eMagazine

Điểm nóng Đà Nẵng và toàn cảnh cuộc chiến COVID-19 giai đoạn mới - Ảnh 1.
Điểm nóng Đà Nẵng và toàn cảnh cuộc chiến COVID-19 giai đoạn mới - Ảnh 2.

Đến sáng 29/7, tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 là 446, trong đó có 27 người ở Đà Nẵng, 1 người ở Quảng Nam và 1 bệnh nhân ở Quảng Ngãi. Đây là những ca bệnh được phát hiện trong cộng đồng tại Việt Nam sau 99 ngày.

Điểm nóng Đà Nẵng và toàn cảnh cuộc chiến COVID-19 giai đoạn mới - Ảnh 3.

Mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới song với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ và sự đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và người dân, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, ngăn chặn được sự lây lan trong cộng đồng.

Điều này đã tạo điều kiện cho cuộc sống, xã hội được quay trở lại, trạng thái bình thường mới được thiết lập, Cùng với đó là hàng loạt chính sách kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ tái khởi động nền kinh tế sau COVID-19.

Với hơn 3 tháng không xuất hiện ca nhiễm mới trong cộng đồng, thậm chí nhiều người còn quên đi sự xuất hiện của COVID-19 mặc cho dịch bệnh vẫn đang hoành hành trên thế giới.

Từ công việc, cuộc sống hay các hoạt động văn hóa nghệ thuật đã được hoạt động bình thường trở lại, đáng chú ý là các điểm du lịch còn đang ghi nhận những điều tích cực khi lượng du khách đều đạt ở mức cao.

Điểm nóng Đà Nẵng và toàn cảnh cuộc chiến COVID-19 giai đoạn mới - Ảnh 4.

Tuy nhiên, khi COVID-19 dường như đang dần bị lãng quên thì chúng ta ghi nhận ca bệnh thứ 416 tại Đà Nẵng và chưa rõ nguồn lây bệnh.

Ngay lập tức, các phương án phòng chống COVID-19 được "tái khởi động" và sẵn sàng hoạt động. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân, đặc biệt là nơi có ca nhiễm mới bị xáo trộn đáng kể.

Các trường đại học ở Đà Nẵng hoãn thi, khuyến cáo sinh viên không tự ý rời khỏi thành phố, hàng quán đìu hiu dù đây đang đúng vào mùa cao điểm du lịch và chỉ vài ngày trước đó còn tấp nập người.

Phong tỏa Bệnh viện C Đà Nẵng, nhiều tỉnh thành yêu cầu cách ly người tới từ thành phố này. Các hãng bay thì tăng chuyến để giải tỏa lượng khách du lịch tại đây khi ước tính có tới 80.000 người có nhu cầu trở về địa phương khi đang đi du lịch.

Điểm nóng Đà Nẵng và toàn cảnh cuộc chiến COVID-19 giai đoạn mới - Ảnh 5.

Ngay sau khi có xác định có ca nhiễm mới thứ 416, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là TP Đà Nẵng bình tĩnh, xử lý, khoanh vùng khu vực bệnh nhân đã đến, sinh hoạt. "Đi từng ngõ, gõ từng nhà, truy vết tìm F0 tiếp tục được tổ chức quyết liệt, không thể chủ quan", Thủ tướng yêu cầu.

Đối với TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi, các ngành chức năng đã nhanh chóng vào cuộc xác minh những người có tiếp xúc với bệnh nhân lây nhiễm.

