Đôi bàn tay chai sần, ẩm mốc của những người nhặt rau muống thuê ở Sài Gòn
Mỗi ngày, những người phụ nữ ở xóm nghèo nơi đây phải nhặt khoảng 6 bó rau muống cỡ lớn, mỗi bó khoảng 10kg. Dần dà, những đôi tay họ bị chai sần, trắng nhách, về đêm lại xảy ra mẩn ngứa vì tiếp xúc với nước bẩn cả ngày.
Ở con Rạch Gò Dưa thuộc phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP. HCM, từ hơn 10 năm nay đã hình thành "xóm lặt rau muống" được nhiều người biết đến. Xóm trọ nghèo chỉ có khoảng 8 người dân với hơn 20 người theo nghề này, trong đó chủ yếu là phụ nữ.
Một ngày của họ bắt đầu từ 8h sáng, khi xe chở rau muống từ các quận Thủ Đức, Hóc Môn, Gò Vấp... được "tập kết" về đây. Họ ra nhận từng bó rau, ngồi trên chiếc ghế gỗ nhỏ, dưới nắng sớm rọi vào khu xóm trọ bên con rạch, họ dùng tay tuốt lá rau muống để chỉ còn phần thân rau. Công việc cứ thế lặp đi lặp lại, những đôi tay thoăn thoắt hàng ngày chỉ làm mỗi việc cầm một nhúm rau muống rồi tuốt và tuốt, ai nhìn cũng thấy nhàn, nhàn đến phát chán, nhưng với những người ở xóm, đây là nghề kiếm sống cho cả một gia đình họ.

Khoảng 8h sáng, từng người lại ra chỗ ngồi của mình, phụ nữ đội nón lá, đàn ông nón kết, rồi lặp lại từng ấy công việc như họ đã làm trong 10 năm qua.

Họ chủ yếu là những dân lao động nghèo từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ và miền Bắc
dắt díu vào đây mưu sinh.
Từ sáng đến tối chỉ quanh quẩn trong xóm rồi lại gặp nhau, ngồi bên nhau lặt từng bó rau muống cho đến khi trời tối, những câu chuyện mà những người nhặt rau muống thuê chia sẻ với nhau chỉ là những chuyện về con cái, chuyện con người, vùng quê, những kỷ niệm nơi họ sinh ra, những tháng ngày cơ cực khắp các tỉnh thành. Đôi khi họ cũng pha trò, trêu đùa nhau vài câu để vơi đi mệt mỏi và chán chường.

Trong lúc làm việc, những người hàng xóm trò chuyện cùng nhau để bớt chán chường.

Dù đã 80 tuổi nhưng bà Vũ Thị Linh, quê Trà Vinh vẫn còn rất nhanh nhẹn. Bà làm công việc này được hơn 4 năm nay, hiện bà sống cùng vợ chồng người con gái. Vì không muốn trở thành gánh nặng cho con, nên bà xin nhặt rau muống thuê để có đồng ra đồng vào trang trải cuộc sống.
Đa phần những người ở xóm lặt rau muống đều không có ruộng vườn ở quê nên đành tha phương lên Sài Gòn kiếm kế sinh nhai, trang trải cuộc sống gia đình. Chị Lý Thị Sà Quếch, quê Sóc Trăng chia sẻ: "Ở quê không có việc làm nên tôi lên Sài Gòn, xem ai thuê mướn gì thì mình làm, nhưng không ai thuê nên giờ đành đi nhặt rau muống. Một ngày nhặt được 50 - 60kg, 1kg chỉ được trả 1.000 đồng. Mỗi ngày, người nào chăm chỉ thì cũng chỉ nhặt được hơn 10 bó".

Chồng chị Quếch mất sớm, chị mang theo 4 người con (lớn nhất 30 tuổi), thuê căn nhà trọ lụp xup với giá 800 ngàn/tháng để ở. Các con chị đều chưa có công ăn việc làm ổn định nên chị làm thêm nghề này phụ giúp con cái.
Nhặt rau muống không khó, không phải lao động nặng nhọc, nhưng đồng lương thì ít ỏi. Bên cạnh đó, những người làm công việc này thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, và phải nhặt nhiều bó rau muống cả ngày nên bàn tay ai cũng chai sạn, trách nhách, nước bẩn ăn hết vào tay, vào chân nên gây ra cảnh ngứa ngáy, khó chịu, nhưng đeo bao tay thì lại khó lặt hơn, thành ra họ đều chấp nhận hy sinh đôi bàn tay của mình để kiếm về mấy mươi ngàn mỗi ngày.

