Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Điểm mặt” những chung cư nơm nớp lo… cháy!

Thứ tư, 07:00 24/05/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Mùa hè đến, hàng chục nghìn người dân đang sống trong các khu tập thể cũ kỹ được xây dựng từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước ở Hà Nội lại nơm nớp lo “bà hỏa” có thể ghé thăm bất cứ lúc nào.

Sống cạnh tủ điện ở số 1 Tôn Đản, người dân luôn nơm nớp với nỗi lo cháy. Ảnh: HP
Sống cạnh tủ điện ở số 1 Tôn Đản, người dân luôn nơm nớp với nỗi lo cháy. Ảnh: HP

Dây điện bao vây “nhà xuyên hai thế kỷ”

Có thể điểm danh hàng trăm con ngõ “khổ” vì chật chội, cũ kỹ và khu tập thể có tuổi đời nửa thế kỷ trở lên đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng trên địa bàn Thủ đô.

Khu tập thể E4 Tôn Thất Tùng cách Trường ĐH Y một con đường nhỏ là ví dụ. Khu nhà được xây dựng từ năm 1974, mục đích ban đầu là nhà làm việc cho nên mỗi căn hộ chỉ có diện tích 12m2, không có bếp, không có khu vệ sinh riêng. Đến năm 1984, nhà E4 được phân cho cán bộ, nhân viên của trường ĐH Y ở. Từ khi được phân nhà, các hộ gia đình đã tự cơi nới, xây dựng thêm nhà bếp và nhà vệ sinh.

Tại đây, lối vào hành lang các nhà chỉ đủ cho hai người lớn tránh nhau, cầu thang loang lổ vì bong tróc và những búi dây điện mắc loằng ngoằng hoặc chạy dọc như những con rắn khổng lồ vắt từ nhà này sang nhà khác càng làm tăng thêm nguy cơ xảy cháy. Bà Phạm Thị Thu (ở tổ 52, khu tập thể E4) cho biết, tình trạng dây điện chạy tự do và việc cơi nới thêm của cư dân ở đây đã xuất hiện từ vài chục năm nay. Theo bà Thu, mùa hè ở những căn phòng chật chội nơi đây nóng hầm hập, điều hòa chạy cũng không lại được.

Khu nhà gỗ ở phố Hàm Tử Quan, phường Chương Dương được xây dựng từ những năm 50 - 60 của thế kỷ trước cũng là một “điểm đen” về nguy cơ cháy. Khoảng 10 năm gần đây, khu vực này đã có ít nhất 4 vụ cháy xảy ra khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh trắng tay, vụ cháy nhà B8 vào cuối tháng 8/2012 là một ví dụ. Khu tập thể này có vài chục hộ định cư lâu năm trên một khoảng không gian với tổng diện tích chỉ 500 m2. Phía mặt ngoài, như mọi khu tập thể cũ khác, hàng quán bao vây chặt lấy ngôi nhà. Phía trong, phần lớn các căn hộ bằng gỗ đã mục nát, hệ thống cửa vá víu, đường điện chạy lộn xộn. Người dân trong những căn hộ tập thể này ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nếu không ra khỏi nhà. Trong nhà, điện luôn phải sáng suốt ngày đêm. Những căn phòng gỗ khoảng 10 - 25m2 là nơi diễn ra tất cả sinh hoạt của người dân, kể cả việc đun nấu bằng bếp than. “Bà hỏa” có thể ập đến bất cứ lúc nào.

“Chuồng cọp” cản chữa cháy

Đường điện nước chằng chịt khu tập thể E4.
Đường điện nước chằng chịt khu tập thể E4.

Tại các khu tập thể Trung Tự, tập thể Kim Liên, Phạm Ngọc Thạch thuộc quận Đống Đa và hầu hết các khu tập thể cũ ở Hà Nội nhan nhản những “chuồng cọp”. Bắt đầu vào mùa nắng nóng, năm nào, Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) cũng cảnh báo, không nên cơi nới “chuồng cọp” tại các tòa nhà, chung cư, vì khi hỏa hoạn xảy ra rất khó khăn cho công tác chữa cháy. Dù có phát tờ rơi, khuyến cáo người dân ở các khu tập thể nhưng họ vẫn bỏ ngoài tai, trong khi đó lực lượng PCCC chỉ có thể đưa ra khuyến cáo chứ không có thẩm quyền yêu cầu họ phải tháo dỡ được.

