Định hướng chiến lược dân số VN 2011-2020: Duy trì mức sinh thấp, hợp lý
Giadinh.net - “Duy trì mức sinh thấp, hợp lý” là một trong những định hướng mục tiêu, được đặt ra tại Hội thảo khoa học Định hướng Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, do Tổng cục DS - KHHGĐ (Bộ Y tế) tổ chức ngày 23/6 tại Hà Nội.
Thời cơ và thách thức
![]() |
Buổi hội thảo Định hướng chiến lược dân số VN 2011-2020 (Ảnh: CH). |
Hiện nay, khủng hoảng kinh tế thế giới gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Thất nghiệp, thiếu việc làm và không có thu nhập ổn định đã trực tiếp tạo áp lực đối với quyết định sinh sản của cá nhân và gia đình. Cùng đó, Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng và toàn diện hơn cũng đặt ra vấn đề di cư quốc tế sẽ diễn ra mạnh hơn và khó kiểm soát; quan hệ hôn nhân gia đình lỏng lẻo và tình trạng ly hôn, ít quan tâm chăm sóc con cái... có xu hướng tăng nhanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số về sức khỏe và đời sống tinh thần.
Trong 10 năm tới, quy mô dân số tiếp tục gia tăng do số trẻ em sinh ra tiếp tục tăng cho dù mỗi phụ nữ chỉ có 1-2 con. Các nhà nhân khẩu học gọi hiện tượng này là “đà tăng dân số” hay “bùng nổ dân số lần hai”. Trong số 78 nước có mức sinh dưới mức sinh thay thế trong thập niên này, Việt Nam đứng thứ 5 về quy mô dân số sau Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản. Bên cạnh đó, mức sinh của Việt Nam dù ở dưới mức thay thế nhưng chưa vững chắc, vẫn tiềm ẩn nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm tăng mức sinh trở lại.
Dân số đang bước vào giai đoạn cuối của quá độ nhân khẩu học, Việt Nam sẽ sớm bước vào giai đoạn dân số già - đặt ra thách thức lớn phải đối mặt trong thời gian tới. Tỷ lệ dân số bị thiểu năng về thể lực, trí tuệ chiếm tới 1,5% dân số, tầm vóc thể lực của người dân còn nhiều hạn chế, tuổi thọ bình quân của người dân cao nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh lại khá thấp, tỉ số giới tính khi sinh bước vào mức cao (112 trẻ trai/100 trẻ gái) và có xu hướng sẽ tiếp tục tăng lên... đang là những vấn đề thách thức đặt ra với việc nâng cao chất lượng dân số trong giai đoạn tới.
Thay đổi cách tiếp cận
Theo kế hoạch số 464/KH-BYT về xây dựng Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020 vừa được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt, Ban soạn thảo, Tổ biên tập Chiến lược sẽ hoàn thiện Dự thảo Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản vào cuối tháng 12/2009, lấy ý kiến thẩm định của các bộ, ngành liên quan và Bộ Tư pháp vào tháng 2/2010 và trình Chính phủ phê duyệt vào tháng 3/2010. |
Tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Bá Thủy - Thứ trưởng Bộ Y tế, Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, trong bối cảnh kinh tế - xã hội và nhân khẩu học của giai đoạn 2011 - 2020, trong việc xem xét, xử lý những vấn đề DS-KHHGĐ chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận và định hướng. Tập trung giải quyết các vấn đề nào về dân số, theo định hướng nào, đòi hỏi phải được cân nhắc và xem xét rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên Thứ trưởng khẳng định, việc tiếp tục kiểm soát vấn đề quy mô dân số vẫn là một nội dung ưu tiên. Bên cạnh đó, mục tiêu giảm sinh với tốc độ nào, có định hướng riêng cho từng khu vực hay áp dụng một định hướng chung, tiếp tục giảm sinh để đạt sớm mục tiêu ổn định quy mô dân số liệu có để lại hệ lụy gì trong cơ cấu dân số trong tương lai hay không? Đó cũng là những câu hỏi được Thứ trưởng nêu ra. Theo Thứ trưởng Nguyễn Bá Thuỷ, giới tính khi sinh là một vấn đề mới phát sinh trong những năm gần đây, nếu không xử lý quyết liệt sẽ xảy ra nhưng hậu quả xã hội rất phức tạp.
Tất cả những vấn đề này cần được xem xét và bàn thảo, tính toán kỹ, đặc biệt là sự tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm tới.
Hà Thư

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 9 giờ trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.