Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều cần biết về bệnh nấm âm đạo

Thứ ba, 13:25 22/07/2014 | Sống khỏe

Nấm âm đạo là loại nấm sống trong âm đạo với số lượng nhỏ, trở thành bệnh khi các tế bào nấm này phát triển quá mức.

Đây là bệnh phổ biến, mặc dù có thể gây nhiều khó chịu, nhưng nó không phải bệnh nguy hiểm và dễ điều trị. Hầu hết bệnh gây ra bởi loại nấm có tên gọi Candida albicans.

Âm đạo khỏe mạnh có nhiều loại vi khuẩn và ít tế bào nấm. Loại vi khuẩn phổ biến nhất Lactobacillus acidophilus, là loại vi khuẩn giúp kiểm soát các loại sinh vật khác như nấm.

Khi có điều xảy ra gây mất cân bằng giữa những sinh vật này, nấm có thể phát triển quá nhiều và gây ra các triệu chứng khó chịu. Đôi khi cả việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng gây mất cân bằng môi trường âm đạo. Nồng độ estrogen cao do mang thai hay các liệu pháp điều trị hormone có thể cũng gây ra sự mất cân bằng. Tương tự với các tình trạng bệnh như tiểu đường, HIV…

Nhiễm nấm gây ngứa hay sưng âm đạo và đôi khi gây đau, rát khi đi tiểu hay quan hệ tình dục. Một số phụ nữ cũng tiết ra các khối nhầy đặc màu trắng không mùi. Những triệu chứng này thường xảy ra trong tuần trước khi có kinh.

Nhiễm nấm âm đạo thường dễ bị nhầm với các tình trạng sức khỏe khác. Hãy đi khám nếu bạn thấy các triệu chứng khác lạ hoặc có thai để được bác sĩ khám cụ thể.

Nếu từng bị nhiễm nấm và có thể tự nhận biết dấu hiệu trong điều kiện bạn không có thai, bạn có thể tự điều trị tại nhà, sử dụng thuốc không cần kê đơn. Bạn có thể dùng kem chống nấm hay hoặc dùng thuốc đạn đặt vào âm đạo hay uống thuốc chống nấm. Nếu các triệu chứng bệnh nhẹ, bạn có thể theo dõi xem chúng có tự biến mất hay không.

Nhiễm nấm rất phổ biến khi mang thai. Nếu đang mang thai, bạn không dùng thuốc trị nấm mà không được sự cho phép của bác sĩ. Nếu dùng kem hay thuốc đạn điều trị nấm, không nên tránh thai chỉ bằng bao cao su hay màng chắn thai, bởi dầu trong một số loại thuốc đặt có thể làm hỏng lớp vỏ bao cao su hay màng chắn, làm mất hiệu quả tránh thai.

Nhiều phụ nữ bị tái nhiễm nấm nhiều lần. Nếu bạn bị tái lại trên 4 lần mỗi năm thì cần đi khám để được kiểm tra xem liệu bệnh có do nguyên nhân khác như tiểu đường hay không.

Điều cần biết về bệnh nấm âm đạo 1
Ảnh minh họa.
 
Nếu vệ sinh đúng cách, bạn có thể ngăn ngừa bệnh.
 
- Giữ khu vực âm đạo sạch sẽ. Dùng nước hay xà phòng không mùi có tính kiềm nhẹ. Lau khô.

- Sau khi đi vệ sinh, lau từ trước ra sau để tránh nấm lan rộng hay các vi khuẩn từ hậu môn lan ra khu vực âm đạo hay niệu đạo.

- Mặc đồ lót giúp giữ vùng kín khô và không gây ẩm hay nóng. Nên sử dụng đồ lót làm từ cotton.

- Tránh mặc quần áo bó sát làm tăng độ nóng và ẩm ở khu vực bộ phận sinh dục.

- Thay đồ bơi ngay sau khi bơi. Mặc đồ bơi ướt nhiều giờ có thể khiến khu vực sinh dục ấm và ẩm.

- Thường xuyên thay băng vệ sinh.

- Không thụt rửa hay dùng tampon khử mùi hay chất xịt, bột thơm hay nước hoa cho khu vực này. Chúng có thể gây mất cân bằng sinh vật trong âm đạo.

Theo VnExpress

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 9 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 15 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 16 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 18 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top