Điểm mặt những thói quen hầu như ai cũng mắc nhưng lại gây ra căn bệnh nguy hiểm
GiadinhNet - Hiện nay, theo thống kê, ở nước ta có khoảng 800.000 người mắc suy thận ở giai đoạn cuối. Điều đáng nói, căn bệnh này xuất phát từ những thói quen tưởng chừng như rất đơn giản hàng ngày.
Bệnh lý về thận có thể gặp ở mọi lứa tuổi
Theo các bác sĩ, thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Chúng có vai trò lọc máu và điều tiết dịch cùng các chất khác trong máu. Khi thận “có vấn đề” sẽ kéo theo các cơ quan khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng nhất định.
Thực tế cho thấy, hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc các bệnh lý về thận, đặc biệt là tình trạng suy thận. Bệnh thận có thể gặp ở bất cứ nhóm tuổi nào, cả trẻ nhỏ, thiếu niên, thanh niên, người già, tuy nhiên, nhóm đối tượng dễ phát triển bệnh thận là những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh di truyền như thận đa nang; nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay bệnh bẩm sinh đường tiết niệu; bệnh Lupus ban đỏ hệ thống; bệnh phì đại và ung thư tuyến tiền liệt; dùng thuốc giảm đau chống viêm một số thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
Theo PGS.TS Đinh Thị Kim Dung, nguyên Trưởng khoa Thận Tiết niệu (Bệnh viện Bạch Mai), khi bị suy thận ở giai đoạn đầu, những triệu chứng khá mơ hồ, không rõ ràng nên dễ khiến người bệnh chủ quan. Giai đoạn này, người bệnh có thể chỉ cảm thấy mệt mỏi thoáng qua, da xanh phù nhẹ.
Đến khi có các triệu chứng rõ ràng hơn như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, da xanh… tức là bệnh suy thận đã tiến triển ở giai đoạn nặng. Khi đó, việc điều trị rất khó khăn.

Ăn quá mặn, uống ít nước, dùng kháng sinh và các chất kích thích... là những thói quen gây hại cho thận. Ảnh minh họa
Khi thận có diễn biến xấu thì nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra như thiếu máu, bệnh xương, tổn thương thần kinh và tăng huyết áp. Tổn thương thần kinh ngoại biên sẽ gây yếu chân, tay hay có cảm giác kiến bò, cảm giác nóng rát hay khó chịu và bứt rứt ở bàn chân, cẳng chân, dáng đi thay đổi.
Theo thống kê, hiện nay, ở nước ta có khoảng 800.000 người mắc suy thận ở giai đoạn cuối. Điều đáng nói, căn bệnh này xuất phát từ những thói quen tưởng chừng như rất đơn giản hàng ngày.
Một số thói quen gây hại cho thận như:
Ăn quá nhiều thịt
Thịt có nhiều chất đạm nên khi vào cơ thể sẽ hình thành nhiều axit, từ đó khiến thận phải làm việc quá mức mà không xử lý hết axit được, lâu dần thận sẽ bị hư tổn và hoạt động kém hiệu quả.
Ăn quá mặn
Đây được coi là nguyên nhân khiến nước trong cơ thể khó được bài tiết ra ngoài làm tăng thêm gánh nặng cho thận, suy giảm chức năng của thận.
Uống ít nước
Lười uống nước cũng chính là một thói quen gây ảnh hưởng đến chức năng đào thải độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể. Do đó, nếu không có đủ lượng nước cần thiết thì cơ thể sẽ chất chứa nhiều độc tố và làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh thận.
Thức đêm thường xuyên
Việc thức đêm thường xuyên sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học trong cơ thể, từ đó làm tăng gánh nặng bài tiết của thận và thận không có thời gian nghỉ sẽ suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
Lạm dụng thuốc Tây
Việc sử dụng thuốc đều đi qua hệ thống lọc của thận và thải ra ngoài, về lâu ngày sẽ gây tổn thương đến thận, làm giảm chức năng và dẫn đến hiện tượng suy thận.
Làm sao để phòng ngừa?
Theo các bác sĩ, cách phòng bệnh thận tốt nhất là uống đủ 1,5-2 lít nước/ngày. Uống nhiều nước sẽ giảm được nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, tập thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, hạn chế rượu bia, thuốc lá, không dùng thuốc kháng sinh bừa bãi để tránh việc thận phải hoạt động quá nhiều.
Để dự phòng các bệnh lý về thận có thể xảy ra, các chuyên gia khuyến cáo, người khỏe mạnh cũng nên đi kiểm tra chức năng thận định kỳ 3-6 tháng/lần bằng cách siêu âm và xét nghiệm máu. Với những người nghi ngờ mắc bệnh thận cần phải làm 3 xét nghiệm cơ bản là xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm.
Trong đó xét nghiệm máu cần làm ure, creatinin, đường huyết, axit uric, công thức máu, phân tích nước tiểu để đánh giá chức năng thận trong nước tiểu. Siêu âm giúp đánh giá được hình thái thận và tìm hiểu được một số nguyên nhân như sỏi, u nang hay có tình trạng ứ nước hay không.
N.Mai

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 phút trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 14 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 14 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 15 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...