Độ tuổi nào dễ bị còi xương?
GiadinhNet - Con tôi 9 tháng tuổi, nặng 7kg mới nhú hai răng, đầu bẹp phía sau, chân tay mềm. Tôi rất lo bé bị còi xương nhưng mẹ chồng tôi lại nói rằng, mới 9 tháng thì làm sao bị còi xương. Mong chuyên mục tư vấn độ tuổi nào trẻ mới bị còi xương? Làm thế nào để phát hiện trẻ có bị còi xương hay không?
Lan Vân (Hải Dương)
Còi xương hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, vì lứa tuổi này hệ xương đang phát triển nhanh. Hậu quả của bệnh còi xương thường ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ. Bệnh còi xương có thể gây biến dạng xương và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn nhất là viêm phổi.
Biểu hiện đầu bẹp, răng mọc chậm của bé nhà bạn là hai trong số những dấu hiệu ở trẻ bị còi xương. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo thêm những dấu hiệu nhận biết khác ở trẻ còi xương như: Trẻ hay khuấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu (giống vành khăn). Nếu không điều trị, sau vài ba tuần dần dần sẽ xuất hiện các triệu chứng ở xương. Tuỳ theo từng lứa tuổi mà biến đổi ở xương khác nhau:
- Ở trẻ nhỏ có thể sờ thấy xương sọ mềm do tư thế nằm đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau hoặc một bên. Thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng mọc chậm, men răng xấu.
- Ở trẻ lớn hơn, thường có biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các xương chi xuất hiện vòng cổ tay, cổ chân. Các cơ nhẽo làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng như: Lồng ngực biến dạng, ngực nhô ra phía trước như ngực gà, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát, khung chậu hẹp.
- Các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ ở trẻ gái. Ngoài ra, trẻ còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại.
Bạn có thể khắc phục còi xương bằng cách:
- Thường xuyên cho trẻ ăn cua, cá, trứng, sữa, gan, pho mai, các loại rau xanh. Chú ý bữa ăn luôn có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitamin D (vitamin D là vitamin tan trong chất béo. Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hoá các chất vô cơ, chủ yếu là canxi và photpho, vitamin D làm tăng hấp thu canxi và photpho ở ruột, tăng tái hấp thu can xi ở thận, tham gia vào quá trình canxi hoá sụn tăng trưởng. Do đó, vai trò của nó rất quan trọng trong sự phát triển bình thường hệ xương ở trẻ em).
- Trẻ luôn được sống trong môi trường trong sạch, thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng, tuỳ thuộc vào mùa, thời gian tăng dần 5 – 20 phút.
- Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D thường thiếu cả canxi nên cần cho trẻ uống thêm canxi. Liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sỹ, vì uống không đúng có thể gây ngộ độc vitamin D. Trong một số trường hợp uống quá liều và kéo dài sẽ làm tăng canxi máu và vôi hoá mạch máu gây sỏi thận. Với các thực phẩm chức năng có bổ sung canxi theo hàm lượng thường thiếu hụt cần bổ sung thêm hàng ngày thì không cần dùng theo đơn của bác sĩ, nhưng liều dùng cần theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Chuyên gia tư vấn Kim Mai/Báo Gia đình & Xã hội

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 1 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt
Sống khỏe - 2 giờ trướcLá lốt không chỉ là gia vị thơm ngon trong ẩm thực Việt Nam, mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'
Sống khỏe - 1 ngày trướcNữ nhân viên văn phòng ở Hà Nội vào khám với tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, mất ngủ, không muốn đến công ty làm việc.

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên, trong đó, các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, căng thẳng do áp lực học tập, mâu thuẫn gia đình hoặc mối quan hệ bạn bè là một trong những nguyên nhân chính.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.