Hà Nội
23°C / 22-25°C

Doanh nghiệp trốn đóng, nợ BHXH, BHYT: Muôn kiểu "lách luật"

Thứ năm, 13:42 31/10/2019 | Xã hội

Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ngày càng được nhiều người lao động quan tâm. Tuy nhiên, tình trạng chủ doanh nghiệp vi phạm các chính sách này cũng ngày càng phổ biến. Nhiều doanh nghiệp sử dụng mọi "chiêu" để né trách nhiệm như khai gian số liệu, giấu sổ sách thậm chí khiếu nại, khởi kiện ngược… lại đoàn thanh tra.

Phát hiện nhiều "chiêu" đối phó

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, từ ngày 1/1/2018 người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng phải tham gia đóng BHXH bắt buộc.

Đồng thời, cũng từ ngày 1/1/2018, quy định về xử lý hình sự đối với tội trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành, theo đó, chủ doanh nghiệp có thể bị phạt tù nếu trốn đóng BHXH.

Sau nhiều lần bị các cơ quan chức năng nhắc nhở, xử phạt nhưng đến nay tình trạng doanh nghiệp cố tình "né" trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc cho người lao động vẫn diễn ra tràn lan.

Qua tìm hiểu, đa phần các doanh nghiệp sau khi tuyển dụng sẽ tìm cách trốn đóng BHXH và thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật lao động bằng hình thức ký hợp đồng thời vụ hoặc thỏa thuận miệng. Điều này khiến người lao động tiếp tục phải chịu cảnh "thiệt đơn, thiệt kép" nhưng không biết kêu ai.

Trong năm 2018, lực lượng thanh tra chuyên ngành của BHXH các địa phương phát hiện nhiều trường hợp người lao động được chủ doanh nghiệp ký HĐLĐ mùa vụ 25 ngày nhiều lần liên tục trong 2 năm. Sau khi hết hạn hợp đồng 2 - 5 ngày, họ lại được ký tiếp "HĐLĐ mùa vụ".

Hay như, thanh tra tại một doanh nghiệp khác, đoàn thanh tra phát hiện nhiều người lao động được ký HĐLĐ một năm (từ 6/2017) nhưng chưa tham gia BHXH. Theo hồ sơ doanh nghiệp cung cấp, đến tháng 12/2017 người lao động xin thôi việc nhưng đến tháng 4/2018 (3 tháng sau) lại được tiếp nhận vào làm việc với HĐLĐ mới và tham gia BHXH từ tháng 4/2018.

Trên đó là những tình huống khá phổ biến mà nhiều đoàn thanh tra gặp phải. Tuy nhiên, cách ứng xử, giải thích của các chủ doanh nghiệp lại rất khác nhau nên các đoàn thanh tra cũng có những xử lý khác nhau.

Doanh nghiệp trốn đóng, nợ BHXH, BHYT: Muôn kiểu lách luật - Ảnh 1.

Trao đổi nghiệp vụ về công tác thanh tra đối với những doanh nghiệp trốn đóng BHXH, BHYT.

Theo ông Nguyễn Trọng Nam - Trưởng phòng Thanh tra - Kiểm tra (BHXH TP.HCM), trước đây, "chiêu" mà các doanh nghiệp thường áp dụng là ký HĐLĐ thời hạn dưới 3 tháng. Họ ký tối đa 2 hợp đồng rồi sau đó giấu đi, chỉ khi bất đắc dĩ mới phải cung cấp. Theo ông Nam, các doanh nghiệp thường có 3 loại hồ sơ (gồm HĐLĐ, bảng lương), trong đó một bộ để lưu hành trong nội bộ doanh nghiệp, giữa các cổ đông; một bộ để báo cáo cơ quan chức năng, ngân hàng và một bộ để dùng cho chính người lao động. Tuy nhiên, từ 1/1/2018, "chiêu" ký 2 hợp đồng dưới 3 tháng sẽ không thể áp dụng, vì Luật BHXH quy định HĐLĐ từ 1 tháng trở lên phải đóng BHXH cho người lao động nên khả năng phát hiện doanh nghiệp gian lận sẽ cao hơn.

