Đồ ăn nhanh gây béo phì, suy tim
GiadinhNet - Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch gấp 3 lần so với trẻ ăn đồ bình thường.
![]() |
Không nên cho trẻ thường xuyên ăn đồ ăn nhanh. Ảnh: minh họa |
Theo TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, vai trò của chất béo trong các khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày rất quan trọng vì chúng tạo ra màng trao đổi chất, tạo ra mô, đặc biệt là mô thần kinh. Tuy nhiên, chất béo (acid béo) trong đồ ăn nhanh lại rất nguy hại cho trẻ em. Nguyên nhân là vì quy trình chế biến đồ ăn nhanh luôn thực hiện ở nhiệt độ cao khiến dầu chiên bị hydro hóa, sản sinh ra một loại acid béo xấu, có hại cho cơ thể.
Khi loại acid béo xấu này vào cơ thể sẽ làm tăng cholessterol xấu, đồng thời làm hạ cholesterol tốt xuống gây xơ vữa động mạch, đông đặc máu và tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch, dần dần bịt kín khiến cho máu không lưu thông được, gây tắc nghẽn từ đó dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, đồ ăn nhanh như bánh hamburger hay bánh pizza đều rất giàu năng lượng. Thông thường, một phần gà rán có trên 400 - 450 kcalo, một phần hamburger cũng 450-460 kcalo, một chiếc bánh pizza có thể cung cấp đến 1.500 kcalo. Vì vậy, nếu một đứa trẻ ăn một chiếc pizza tức là đã đưa vào cơ thể gần đủ năng lượng cần thiết trong một ngày.
Cũng theo TS Nguyễn Thị Lâm, hàm lượng acid béo xấu trong đồ ăn nhanh rất cao. Chẳng hạn: Trong 1 lạng khoai tây chiên có chứa 8g acid béo xấu; 100g bánh ngọt phủ kem, đường có chứa 5g acid béo xấu hay như một 100g kẹo thanh cũng chứa đến 3g acid béo xấu…Trong khi đó, nếu một người bình thường ăn trung bình khoảng 3,6g acid béo xấu/ ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim tới ba lần so với mức 2,5g acid béo xấu/ngày. Với trẻ em, tỷ lệ này còn cao hơn rất nhiều nếu trẻ ăn đều đặn quá 2 lần đồ ăn nhanh/tuần. Tốt nhất, trẻ chỉ nên ăn đồ nhanh 1 lần/tuần. Với trẻ đã béo phì thì cần nói không với đồ ăn nhanh.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia và California, Berkeley (Mỹ), 86% trẻ em ăn đồ ăn nhanh trên 2 lần/tuần sẽ mắc bệnh béo phì. Tiến sỹ Brownell, trưởng dự án nghiên cứu cho rằng cần có những chính sách chặt chẽ và quyết liệt để giảm sự tiếp xúc của trẻ em đồ ăn nhanh như: Xóa sổ đồ ăn đóng gói, đồ ăn nhanh, nước ngọt khỏi phạm vi trường học, siết chặt quản lý quảng cáo trực tiếp đồ ăn nhanh cho trẻ em... |
Một sai lầm của các bậc cha mẹ là cho trẻ ăn đồ ăn nhanh và cho ăn hoa quả hay sinh tố thay rau và cho rằng như vậy đã đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Thị Lâm, điều này không hợp lý vì hàm lượng vitamin và khoáng chất trong rau cao hơn trái cây. Chẳng hạn lượng caroten hay các loại vitamin và chất khoáng trong rau dền cao gấp 2,6 lần so với cam, chanh. Các chất xơ trong rau còn có tác dụng chống táo bón. Một số loại rau, gia vị còn có tác dụng chữa trị nhiều bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật rất quý như: Hành, cà rốt, tỏi, tía tô… Rau xanh ngoài việc cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng, chất chống ôxy hoá còn chứa nhiều chất xơ làm kéo dài thời gian tiêu hoá, làm giảm hấp thu chất béo.

Bài thuốc quý từ củ gừng
Sống khỏe - 10 giờ trướcGừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên
Sống khỏe - 10 giờ trướcPhát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân
Y tế - 19 giờ trướcSau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng
Sống khỏe - 20 giờ trướcCủ sắn, hay còn gọi là khoai mì, không chỉ là một loại cây lương thực quen thuộc mà còn là một kho tàng dinh dưỡng đáng ngạc nhiên. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm vừa ngon miệng, dễ kiếm lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, thì củ sắn chính là lựa chọn hoàn hảo.

Bác sĩ khuyến cáo người dân cách bảo đảm an toàn khi mắc kẹt trong đám đông đi chơi lễ
Sống khỏe - 22 giờ trướcĐể có một kỳ nghỉ lễ 30-4 an toàn và trọn vẹn, TS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, khuyến cáo người dân cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

6 thói quen trước khi đi ngủ làm hại thận nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Những thói quen xấu này trước khi đi ngủ đang dần dần gây tổn hại đến thận của bạn mỗi ngày.

Ăn chậm có giúp giảm cân không?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Lý do nhiều người thất bại khi duy trì thành quả giảm cân
Sống khỏe - 1 ngày trướcRất nhiều người sau khi vừa giảm cân thành công đã phải đối mặt với tình trạng tăng cân trở lại. Tại sao lại như vậy và làm cách nào để duy trì được cân nặng đã đạt được sau giảm cân?

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.