Ngồi lâu trong nước bẩn, bàn chân những người phụ nữ cũng bị ăn mòn.

Còn bàn tay họ vì tước rau, nhặt lá nên chai sạn, nhiều người phải bôi thuốc buổi tối để bớt ngứa ngáy rồi sáng mai lại tiếp tục công việc.

Mỗi người phải lặt hơn 100kg rau muống nếu muốn có thu nhập 100.000 đồng/ ngày.
Trong xóm, cũng có vài người có hoàn cảnh khá hơn nhưng vẫn thích ngồi cùng bà con hàng xóm nhặt rau muống cho vui. Điển hình là bà Hạnh, nay đã 70 tuổi, có nhà cửa, con cái có việc làm ổn định nhưng bà vẫn ngày ngày ra ngồi lặt rau, lặt ít thì được ít, bà không màng đến vì "Ở nhà rảnh cũng không biết làm gì cho qua ngày".

Một người phụ nữ đến xin lá rau muống về cho heo, cá... ăn.

Thân rau muống sau đó được bó lại và đưa đến cơ sở bào rồi phân phối đến các quán ăn khắp Sài Gòn.
Theo Quỳnh Trân / Trí Thức Trẻ

Góc camera khác vụ bé 3 tuổi chạy về gọi bố mẹ cứu bạn rơi xuống hố sâu: Dân tình lại thêm trầm trồ
Đời sống - 3 giờ trướcỞ góc quay khác cho thấy cảnh Phong cùng bạn đang chơi ở một công trình xây dựng gần nhà, bất ngờ người bạn trượt chân, lọt xuống hố.

Hàng vạn du khách chen chân tới đền Hùng dâng hương mặc trời mưa, nhiều em nhỏ thích thú theo cha mẹ dự lễ
Đời sống - 4 giờ trướcDù thời tiết không thuận lợi, từ sáng sớm ngày 10/3 Âm lịch, hàng nghìn người dân và du khách thập phương vẫn đến Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương, bày tỏ lòng thành kính.

Hết lễ: Người dân ùn ùn trở lại thành phố sau kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương
Thời sự - 5 giờ trướcChiều tối ngày 7/4, hàng nghìn người dân từ các tỉnh đổ dồn về những thành phố lớn sau kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương kéo dài 3 ngày, khiến nhiều tuyến đường cửa ngõ ùn tắc nghiêm trọng.

Vụ mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm: Công an thông tin bất ngờ về việc mời người livestream lên làm việc
Pháp luật - 5 giờ trướcTrước đó, cơ quan chức năng đã mời N.B.H. (15 tuổi, ở thị trấn Hà Lam) lên làm việc vì có hành vi livestream phát tán thông tin không đúng sự thật về vụ mẹ giết con ở Quảng Nam.

Thấy 'bạn nghiện' tử vong vì sốc thuốc, nhóm người mang thi thể bỏ trên đê ở Hà Nội
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Thấy bạn tử vong vì sốc thuốc, nhóm đối tượng đã bàn nhau mang thi thể người này bỏ trên đê Tráng Việt (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) hòng xoá dấu vết.

Chuyện những đứa trẻ bị 'bỏ rơi' Thánh An (kỳ 1): Pháo đài yêu thương giữa giông bão cuộc đời
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Mấy chục năm qua, cô nhi viện Thánh An nằm trong quần thể tòa thánh Bùi Chu (huyện Xuân Trường, Nam Định), vẫn ngày ngày thu nhận, nuôi dưỡng những trẻ em khuyết tật, bị bỏ rơi,... nơi đây như một "ốc đảo" ấm áp, những mảnh đời bất hạnh tìm thấy mái nhà thứ hai.

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục đã lừa dối bao nhiêu khách hàng?
Pháp luật - 7 giờ trướcBộ Công an xác định Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục cùng các đồng phạm đã bán 135.325 hộp kẹo rau củ Kera cho hơn 30.000 khách hàng, thu trên 17 tỉ đồng

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dục - 7 giờ trướcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.

Quy định người lao động được nghỉ làm việc trong Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương có từ năm nào?
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Người lao động được nghỉ làm việc vào Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương từ năm 2007.

Ngày sinh Âm lịch của người biết kiếm tiền, có cuộc đời dư dả
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ngày Âm lịch này hội tụ đầy đủ các yếu tố để đạt được các tham vọng mình mong muốn, kinh doanh phát tài, kiếm được nhiều tiền nhờ cạnh tranh khốc liệt.

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dụcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.