Diễn viên Thái Hòa bị đột quỵ trong lúc đưa con đi học, đây là lời cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của đột quỵ xuất huyết não
GĐXH - Trường hợp của diễn viên Thái Hòa là một lời cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của đột quỵ xuất huyết não, căn bệnh có thể xảy đến bất ngờ và để lại những di chứng lâu dài.
Diễn viên Thái Hòa bị đột quỵ xuất huyết não khi đưa con đi học
Diễn viên Thái Hòa là gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình Việt Nam. Anh đóng nhiều vai phụ và để lại ấn tượng trong các vai diễn trong phim như: Khi đàn chim trở về (2003), Qua ngày giông bão (2012) và làm tổ chức sản xuất một số sitcom Cái lý cái tình, Sống chậm…
Chia sẻ với đồng nghiệp của chồng, vợ cũ của Thái Hòa kể rằng, sau khi ly hôn hơn 1 năm, anh thuê nhà ở khu vực Thanh Nhàn (Hà Nội), sống cùng 2 con nhỏ. Trong một lần đang đưa đón con đi học, anh bất ngờ bị đột quỵ do xuất huyết não, anh ngã gục giữa đường và được đưa vào Bệnh viện Thanh Nhàn cấp cứu.
Nhờ được xử lý kịp thời, anh vượt qua cơn nguy kịch, nhưng di chứng để lại rất nặng nề, phải nằm một chỗ suốt 6 tháng qua. Hiện, anh ở cùng gia đình chị gái tại Hải Dương.

Diễn viên Thái Hòa khi bị liệt nửa người
Sáng 7/5, khi đồng nghiệp tới thăm, anh đã tỉnh táo hơn, nhận ra mọi người. Tuy nhiên, anh vẫn bị liệt hẳn một nửa người, nửa còn lại liệt rung và chưa nói được. Thái Hòa không chỉ đối diện với những di chứng nặng nề của đột quỵ mà còn phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn khi không có bảo hiểm và nguồn tài chính để lo cho việc chữa trị.
Trường hợp của diễn viên Thái Hòa là một lời cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của đột quỵ - xuất huyết não. Căn bệnh có thể xảy đến bất ngờ và để lại những di chứng lâu dài, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời, di chứng sẽ để lại sẽ giảm đi rất nhiều.
Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ xuất huyết não
Triệu chứng của đột quỵ xuất huyết não có thể phát triển nhanh chóng và rất đa dạng, tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của xuất huyết, cụ thể:
- Đau đầu dữ dội: Một trong những triệu chứng đặc trưng của đột quỵ xuất huyết não là cơn đau đầu đột ngột và rất dữ dội. Cơn đau xuất hiện rất nhanh và mạnh, người bệnh có thể chưa từng trải qua trước đó.
- Nôn mửa: Do sự áp lực trong não tăng lên, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng buồn nôn và nôn mửa.
- Mất thăng bằng hoặc chóng mặt: Bệnh nhân có thể cảm thấy chóng mặt hoặc mất thăng bằng, khó đứng vững hoặc di chuyển.
- Cứng cổ: Cổ có thể bị cứng và đau, đây là triệu chứng của xuất huyết dưới nhện, nơi máu tràn vào không gian bao quanh não và tủy sống.

Ảnh minh họa
- Yếu liệt hoặc tê tay chân: Một bên cơ thể có thể bị yếu hoặc tê liệt, đặc biệt là khi đột quỵ ảnh hưởng đến các vùng điều khiển vận động trong não.
- Rối loạn ngôn ngữ: Người bệnh có thể gặp triệu chứng khó khăn trong việc nói, hoặc không thể nói rõ ràng, thậm chí không thể hiểu được ngôn ngữ.
- Suy giảm thị lực hoặc nhìn mờ: Bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề về thị lực như mờ mắt hoặc mất hoàn toàn thị lực.
- Co giật: Đột quỵ xuất huyết não có thể gây ra co giật, điều này thường xảy ra khi xuất huyết ảnh hưởng đến các khu vực điều khiển sự phát triển thần kinh.
Cách phòng ngừa đột quỵ xuất huyết não
Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ xuất huyết não. Bạn có thể kiểm soát huyết áp bằng thuốc và lối sống lành mạnh để giúp giảm nguy cơ đột quỵ xuất huyết não.
Kiểm soát cholesterol: Cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, một tình trạng làm suy yếu thành mạch máu. Kiểm soát cholesterol bằng thuốc và lối sống khoa học có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ xuất huyết não.
Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ xuất huyết não. Bỏ thuốc lá có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ xuất huyết não.
Hạn chế uống rượu: Uống rượu quá nhiều có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết não. Hạn chế uống rượu có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ xuất huyết não.
Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi,… Đa dạng các loại thực phẩm cũng giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể và hạn chế nguy cơ đột quỵ cũng như các bệnh lý khác.
Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày, bạn nên duy trì vận động từ 20 – 30 phút để giúp hạn chế béo phì, kiểm soát tốt lượng cholesterol, cải thiện sức khỏe.
Tầm soát định kỳ: Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát đột quỵ để bác sĩ có thể phát hiện và điều trị kịp thời các yếu tố nguy cơ của đột quỵ xuất huyết não.

Người phụ nữ 51 tuổi phát hiện ung thư đại tràng ngang từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Trước khi phát hiện ung thư đại tràng ngang, người phụ nữ này thường xuyên bị đau bụng, chướng bụng nhưng nghĩ đó là cơn đau do ăn uống không tiêu nên bà tự mua thuốc uống tại nhà.

Người phụ nữ 31 tuổi triglyceride trong máu vượt quá 45 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - 4 tháng liên tiếp, người phụ nữ này liên tục ăn lẩu, đồ nướng và trà sữa. Không chỉ vậy, cô thường xuyên đi ngủ lúc 3h và thức dậy lúc 15h, gần như đảo ngược nhịp sinh học ngày và đêm.

7 ngày làm theo 'chanh liều cao', cô gái trẻ cầu cứu bác sĩ
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcCô gái lên nhóm "chanh liều cao" thấy mọi người mách dùng nước cốt bôi lên da trị mụn. Kết quả sau 5 ngày làm theo, mặt bắt đầu viêm da, sưng tấy, bỏng rát.

Người phụ nữ 67 tuổi bỏ lỡ cơ hội điều trị ung thư vú giai đoạn 0 vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Phát hiện ung thư vú giai đoạn 0 nhưng nghĩ mình cao tuổi, đang suy thận mạn giai đoạn 4, cao huyết áp, lại sợ phẫu thuật gặp nguy hiểm... nên bà T. quyết định không điều trị.

Quan niệm người bị u tuyến giáp phải tuyệt đối kiêng ăn rau họ cải, bác sĩ nói gì?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh u tuyến giáp thường truyền tai nhau là phải tuyệt đối tránh xa những loại rau thuộc họ cải. Điều này có đúng không?

Nắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiệt độ tác động phần nào đến việc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Vì vậy, cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, tham khảo bác sĩ để điều chỉnh liều lượng insulin và chế độ ăn uống hợp lý.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì bị vỡ phình động mạch chủ bụng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, đau lan ra sau lưng, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcKhi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.