Lý do khiến người dân “sống liều” bởi vì diện tích nhà quá hẹp, số lượng nhân khẩu cứ sinh sôi theo từng năm, những khu nhà cũ kỹ còn phải oằn mình cõng thêm những chiếc “ba lô” từ 3 - 5 m2, thậm chí có những ba lô rộng đến hàng chục m2 để làm hẳn một phòng ngủ. Còn lại những không gian chiếm dụng trái phép và đầy nguy hiểm này dùng để phơi quần áo, đặt máy giặt, bếp lò hoặc làm nhà kho. Những khu tập thể bị bịt kín bởi “chuồng cọp” trở nên quá phổ biến. Phần “chuồng cọp” thường được đỡ bởi những ke bằng sắt hình chữ L, trên dưới, các bên hông bọc tôn chỉ để hở một khoảng nhỏ làm cửa sổ nên nếu có cháy xẩy ra làm cản trở lối thoát nạn, khiến việc tiếp cận rất khó khăn. Nếu hỏa hoạn xảy ra, buộc phải phá dỡ chuồng cọp mới tiếp cận được. Đó là chưa kể đến nguy cơ “chuồng cọp” gặp cháy lâu, có thể đổ sập, đe dọa tính mạng người dân.

Bà Phạm Thị Tr ở K9, Tập thể Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng chia sẻ, căn hộ nhà bà gần 40m2, những ba thế hệ ở, không cơi nới thì không biết sinh hoạt như thế nào. “Chuồng cọp đã làm được vài chục năm nay, an toàn lắm. Ở đây, việc cơi nới hầu như phổ biến mà”, bà Tr thản nhiên chia sẻ. Việc cơi nới “chuồng cọp” không những gây nguy hiểm cho các hộ bên dưới, mất mỹ quan, phá vỡ kiến trúc của tòa nhà mà còn tiềm ẩn không ít nguy hiểm khó lường nhất là khi có hỏa hoạn xảy ra.

Tuy chia sẻ vậy, nhưng nhắc đến hỏa hoạn, bà Tr công nhận là rất nguy hiểm khi mới đây, ở khu tập thể bên cạnh đã xảy ra một vụ cháy do chập điện ở một căn hộ tầng 4. Sau đó lửa bén lên tầng 5, khiến nhiều căn hộ khác cũng bị ảnh hưởng. Do cửa các căn hộ xảy ra cháy khóa trái, đầu các dãy nhà lại có cửa sắt, mặt ngoài khu nhà vướng đầy “chuồng cọp” nên công tác cứu chữa rất khó khăn. Khi lực lượng Cảnh sát PCCC có mặt, do không có mặt bằng để triển khai phương tiện phá dỡ, buộc họ phải thay nhau quai búa phá khóa, phá “chuồng cọp”... vất vả cứu người. “May không có thiệt hại về người. Về sau người ta nhắc nhau đi đâu phải cẩn thận kiểm tra điện, nước. Còn từ đó mà tháo gỡ chuồng cọp thì chưa thấy nhà nào sợ mà làm cả”, bà Tr nói tiếp.

Thực tế hiện nay, không chỉ những tập thể cũ, mà chuồng cọp cũng xuất hiện ở chung cư cao tầng mới. Tại khu tái định cư Đền Lừ, dành cho cư dân phải di dời giải phóng mặt bằng dự án cầu Vĩnh Tuy dù mới đưa vào sử dụng từ năm 2008 nhưng chỉ sau vài năm, người dân đã đua nhau cơi nới, dựng “chuồng cọp” ở hầu hết các tòa nhà chung cư A1, A2, A3, A4 và A5.

Hà Phương

Xem bé Đức Anh đọc Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 24 phút trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 15 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Top