Hà Nội
23°C / 22-25°C

Diễn biến dịch sốt XH: Bùng phát mạnh

Thứ hai, 08:41 04/07/2011 | Y tế

GiadinhNet - TS.Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết dịch SXH năm 2011 xuất hiện sớm và bùng phát mạnh hơn so với năm 2010.

TS.Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, dịch sốt xuất huyết (SXH)  năm 2011 xuất  hiện  sớm và  bùng phát mạnh hơn so với năm 2010. Số lượng người mắc SXH ngày càng tăng. Dịch SXH thường xảy ra ở khu đông dân cư, môi trường ô nhiễm và thiếu nước sạch sinh hoạt.

Nguồn bệnh xuất phát từ kênh rạch ô nhiễm    

TP HCM có 1.800km chiều dài sông, kênh, rạch. Người dân sinh sống dọc các con kênh này khá đông. Nhiều nơi, nước sinh hoạt chưa đến được với người dân nên việc sử dụng nước bẩn hoặc mua nước tích trữ trong các thùng, lu là môi trường sống lý tưởng cho loăng quăng.

Dọc kênh Tàu Hủ (Q.6, TP HCM) có rất nhiều ghe thuyền của những thương lái ở miền Tây lên Sài Gòn buôn bán. Đây cũng là một trong những nguồn phát sinh rác thải khiến các khu dân cư bên kênh Tàu Hủ trở thành "điểm nóng" về SXH.
 

Kênh bẩn là nguồn lây bệnh SXH. Ảnh: TL

Các con kênh khác "nổi tiếng" về mức độ ô nhiễm như kênh Hy Vọng, kênh Tân Trụ luôn bị tắc nghẽn, hôi thối. Dòng kênh luôn ứ đọng rác từ các cơ sở nhuộm, may, các hộ gia đình buôn bán hàng rong, chăn nuôi gia súc, gia cầm thải xuống. Đây là điều kiện cho loăng quăng, muỗi sinh sản và phát triển. Đây là "ổ muỗi" chứa nguồn gây bệnh. Chị Lê Thị Minh, một người dân sống ven dòng kênh cho biết: Chúng tôi sống chung với muỗi. Trẻ con và người lớn ở đây đều từng bị SXH. Cũng giăng màn ngủ, mua hương diệt muỗi nhưng không tránh hết được”.

Tháng 9 - 10 có thể là đỉnh dịch

TS.Trần Ngọc Hữu - Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cho biết, dịch SXH năm 2011 xuất hiện sớm và bùng phát mạnh hơn so với năm 2010. Theo các kết quả giám sát bệnh thì đang có sự chuyển đổi của 4 týp huyết thanh dengue. Rất có thể các týp 2, 3 sẽ chiếm ưu thế so với týp 1 như các vụ dịch trước. Mỗi lần có sự chuyển đổi týp huyết thanh dengue thì số người cảm nhiễm với virus SXH sẽ tăng lên. Một số địa bàn trọng điểm của dịch SXH tuy bệnh chưa vào mùa nhưng các ca bệnh đã cao hơn mọi năm.

Điều đáng lo ngại là những năm gần đây SXH xuất hiện thường xuyên. Số người mắc bệnh càng lúc càng tăng, không như trước đây, SXH thường có chu kỳ, cứ khoảng 4 năm mới có một trận đại dịch.

Theo BS. Lê Bích Liên, Phó Giám đốc, Trưởng khoa SXH BV Nhi Đồng 1, TP HCM thì hiện nay, SXH đã vào mùa, số trẻ nhập viện vì SXH bắt đầu tăng. Nếu như trước đây chỉ có 40 - 50 trẻ điều trị nội trú về SXH nay đã tăng lên gần 70 trẻ. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, số trẻ điều trị cũng tăng lên 5 - 6% so với trước.

