Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đoán tuổi thọ thông qua việc uống nước: Nếu mỗi lần uống nước đều đối mặt với 5 tín hiệu bất thường này, hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt

Thứ hai, 08:36 19/04/2021 | Sống khỏe

Thông thường, việc uống nước đúng cách sẽ có lợi cho cơ thể của bạn. Nhưng nếu sau khi uống bạn liên tục nhận ra các tín hiệu bất thường này thì đã đến cần kiểm tra sức khỏe.

Nước là nguồn gốc của sự sống. Mọi sinh vật sống đều cần nước để tồn tại, tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng dung nạp nước vào cơ thể.

Tờ MedlinePlus cho biết, sau khi uống nước mà liên tục đổ mồ hôi, đi tiểu, nôn mửa hoặc tiêu chảy có thể gây mất nước, làm tăng thêm nhu cầu chất lỏng của bạn, đe dọa sự sống còn của bạn. Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe nhất định, bao gồm cả bệnh tiểu đường, bệnh gan cũng thường để lộ rất nhiều dấu hiệu đặc biệt sau khi uống nước.

5 tín hiệu bất thường dù đã uống nước đúng cách

Trước hết, bạn cần hiểu uống nước đúng cách là gì. Uống nước đúng cách là dung nạp một cách từ từ trong ngày, khoảng 1,5-2 lít nước lọc mỗi ngày. Đặc biệt nên uống đủ nước sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Uống nước là nhu cầu sống tối thiểu của cơ thể, vì vậy khi cơ thể có 5 biểu hiện bất thường sau khi uống nước, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

1. Hơi thở hôi

Hơi thở hôi có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước. Tình trạng mất nước nghĩa là bạn đang bị mất các chất điện giải, chẳng hạn như muối và kali - loại khoáng chất cần để cơ thể bạn thở, di chuyển, nói chuyện và duy trì hoạt động. Tình trạng mất nước kéo dài quá lâu có thể khiến nhịp tim tăng lên, làm căng cơ của bạn và cuối cùng làm suy giảm tuổi thọ .

Nước bọt có đặc tính kháng khuẩn, nhưng tình trạng mất nước có thể khiến cơ thể bạn không tiết đủ nước bọt. Bác sĩ John Higgins, một giáo sư y khoa tại Đại học Texas ở Houston cho biết: "Nếu bạn không tiết đủ nước bọt, bạn có thể bị vi khuẩn phát triển quá mức trong miệng và một trong những tác dụng phụ của đó là hơi thở có mùi hôi".

Theo Mayo Clinic, đó cũng là lý do khiến bạn thức dậy với "hơi thở có mùi trong buổi sáng": Việc sản xuất nước bọt bị chậm lại trong khi ngủ, dẫn đến mùi vị khó chịu trong miệng khi vi khuẩn phát triển. Vì vậy, nếu bạn đã uống đủ nước mà miệng vẫn khô và có hơi thở nặng mùi, bạn nên thăm khám xem mình có bị mất nước nặng nề hay không.

2. Đầy hơi và khó chịu sau khi uống

Mặc dù uống nhiều nước trong thời gian ngắn chắc chắn sẽ gây đầy hơi, nhưng chỉ cần thận của chúng ta hoạt động bình thường thì lượng nước dư thừa trong cơ thể sẽ sớm được đào thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu. Nhìn chung thời gian chướng bụng do uống nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ rất ngắn. Nhưng nếu sau mỗi lần uống nước mà bạn cảm thấy chướng bụng, tức bụng kéo dài, tiểu ít thì rất có thể gan, thận đã bị tổn thương nên không hoàn thành tốt vai trò thải độc của chúng, bạn nên đến bệnh viện để khám kịp thời.

3. Sau khi uống nước, nước tiểu có màu lạ

Nước tiểu là các độc tố và cặn bã được cơ thể thải ra mỗi ngày, nên nhờ vậy mà các dấu hiệu bệnh tật cũng có thể xuất hiện ở nước tiểu.

Ở người sống thọ, nước tiểu sẽ có màu nhạt, đôi khi nhìn bằng mắt thường màu nước tiểu có thể không có màu. Nhưng nếu màu sắc của nước tiểu đột ngột chuyển sang màu vàng sẫm thì ắt hẳn, cơ thể đang lên tiếng "cầu cứu" do thiếu nước nghiêm trọng. Nước tiểu lẫn máu thì rất có thể bạn đang mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu... Theo các chuyên gia, nước tiểu màu cam là dấu hiệu rõ ràng nhất của ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu.

4. Đắng miệng sau khi uống nước

Ở người khỏe mạnh, uống nước sẽ đem lại cảm giác thoải mái, đỡ khát. Nhưng nếu bạn luôn cảm thấy đắng miệng khi uống nước thì hãy coi chừng mình đã mắc các chứng viêm cấp tính như viêm gan, viêm mật... Ngoài ra, miệng đắng còn là dấu hiệu của bệnh ung thư do bệnh nhân ung thư thường bị thay đổi về thành phần nước bọt, gặp trở ngại về tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi nên đã mất cảm giác với đồ ngọt và chán ăn, thường thấy đắng miệng.

Đoán tuổi thọ thông qua việc uống nước: Nếu mỗi lần uống nước đều đối mặt với 5 tín hiệu bất thường này, hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt - Ảnh 1.

5. Cảm thấy như có dị vật trong miệng sau khi uống nước

Sau khi uống nước, nếu bạn cảm thấy trong cổ họng vẫn còn vướng lại thứ gì đó chưa trôi hết... nhiều lần lặp lại thì chắc chắn thực quản đang bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, khi mắc ung thư thực quản người bệnh cũng có thể cảm thấy sự hiện diện của dị vật nằm trong cổ. Và chính ngay vị trí khó chịu đó cũng là nơi mà thực quản bị tổn thương, dần dần các khối u sẽ phát triển ngay tại đó.

Theo Nhịp Sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 4 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 5 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 8 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Top