Điểm nóng Đà Nẵng và toàn cảnh cuộc chiến COVID-19 giai đoạn mới - Ảnh 6.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh thành phố triển khai rà soát năng lực xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại địa phương, chủ động chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực xét nghiệm tại chỗ. Ảnh minh họa

Đối với bệnh nhân số 416, ngành y tế đã xác định 1.079 trường hợp tiếp xúc trực tiếp (F1) và gián tiếp (F2). Trong đó, 288 trường hợp là F1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng (CDC) đã lấy 175 mẫu bệnh phẩm để tiến hành xét nghiệm. 107 mẫu đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Ngay sau đó chiều 26/7, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu Bệnh viện Đà Nẵng áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với toàn bộ nhân viên y tế, người phục vụ, người nhà bệnh nhân. Thời gian cách đối với bệnh viện ly từ 13h ngày 26/7 đến 9/8 và có thể gia hạn thêm dựa theo tình hình thực tế.

Điểm nóng Đà Nẵng và toàn cảnh cuộc chiến COVID-19 giai đoạn mới - Ảnh 7.

Đà Năng thực hiện phun khử trùng. Ảnh:TL

Đồng thời, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo giãn cách TP Đà Nẵng trong vòng 15 ngày.

Đối với bệnh nhân số 419 ở Quảng Ngãi, sau khi nhận xác định thông tin về bệnh nhân này, tỉnh đã tiến hành họp khẩn. Lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết theo điều tra truy vết bước 1, số trường hợp tiếp xúc gần (F1) với nam thanh niên 17 tuổi mắc COVID-19 là 127 người.

Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi cũng thông báo những người dân từng tiếp xúc gần với bệnh nhân 419 từ ngày 13/7 đến nay cần có biện pháp tự cách ly và theo dõi y tế hợp lý.

Điểm nóng Đà Nẵng và toàn cảnh cuộc chiến COVID-19 giai đoạn mới - Ảnh 8.

Mặc dù các tổ chức uy tín trong và ngoài nước vẫn khẳng định rằng, cho đến thời điểm này, công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam đã đạt được những thành công, nhưng diễn biến mới về những ca mắc từ cộng đồng tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi thực sự đang dấy lên mối lo ngại mới về một nguy cơ COVID--19 có thể bùng phát trở lại nếu công tác phòng, chống dịch chủ quan, lơ là. 

Điểm nóng Đà Nẵng và toàn cảnh cuộc chiến COVID-19 giai đoạn mới - Ảnh 9.

Và trên thực tế, điều đáng lo ngại là cho đến nay, mặc dù ca lây nhiễm đầu tiên sau 99 ngày không có ca nhiễm mới từ cộng đồng đã tiếp xúc với hàng trăm người nhưng cơ quan y tế, cơ quan quản lý vẫn chưa thể xác định được ca nhiễm có số 416 này lây nhiễm từ ai. Tức là chưa thể xác định được F0 của ca bệnh này.

Ngay sau đó, ngày 27/7, Bộ Y tế tiếp tục công bố thêm 11 ca nhiễm COVID-19 mới ở Đà Nẵng trong đó có 4 nhân viên y tế ở bệnh viện. Điều đó cho thấy nguy cơ cao cùng phát ổ dịch ở bệnh biện, đặt ra yêu cầu cấp thiết cho sự chủ động, vào cuộc đồng bộ của các cấp trong việc dập dịch ở đây.

Trong khi đó sáng 27/7, tại buổi họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, kết quả phân tích nguồn gene của virus từ các bệnh nhân cho thấy đây là chủng virus mới xuất hiện ở Việt Nam. Trước đây Việt Nam đã phát hiện ra 5 chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau.

Chủng này có đặc tính lây lan nhanh hơn so với các chủng trước đây đã ghi nhận. Tuy nhiên, chưa có căn cứ xác định độc lực của virus này tăng lên so với các chủng trước. Điều này càng đặt ra yêu cầu về sự nâng cao tinh cần tập trung đối với công tác.

Điểm nóng Đà Nẵng và toàn cảnh cuộc chiến COVID-19 giai đoạn mới - Ảnh 10.

Ảnh: VGP

Cũng trong sáng 27/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định tình hình dịch bệnh COVID-19 tại thành phố này đang diễn biến phức tạp, chưa tìm được ca F0.