"Môi trường  sống, điều kiện vệ sinh kém là nguồn lây bệnh chính. Chưa kể đến một trong những lý do khiến SXH gia tăng là việc cung cấp nước sạch còn quá yếu. Người dân phải trữ nước để sử dụng, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi đẻ loăng quăng. Muốn giảm được bệnh SXH, một trong những vấn đề quan trọng là cải thiện môi trường, giải quyết tốt việc cung cấp nước sạch tốt” BS Liên nói.

Còn theo BS.Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM thì 6 tháng đầu năm 2011, TP HCM đã có khoảng 4.500 người SXH, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, cách phòng ngừa SXH mới chỉ thực hiện diệt muỗi, loăng quăng ở trong nhà. Thậm chí ngay cả trong nhà, việc diệt muỗi, loăng quăng cũng chưa đúng yêu cầu, do điều kiện, hoàn cảnh khiến người dân không thể tuân thủ như yêu cầu của y tế dự phòng. "Nếu không có biện pháp căn cơ, kịp thời thì dịch SXH sẽ bùng phát mạnh, gây nguy hiểm vào đỉnh dịch tháng 9 và 10 tới"- BS.Thọ cảnh báo.

Diễn biến khó lường
 

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tùng, Phó Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu: SXH là căn bệnh truyền nhiễm hết sức nguy hiểm, chưa có thuốc đặc trị. Dịch bệnh lây lan ra cộng đồng rất nhanh do vật trung gian truyền bệnh là muỗi, khi bị bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong rất cao. Trung bình hàng năm cả nước có từ 75.000 - 100.000 trường hợp mắc bệnh SXH, số ca tử vong khoảng 100 người.

Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay có hơn 200 ca mắc SXH, tập trung những nơi đông dân cư, nhiều học sinh, sinh viên và lao động ngoại tỉnh như: Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Đống Đa...Các năm trước, dịch thường bùng phát vào tháng 6, 7, đỉnh dịch vào tháng 9, 10 và kết thúc vào tháng 11, 12, nhưng những năm gần đây, SXH nhiều khi không theo quy luật, có thể  bùng phát bất cứ lúc nào.

Còn ở Tây Ninh, từ đầu năm đến nay đã có 458 ca mắc SXH, trong đó nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng SXH độ III - IV. Trong tháng 6, số ca nghi nhiễm mới là 257, tăng gấp đôi so với 5 tháng trước đó (201 ca). 2 tháng gần đây, dịch SXH tăng khoảng 3 lần so với cùng kỳ năm 2010. Khu vực bị nhiễm SXH nhiều nhất là huyện biên giới Tân Châu với 129 ca, tập trung ở các xã Tân Hà, Tân Hội, Suối Ngô... Hiện nay, bệnh SXH đang diễn biến phức tạp, có nguy cơ lan rộng, bùng phát thành dịch, với nhiều ổ dịch tồn tại ở hầu hết các huyện trong tỉnh.

Sở Y tế Tây Ninh đã yêu cầu các địa phương tập trung đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền phòng, chống SXH trong cộng đồng; đồng thời vận động người dân tham gia phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh, diệt loăng quăng, diệt muỗi và phun hóa chất diệt muỗi; tăng cường giám sát chặt chẽ bệnh SXH, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch; thường xuyên kiểm tra các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn... Trung tâm Y tế dự phòng yêu cầu các địa phương triển khai phun thuốc diệt loăng quăng, vệ sinh môi trường, nhất là khu vực biên giới, gần sông suối.

Trong khi đó tại Bạc Liêu, từ đầu năm đến nay đã xảy ra hàng chục ổ dịch SXH, gần 450 người mắc bệnh, 1 ca tử vong. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 4 - 5 năm bệnh SXH lặp lại chu kỳ dịch bệnh. Chiếu theo chu kỳ trên, năm nay tỉnh Bạc Liêu đang nằm trong năm chu kỳ cao điểm của dịch bệnh SXH, nhất là hiện nay đang ở cao điểm của mùa mưa, nhiều khả năng dịch bệnh phát triển mạnh trong thời gian tới. 

H.Trang - T.Lực

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 4 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 4 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top