Thời gian gần đây, việc liên thông dữ liệu thuế hỗ trợ rất lớn cho cơ quan BHXH trong việc đối chiếu, kiểm tra các hành vi gian lận. Trước đây, doanh nghiệp có thể báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp một đằng và đóng BHXH một nẻo. Nhiều doanh nghiệp khai báo thuế trả tiền lương, tiền công cho người lao động với số tiền vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng để làm chi phí khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng không đóng BHXH cho ai. Nay, cơ quan BHXH đã có dữ liệu của ngành Thuế để đối chiếu nên doanh nghiệp khó "lách" được, thậm chí bị chế tài xử lý vi phạm rất nặng.

Theo đại diện BHXH một số tỉnh phía Nam, khi bị thanh tra, nhiều doanh nghiệp còn cố tình cung cấp hồ sơ không đúng thực tế (bảng lương, HĐLĐ, quy chế trả lương…) gây khó khăn cho công tác thanh tra.

Cần tăng cường chế tài xử phạt

Theo ông Trần Đức Long - Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra (BHXH Việt Nam), trong thực tế, công tác thanh tra của Ngành gặp rất nhiều tình huống khác nhau. Do đó, ngoài nắm vững nghiệp vụ, cán bộ thanh tra luôn phải lưu ý tiên liệu trước các tình huống có thể xảy ra để ứng xử phù hợp. Đơn cử: Sau khi kết thúc thanh tra, phía đơn vị SDLĐ không ký vào biên bản làm việc thì cần phải làm gì tiếp theo? Hay khi làm việc, Phó Giám đốc Công ty A không ký vào biên bản làm việc và biên bản xử phạt với lý do không được Giám đốc ủy quyền việc ký thì xử lý thế nào cho hợp lý?…

Ông Long cũng cho rằng, ngoài nắm vững kiến thức pháp luật, các đoàn thanh tra cũng cần linh hoạt xử lý, tránh máy móc. Ví dụ, một đợt thanh tra 10 doanh nghiệp vi phạm, khi bắt tay vào nhiệm vụ, nếu phát hiện 1 - 2 doanh nghiệp vi phạm thì phải lập biên bản xử phạt ngay, chứ không phải "máy móc" đợi đến khi thanh tra đủ cả 10 doanh nghiệp mới xử lý. "Sau khi thanh tra xong, phải kiên quyết yêu cầu người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp của doanh nghiệp ký biên bản làm việc, chứ không thể có chuyện bà kế toán, ông trưởng phòng nhân sự… đứng ra ký biên bản trong khi không có ủy quyền đúng pháp luật" - ông Long nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm, tôn trọng luật pháp đối với cả đơn vị SDLĐ cũng như người lao động cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.

Phạt tiền tới 3 tỷ đồng khi trốn đóng bảo hiểm

Từ 1/1/2018, khi Bộ luật Hình sự 2015 chính thức có hiệu lực, các hành vi trốn nợ BHXH bắt buộc được coi là tội phạm và bị xử lý hình sự.

Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên sẽ bị xử phạt hành chính hoặc phạt tù.

Theo đó, phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm đối với trường hợp trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; hoặc trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động từ 6 tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn tái phạm.

Mức phạt tăng lên 200 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Phạm tội 2 lần trở lên; trốn đóng bảo hiểm từ 30 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người.

Mức phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 - 7 năm nếu trốn đóng bảo hiểm 1 tỷ đồng trở lên hoặc trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên.

Hành vi không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động cũng sẽ bị xử phạt từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm tùy theo số tiền, số người lao động bị trốn đóng bảo hiểm. Đặc biệt, doanh nghiệp nếu trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động  thì có thể bị xử phạt từ 200 triệu đồng đến 3 tỷ đồng.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục

Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng.

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Thời sự - 11 giờ trước

Theo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Dù đã trải qua gần 700 năm, bài văn khắc trên núi đá vẫn giữ được nét bút tươi mới.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Top