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ tinh thần chủ động, không được để dịch bệnh lây lan từ Đà Nẵng ra cả nước cũng như toàn thành phố. Tuyệt đối không được chủ quan, không được mất cảnh giác cũng như không được hoang mang.

Điểm nóng Đà Nẵng và toàn cảnh cuộc chiến COVID-19 giai đoạn mới - Ảnh 11.

Ảnh: VGP

Yêu cầu đặt ra là "bằng mọi giá không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng ở Đà Nẵng và các địa phương khác", phải tập trung cao độ, phản ứng nhanh, hiệu quả, bằng sức mạnh tổng hợp, tổng lực; phải thần tốc, truy vết, xét nghiệm diện rộng cho những đối tượng cần thiết để ngăn ngừa có hiệu quả việc lây nhiễm.

Đối với TP Đà Nẵng, Thủ tướng đồng ý thực hiện giãn cách xã hội trên toàn TP Đà Nẵng theo Chỉ thị 19 ngày 24/4/2020 về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 với mức độ cao, thời gian thực hiện từ 0h ngày 28/7.

Không chỉ hai địa phương có phát hiện ca nhiễm mới, các tỉnh thành khác trong cả nước cũng đã chủ động trong việc phòng chống khi COVID-19 quay trở lại Việt Nam.

Các tỉnh thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang ban hành công văn khẩn về công tác phòng chống dịch tại địa phương, Thanh Hóa, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát sức khỏe với những người trở về từ Đà Nẵng.

Nguyên nhân, nguồn gốc lây bệnh mới chắc sẽ được các cơ quan chức năng sớm làm rõ và xử lý triệt để. Tuy nhiên, cũng không loại trừ việc quản lý có phần lơi lỏng đã dẫn đến hậu quả là đã có các ca nhiễm mới như trên.

Trong báo cáo với Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 ngày 25/7, theo ông Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, Đà Nẵng vừa phát hiện 52 trường hợp người nước ngoài (trong đó đa số người Trung Quốc) và Quảng Nam có 21 người nước ngoài nhập cảnh trái phép. Có một số người nước ngoài còn sử dụng giấy tờ giả để đi tới các địa phương khác.

Điểm nóng Đà Nẵng và toàn cảnh cuộc chiến COVID-19 giai đoạn mới - Ảnh 12.

Đối tượng cầm đầu đường dây đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Ảnh: CAĐN

Về phía người dân, trong thời gian qua, không phải không có những dấu hiệu cho thấy nhiều người cũng đã chủ quan do đã hơn 3 tháng không có ca nhiễm mới trong cộng đồng, rất nhiều người đã không còn đeo khẩu trang, thực hiện biện pháp phòng dịch ở nơi công cộng (xịt cồn rửa tay)...

Những trường hợp lây nhiễm mới trong cộng đồng vừa qua tại Đà Nẵng cũng rất có thể có phần là do họ không thực hiện các biện pháp phòng dịch cần thiết như Bộ Y tế khuyến cáo.

Tuy nhiên, nhìn về phía cơ quan quản lý, việc để tới 52 người nước ngoài tại Đà Nẵng và 21 người tại Quảng Nam nhập cảnh trái phép thực sự là một lỗ hổng về quản lý đòi hỏi cần gia tăng các biện pháp để thắt chặt quản lý.

Điểm nóng Đà Nẵng và toàn cảnh cuộc chiến COVID-19 giai đoạn mới - Ảnh 13.

Theo lãnh đạo Cục Cửa khẩu tại buổi họp chiều ngày 26/7 của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, từ ngày 1/6 tới nay, tình hình xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới tăng đột biến vì nhiều yếu tố khách quan khác nhau.

Trong đó, qua thống kê có 4.360 trường hợp vượt biên trái phép qua đường mòn, lối mở, nhiều nhất ở địa bàn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lào Cai… và 388 đối tượng nhập cảnh trái phép qua cửa khẩu chính ngạch với nhiều thủ đoạn tinh vi.

