Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều trị chứng xuất huyết giảm tiểu cầu

Thứ năm, 08:00 27/12/2018 | Sống khỏe

Xuất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh do miễn dịch và có nhiều cách thức điều trị phải không? Bệnh nhân được chọn lựa phương pháp điều trị như thế nào? (Nguyễn Dũng Tuấn - Long An)

Hiện nay, điều trị bệnh giảm tiểu cầu và xuất huyết giảm tiểu cầu có nhiều lựa chọn. Tùy thuộc vào mức độ giảm tiểu cầu và các triệu chứng xuất huyết mà bác sĩ quyết định cách thức điều trị. Mục tiêu điều trị phải đạt được là nâng số lượng tiểu cầu lên đủ để ngăn ngừa xuất huyết nặng ở ruột hoặc não. Phác đồ điều trị ở người lớn và trẻ em khác nhau.

Corticosteroid được lựa chọn thường gặp nhất cho chứng giảm tiểu cầu do miễn dịch. Thường dùng thuốc ngày một lần đển giúp nâng số lượng tiểu cầu, dùng trong 1 - 2 tuần và giảm liều dần dần trong 4 - 8 tuần tiếp theo. Nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ cần phải được theo dõi chặt, đặc biệt nếu dùng lâu. Sau một thời gian dùng ngắn hạn, có thể người bệnh bị kích ứng đường tiêu hóa (đau dạ dày) cùng với những tác dụng phụ khác về rối loạn giấc ngủ, tăng cân, đỏ mặt, tiểu nhiều, giảm đậm độ xương, mụn trứng cá…). Bên cạnh tác dụng phụ, còn có thể gặp bất lợi khác với thuốc này, đó là tiểu cầu sẽ giảm xuống trở lại khi ngưng dùng thuốc.

Phẫu thuật nếu bị chứng giảm cầu do miễn dịch và các điều trị khác không làm tăng được mức tiểu cầu cần thiết thì có thể xem xét đến chỉ định mổ cắt bỏ lá lách. Lá lách là cơ quan phá hủy tiểu cầu nên việc cắt bỏ này giúp tiểu cầu tồn tại lâu hơn. Nhưng cắt bỏ lách thì làm cơ thể bị mất đi một cơ quan giúp chống nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lên cao nhất trong 3 tháng đầu tiên sau phẫu thuật.

Ngoài ra còn có thể dùng thuốc nhóm điều trị sinh học. Thuốc tấn công tế bào bạch cầu B, loại bạch cầu phá hủy tiểu cầu; thường dùng trong giảm tiểu cầu do miễn dịch thay cho điều trị steroid và không thể phẫu thuật cắt lá lách. Thuốc cũng được dùng trong trường hợp đã phẫu thuật cắt bỏ lá lách nhưng tiểu cầu vẫn còn thấp. Tác dụng phụ của thuốc là sốt, ớn lạnh, yếu cơ, buồn nôn, đau đầu, suy giảm miễn dịch…

Tiêm globulin miễn dịch đường tĩnh mạch nếu không thể tăng tiểu cầu với steroid hoặc không dung nạp thuốc hoặc tiểu cầu giảm sau khi ngưng điều trị thì có thể bệnh nhân được chỉ định tiêm globulin. Ưu điểm của cách điều trị này là tăng tiểu cầu rất nhanh, tuy nhiên sự tăng này chỉ tạm thời. Tác dụng phụ của thuốc gồm buồn nôn, nôn, đau đầu, sốt, ớn lạnh.

Theo BS.CKII. Đặng Minh Trí/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 10 giờ trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 10 giờ trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Y tế - 15 giờ trước

12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Trong một nghiên cứu gần đây, những phát hiện đáng ngạc nhiên đã tiết lộ một bí mật liên quan đến tuổi thọ.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Y tế - 18 giờ trước

Trong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Làm gì khi trẻ bị viêm da?

Làm gì khi trẻ bị viêm da?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Làn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

Top