Điều gì khiến bé 3 tuổi bị nhốt vào tủ đông may mắn sống sót một cách kỳ diệu?
GiadinhNet – Các chuyên gia nhận định, việc bị nhốt trong tủ cấp đông với không gian chật hẹp và nhiệt độ thấp rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nếu không được phát hiện kịp thời, hoàn toàn có thể dẫn tới tử vong.

2 ngày qua, vụ việc cháu N.H.Đ (sinh năm 2019, trú tại xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, Hà Nam) bị đối tượng Nguyễn Trường Giang (sinh năm 1997, trú tại xã Chính Lý, Lý Nhân) bạo hành, nhốt vào tủ cấp đông đang khiến dư luận phẫn nộ.
Tại cơ quan công an, đối tượng Giang khai nhận đã bịt miệng, bóp cổ và đập mạnh đầu cháu xuống sàn nhà làm bé Đ. bất tỉnh và cho vào thùng carton, đặt trong ngăn đông của tủ lạnh bảo ôn.
Sau đó, cháu bé được người nhà phát hiện trong tình trạng toàn thân lạnh ngắt, tím tái, được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương, rồi tiếp tục chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.

Bé Đ khi được cấp cứu kịp thời, sức khỏe đã dần ổn định. Ảnh BVCC
Theo PGS.TS Tạ Anh Tuấn - Trưởng Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, việc nhốt trẻ trong tủ cấp đông sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy, từ đó gây ngạt. Cùng với đó, nhiệt độ thấp trong tủ cấp đông (thường dưới 0 độ C) làm thân nhiệt của trẻ giảm, sẽ gây rối loạn đến chuyển hoá trong cơ thể.
Cả hai lý do trên dẫn tới suy chức năng các cơ quan, hiểm họa cho tính mạng của trẻ, thậm chí gây tử vong.
Cũng theo phân tích của các bác sĩ, để đảm bảo hoạt động tốt nhất của các cơ quan, nhiệt độ cơ thể thường duy trì tốt nhất là 37 độ C. Do nhiều yếu tố (môi trường, bệnh lý...) nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao hơn hoặc xuống thấp hơn.
Nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường (trạng thái hạ thân nhiệt) và kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như: tim mạch, hệ thần kinh, tiêu hóa…
Điều đáng nói, cơ thể con người bị hạ thân nhiệt nguy hiểm hơn nhiều so với sốt, tăng thân nhiệt vì hạ thân nhiệt sẽ gây ngừng toàn bộ các quá trình như ngừng tim, tuần hoàn, ngừng các chức năng cơ thể như hô hấp, tiêu hóa, thần kinh… Nếu không kịp thời xử lý tăng thân nhiệt, người bệnh có thể bị đe dọa đến tính mạng.
Đề cập đến việc cháu bé được cứu sống một cách kỳ diệu sau khi bị đánh đập, nhốt trong tủ cấp đông, nhiều chuyên gia cho rằng, có 2 yếu tố may mắn giúp cháu bé thoát nạn.
Một là, cháu bé được phát hiện một cách kịp thời. Đây là điều vô cùng quan trọng vì càng phát hiện muộn đồng nghĩa với việc thời gian cháu bé bị nhốt trong tủ cấp đông càng dài, nguy cơ bị ngạt do thiếu oxy và hạ thân nhiệt sâu càng lớn. Và hệ lụy như đã phân tích ở trên, tình huống xấu hoàn toàn có thể xảy ra.
Thứ hai, có một chi tiết được các bác sĩ chỉ ra, đó là việc cho cháu bé vào thùng carton sau đó để trong ngăn đông có thể là yếu tố làm chậm quá trình hạ thân nhiệt của trẻ vì chính tấm bìa này mang tính cách nhiệt.
Nếu trẻ bị bỏ trực tiếp vào bên trong tủ, cơ thể tiếp xúc với đá lạnh kèm nhiệt thấp sẽ khiến quá trình hạ thân nhiệt diễn ra nhanh hơn gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của trẻ. Rất may, điều này đã không xảy ra.
Về tình hình sức khỏe hiện tại của cháu bé, thông tin với báo chí sáng nay (15/8), Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trần Minh Điển cho biết, trong sáng nay, các bác sĩ đang đánh giá thêm về sức khỏe tinh thần của cháu bé. Dự kiến chiều nay, cháu bé có thể được cho ra viện.
Liên quan đến vụ việc này, Công an tỉnh Hà Nam đã tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Trường Giang (SN 1997, trú tại xã Chính Lý, Lý Nhân) để điều tra về hành vi "Giết người".
Tại cơ quan công an, Giang khai, khoảng 15h20' ngày 13/8, cháu N.H.Đ (SN 2019, trú tại xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, Hà Nam) từ nhà sang quán trà sữa của Giang để chơi, lúc này chỉ có một mình Giang ở quán.
Trong lúc ở quán, cháu Đ. thấy Giang để một cốc trà sữa trên bàn nên đã lấy uống. Giang nói với cháu bé "Cứ chơi ở đó đi để chú dọn, rửa".
Quá trình ở quán, cháu Đ. nhiều lần hỏi Giang đang làm gì và đòi chơi cùng. Bực tức vì bị hỏi nhiều, Giang đã cầm chiếc chày bằng kim loại, vung mạnh một nhát trúng vào phần đầu sau cháu Đ, khiến bé đập đầu xuống sàn nhà và khóc to.
Thấy cháu bé gọi mẹ, Giang dùng tay bịt miệng, bóp, ghì cổ cháu nằm trên sàn nhà. Một phút sau, cháu Đ. không khóc nữa và nằm im. Khi Giang bỏ hai tay, ra ngoài cửa quán để quan sát thì cháu Đ. bất ngờ tỉnh dậy.
Thấy vậy, Giang nảy sinh ý định giết cháu Đ. Giang dùng dây dù buộc, siết chặt cổ cháu bé, hành hung khiến cháu bé bất tỉnh. Sau đó, đối tượng cho nạn nhân vào thùng giấy rồi nhét vào ngăn đông của tủ lạnh.
Khoảng 30 phút sau, ông nội cháu Đ. kiểm tra camera thấy cháu vào quán trà sữa của Giang nhưng gọi điện hỏi thì Giang nói không biết. Linh cảm có chuyện đáng ngờ, mọi người phá cửa quán xông vào bên trong, khi kiểm tra tủ đông thì bất ngờ phát hiện cháu Đ, nên đã đưa đi cấp cứu.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 11 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.