Đồ uống nào tốt nhất nên dùng vào buổi sáng mùa đông?
Thời tiết lạnh trong mùa đông có thể gây suy giảm miễn dịch, làm cho cơ thể dễ bị ốm. Nhâm nhi một thức uống ấm với các thành phần tự nhiên là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới, không chỉ mang lại sự ấm áp mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các đồ uống này không chỉ bổ dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa tốt mà còn tăng cường khả năng miễn dịch, giúp khởi đầu một ngày mới với nhiều năng lượng và khỏe mạnh hơn. Dưới đây là 7 thức uống nóng giúp làm ấm cơ thể, giúp chúng ta luôn khỏe mạnh:
1. Trà gừng chanh là đồ uống tốt cho sức khỏe
Gừng và chanh là một bộ đôi hoàn hảo để tạo ra một thức uống cho buổi sáng mùa đông giá lạnh. Gừng không chỉ giúp chống viêm mà còn làm ấm cơ thể, dịu các cơ bị đau. Chanh giàu vitamin C , giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại các bệnh nhiễm trùng theo mùa.
Để pha trà này, chỉ cần thêm một vài lát gừng tươi vào nước nóng, vắt nửa quả chanh vào rồi thưởng thức.

Trà thảo mộc gừng chanh là đồ uống giúp tăng cường miễn dịch.
2. Sữa nghệ vàng
Sữa nghệ là một loại đồ uống làm từ nghệ và sữa, được biết đến với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa . Nghệ có chứa curcumin, có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ khớp.
Chỉ cần trộn một thìa cà phê bột nghệ vào sữa ấm (hoặc sữa hạnh nhân – sữa thực vật), thêm một nhúm hạt tiêu đen (để giúp cơ thể hấp thụ curcumin tốt nhất) và thêm mật ong nếu muốn.

Sữa nghệ giúp chống viêm và chống oxy hóa.
3. Nước quế mật ong
Một chút quế và mật ong có thể giúp tăng cường trao đổi chất nhẹ nhàng vào buổi sáng trong mùa đông. Quế giàu chất chống oxy hóa, giúp ổn định lượng đường trong máu, trở thành lựa chọn rất tốt cho thức uống trong thời tiết giá lạnh.
Chỉ cần thêm một thanh quế hoặc nửa thìa bột quế vào nước ấm, ngâm (hoặc khuấy đều) với một thìa mật ong, rồi thưởng thức.

Quế giàu chất chống oxy hóa, giúp ổn định lượng đường trong máu, trở thành lựa chọn rất tốt cho thức uống buổi sáng mùa đông.
4. Trà hoa cúc - oải hương
Cúc La Mã và hoa oải hương nổi tiếng với tác dụng làm dịu, khiến loại trà này trở nên hoàn hảo để g iảm căng thẳng và lo âu (các tình trạng sức khỏe này thường đạt đỉnh điểm vào những tháng lạnh hơn và trời u ám). Cúc La Mã có tác dụng làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa. Hoa oải hương tạo thêm hương thơm dễ chịu cho thức uống.
Để làm trà này, hãy ngâm hoa cúc La Mã và hoa oải hương với nước nóng trong vài phút, rồi uống.

Cúc La Mã và hoa oải hương nổi tiếng với tác dụng làm dịu, khiến loại trà này trở nên hoàn hảo để giảm căng thẳng và lo âu…
5. Nước chanh mật ong
Chanh và mật ong pha với nước ấm là một thức uống cổ điển được ưa chuộng. Chanh hỗ trợ tiêu hóa và giải độc gan, trong khi mật ong cung cấp vị ngọt tự nhiên cùng với đặc tính kháng khuẩn. Sự kết hợp này có thể giúp khởi động quá trình tiêu hóa, loại bỏ độc tố và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Để chuẩn bị loại đồ uống này, chỉ cần thêm nước ép của nửa quả chanh vào nước ấm, khuấy đều với một thìa mật ong và thưởng thức.
6. Trà bạc hà và húng quế

Bạc hà và húng quế kết hợp với nhau tạo nên một đồ uống làm dịu dạ dày và tăng sự minh mẫn cho cơ thể.
Bạc hà và húng quế kết hợp với nhau tạo nên một thức uống làm dịu dạ dày và tăng sự minh mẫn cho cơ thể. Húng quế giàu chất chống oxy hóa và có thể giúp giảm căng thẳng, trong khi bạc hà hỗ trợ tiêu hóa, tạo cảm giác mát lạnh, sảng khoái.
Thêm một vài lá húng quế tươi và lá bạc hà vào nước nóng, ngâm trong vài phút. Thức uống thơm ngon này tạo cảm giác dễ chịu, xua tan cảm giác mệt mỏi vào buổi sáng.
7. Nước giấm táo và mật ong

Hỗn hợp giấm tạo mật ong giúp hỗ trợ tiêu hóa và kháng khuẩn.
Đối với những người thích đồ uống hơi chua, giấm táo (ACV) và mật ong là một lựa chọn tuyệt vời. ACV được biết đến với tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và cân bằng độ pH, trong khi mật ong tạo thêm chút ngọt ngào và có lợi ích kháng khuẩn.
Trộn một thìa cà phê ACV và một thìa cà phê mật ong trong nước ấm, khuấy đều và nhấp một ngụm nhỏ.

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao
Bệnh thường gặp - 46 phút trướcCó một loại cỏ dại người dân thường tìm cách loại bỏ mà không biết rằng loại cây này có thể làm rau ăn rất tốt cho sức khỏe.

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?
Sống khỏe - 4 giờ trướcDịp nghỉ lễ là cơ hội để mọi người ăn uống, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch... nhưng đi kèm với đó là nguy cơ rối loạn tiêu hóa tăng cao. Vậy nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc nào để dự phòng và xử trí rối loạn tiêu hóa?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát kịp thời, đường trong máu cao sau bữa ăn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

18 lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày
Sống khỏe - 8 giờ trướcĐi bộ là bài tập dễ thực hiện, có thể mang lại điều kỳ diệu cho sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc. Dưới đây là những lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người phụ nữ này mắc sai lầm là điều trị kéo dài bằng thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.

Bài thuốc quý từ củ gừng
Sống khỏe - 20 giờ trướcGừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên
Sống khỏe - 20 giờ trướcPhát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân
Y tế - 1 ngày trướcSau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.