Mới nhất, cơ quan chức năng đã phát hiện thêm 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép ở sân bay Nội Bài. Đây thực sự là một vấn đề đáng báo động vì đó là nguy cơ lây nhiễm cao nếu như trong số những người nước ngoài trên, có những người nhiễm SARs-CoV-2 mà không được kiểm soát, họ thường xuyên di chuyển ở nơi công cộng và trên phạm vi rộng. Nhất là nhiều người trong số này lại đến từ vùng vẫn đang có dịch COVID-19 hoành hành, bùng phát trở lại (Trung Quốc).

Điểm nóng Đà Nẵng và toàn cảnh cuộc chiến COVID-19 giai đoạn mới - Ảnh 14.

Số ca nhiễm mới liên tiếp ghi nhận con số kỷ lục, số người không qua khỏi không ngừng tăng lên, một số quốc gia buộc phải thực hiện lại công tác giãn cách xã hội sau khi ca nhiễm mới không ngừng tăng lên.

Điểm nóng Đà Nẵng và toàn cảnh cuộc chiến COVID-19 giai đoạn mới - Ảnh 15.

Nếu theo dõi tình hình thế giới, chắc hẳn không ít người sẽ cảm thấy "may mắn" khi đang được sống tại Việt Nam. Và để đạt được điều đó, chúng ta không thể quên những ngày tháng cam go chống dịch của toàn dân tộc, sự cố gắng của tất cả mọi người ở những giờ phút nhạy cảm, nếu không làm tốt thì hậu quả có thể khó hình dung khi chúng ta có thể tự hào với đội ngũ y bác sĩ giỏi nhưng cơ sở vật chất thì không thể nào đáp ứng nổi nhu cầu thực tại.

Vậy mà vẫn có không ít người vì lợi ích cả nhân mà sẵn sàng đánh đổi sự bình yên của cả đất nước. Một thành phố du lịch đang vào mùa cao điểm bỗng dưng vắng hoe ở các hàng quán, nhiều hộ kinh doanh như ngồi trên đống lửa khi vừa vượt qua được giai đoạn khó khăn, việc kinh doanh chỉ vừa quay trở lại thì nay lại thấp thỏm lo âu.

Điều đáng nói, những người thực hiện đưa người nhập cảnh trái phép về Việt Nam công khai đăng thông tin trên mạng. Đủ các hình thức được chào mời, từ việc nhập cảnh có cách ly, nhập cảnh không cách ly hay việc lựa chọn địa điểm, đường mòn lối mở thuận tiện cho người nhập cảnh vào Việt Nam được các đối tượng công khai trên mạng xã hội.

Đây thực sự là một vấn đề đáng báo động vì đó là nguy cơ lây nhiễm cao nếu như trong số những người nước ngoài trên, có những người nhiễm SARs-CoV-2 mà không được kiểm soát, họ thường xuyên di chuyển ở nơi công cộng và trên phạm vi rộng. Nhất là nhiều người trong số này lại đến từ vùng vẫn đang có dịch COVID-19 hoành hành, bùng phát trở lại (Trung Quốc).

Chưa thể khẳng định đây là nguồn lây nhiễm cho những ca bệnh mới được phát hiện tại Việt Nam, tuy nhiên việc này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho việc lây nhiễm COVID-19 từ bên ngoài đất nước.

Do đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc nhập cảnh trái phép ở các cửa khẩu, đường mòn khu vực biên giới, ngăn chặn kịp thời các hành vi đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Nếu làm được việc này thì công sức của toàn xã hội mới có thể đưa đến kết quả tốt nhất cho công tác phòng chống COVID-19 như đã đạt được ở giai đoạn trước.

Điểm nóng Đà Nẵng và toàn cảnh cuộc chiến COVID-19 giai đoạn mới - Ảnh 16.
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top