vào ngày làm việc trong tuần.
Tương tự gia đình chị Nhung, năm nay, ông P.H (xin được giấu tên, 63 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh) cũng vừa thực hành lễ Thanh minh bằng hình thức trực tuyến, kết nối thông qua thiết bị điện tử, do gia đình ông cách nghĩa trang hàng ngàn killomet.

Các quản trang đang thực hành lễ Thanh minh cho các gia đình và được ghi lại bằng thiết bị điện tử. Sau đó, những hình ảnh này sẽ được gửi cho gia chủ. Ảnh: NVCC
Ông H cho biết, gia đình ông ở TP. Hồ Chí Minh nhưng mộ phần bố ruột của ông H là N.P.A đặt tại công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Hòa Bình) nên năm nay, ông nhờ quản trang thay con cháu hỗ trợ, làm sạch mộ phần và sắp lễ, thắp hương tại mộ.
"Nếu tảo mộ tại mộ phần người thân, gia đình tôi phải di chuyển ra Hà Nội bằng máy bay, sau đó, thuê xe di chuyển từ Hà Nội lên Hòa Bình. Việc di chuyển và đi lại quá cồng kềnh. Mặc dù cúng online giải pháp tình thế, buộc gia đình tôi phải lựa chọn nhưng việc thực hành tâm linh bằng hình thức online rất thuận tiện cho những gia đình ở quá xa mộ phần người thân như gia đình tôi", ông H cho hay.
Ông Hào cho rằng: "Năm nay, tôi chủ động liên hệ nghĩa trang để đặt vấn đề hỗ trợ sắp lễ. Lễ của gia đình tôi năm nay chuẩn bị cho mộ phần bố là mâm cúng chay 7 món, cùng lễ vật là hương – hoa – trà - quả…".
Theo ông H, khi ban thờ của đại gia đình ông ở Sài Gòn đã đầy đủ các lễ vật, thì tại mộ phần người thân của ông H ở Hòa Bình, tất cả lễ vật, hương - hoa - quả - thực cũng được bày biện đầy đủ, tươm tất. Khi các mâm lễ ở hai đầu Nam – Bắc đều đã tươm tất, đẹp mắt, cũng là lúc bắt đầu thực hiện lễ Thanh minh, khoảnh khắc tưởng nhớ đấng sinh thành bắt đầu diễn ra và được ghi lại bằng chiếc máy tính bảng.
Sau đó, những hình ảnh ghi lại này được chuyển đến các gia chủ thông qua một phần mềm trực tuyến. Hình ảnh này cũng sẽ được các gia chủ truyền tay nhau cùng xem hoặc lưu lại.
Cùng ngày, trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Ngọc Trâm – người chuyên thực hành nghi thức lễ tại mộ phần ở nghĩa trang Lạc Hồng Viên cho biết, khoảng 2 tuần cận kề ngày Mồng 1 tháng 3 Âm lịch, số lượng người có nhu cầu hỗ trợ về thanh minh online tương đối đông. Trung bình một ngày có khoảng 3-5 gia đình cần hỗ trợ thanh minh online.
"Chúng tôi hỗ trợ các gia đình dọn dẹp mộ phần, chuẩn bị mâm lễ và lên hương cho các gia đình. Chúng tôi sẽ quay lại quá trình thực hành lễ thanh minh này và gửi cho gia chủ. Một mặt, gia chủ làm lễ tại nhà. Như vậy, rất thuận tiện cho gia chủ", bà Trâm cho hay.

Muốn dùng điều hoà bền và tiết kiệm điện hãy dựa vào những tiêu chí này

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm
Xu hướng - 4 giờ trướcĐây là phế phẩm của một loài giáp xác chưa được khai thác đúng tiềm năng.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội
Xu hướng - 2 ngày trướcGĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.

Theo quy định mới, Việt Nam có thể chỉ còn 3 doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất vàng?
Xu hướng - 3 ngày trướcGĐXH - Theo dự thảo sửa đổi Nghị định 24, doanh nghiệp muốn được cấp phép sản xuất vàng miếng phải có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng. Nếu theo quy định này, Việt Nam chỉ có 3/38 doanh nghiệp, ngân hàng đủ điều kiện sản xuất vàng.

Vượt xa Campuchia, Thái Lan, một mặt hàng của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, chiếm tới 97%
Xu hướng - 4 ngày trướcMặt hàng này của Việt Nam hiện rất được ưa chuộng tại Trung Quốc.

Nông sản Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh
Xu hướng - 1 tuần trướcCác mặt hàng tiêu dùng, nguyên liệu sản xuất, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm.

Chợ nhà Xanh - nơi được mệnh danh là 'thiên đường mua sắm' ảm đạm đến lạ thường!
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Không còn giữ được cảnh nhộn nhịp như trước, chợ Nhà Xanh trên tuyến đường Phan Văn Trường (Cầu Giấy, Hà Nội) bỗng nhiên vắng lặng, nhiều ki-ốt đóng cửa không bán hàng.

Người Trung Quốc thừa nhận 'ăn đứt' hàng nội, 'sản vật trời ban' của Việt Nam được săn lùng với giá đắt đỏ, xuất khẩu bỏ xa cả thế giới
Xu hướng - 1 tuần trướcViệt Nam hiện đứng đầu thế giới về xuất khẩu loại hạt này.

Một loại lá dân dã của Việt Nam bất ngờ được săn lùng với giá đắt đỏ: Xuất khẩu tăng 300%, là vị dược liệu quý hiếm ít quốc gia sở hữu
Xu hướng - 1 tuần trướcLoại lá này còn là bài thuốc quý đối với sức khỏe với những công dụng bất ngờ.

Loại quả đắt đỏ bậc nhất thế giới, từng có giá 15 triệu đồng/kg, ở Việt Nam cũng trồng
Xu hướng - 1 tuần trướcLoại quả này có giá cả đắt đỏ do quy trình trồng trọt tốn rất nhiều công sức. Tại Việt Nam cũng đã có người trồng thành công loại quả này.

Hàng trăm ki-ốt ở chợ Rồng Nam Định đồng loạt đóng cửa, quang cảnh đìu hiu
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Những ngày gần đây, chợ Rồng ở TP Nam Định, nơi vốn vô cùng sầm uất bỗng trở nên vắng lặng lạ thường khi hàng trăm ki-ốt bất ngờ đồng loạt đóng cửa.

Một mặt hàng của Việt Nam ngày càng đắt hàng tại Nga: Thu gần 64 triệu USD kể từ đầu năm, nước ta xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới
Xu hướngNga đã chi 64 triệu USD nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam kể từ đầu năm.