Đối phó nếu F0, nhiều người bỏ qua điều quan trọng này, chuyên gia khuyến cáo tham khảo ngay!
GiadinhNet - Covid-19 cũng như mọi bệnh khác, ngoài can thiệp từ bác sĩ và các thiết bị, ý chí của bệnh nhân luôn quan trọng. Nếu người bệnh chịu khó vận động, tập thể dục nhẹ nhàng thì sẽ mau khỏi bệnh hơn.
Theo các chuyên gia y tế, trong giai đoạn hiện nay, việc người dân tự cách ly và điều trị Covid-19 tại nhà không còn là vấn đề xa lạ. Nhiều người đã chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, vật tư để sẵn sàng đối phó với nếu bị F0. Tuy nhiên nhiều người lại không quan tâm nhiều đến việc tập thở. Theo các bác sĩ, tập cách nằm và tập thở khi nhiễm bệnh đã cứu được nhiều F0.

Ảnh minh họa
Theo các bác sĩ, Covid-19 cũng như mọi bệnh khác, ngoài các can thiệp từ bác sĩ và các thiết bị, ý chí của bệnh nhân luôn quan trọng. Các bệnh nhân Covid-19 nhẹ hoặc đang trong giai đoạn hồi phục nếu chịu khó vận động, tập thể dục nhẹ nhàng thì sẽ mau khỏi bệnh hơn.
Theo chia sẻ của Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM), có thể hiểu một cách dân dã: bình thường bạn hiếm khi sử dụng hết lá phổi của mình. Khi nằm, ngồi đúng tư thế, bạn sẽ huy động được toàn bộ lá phổi, do đó việc hô hấp được dễ dàng hơn, giúp cải thiện được chỉ số SPO2 (nồng độ ôxy trong máu ngoại vi).
Khi cảm thấy khó thở thì nên thử tập thở trước rồi mới thử đến thế nằm: đơn giản là ngồi thẳng, hít vào bằng mũi thật sâu, tập trung hơi ở bụng, sau đó thở ra từ từ bằng miệng. Không chỉ cải thiện chức năng hô hấp mà cách thở này còn giúp giảm lo âu, giúp bạn bình tĩnh lại và nhờ đó phân loại được luôn các tình huống "báo động giả".
HƯỚNG DẪN CÁCH TẬP THỞ VÀ VẬN ĐỘNG TẠI NHÀ- Kênh thông tin Bộ Y tế
Một vài lưu ý đối với các bài tập thở cơ bản
- Không cố gắng quá sức khi thực hiện mỗi động tác hít vào, nín thở, thở ra. Thời gian thở ra thường gấp đôi thời gian hít vào.
- Luyện tập ít nhất 3 lần/ngày, mỗi lần tập từ 5-10 phút và tăng dần thời gian theo số ngày luyện tập.
- Ghi nhớ thời gian cho từng thì hô hấp. Mỗi ngày hãy thử tăng thời gian cho mỗi thì hít vào, nín thở, thở ra để luyện tập các cơ hô hấp và tăng khả năng dãn nở của phổi.
- Đối với trẻ nhỏ có thể cho bé tập thổi bong bóng hoặc chơi trò "thổi tắt nến".
- Tập trung suy nghĩ để kiểm soát động tác và cảm nhận theo hơi thở, giúp tăng hiệu quả hô hấp và thư giãn tâm trí sau thời gian làm việc căng thẳng.
- Kiểu thở nâng cao có bốn thì: Hít vào - nín thở 1 - thở ra - nín thở 2 (từ 1 đến 2 giây) và thay thế thì nín thở 1 bằng cách duy trì động tác hít vào liên tục đến khi cần thở ra. Kiều thở này chỉ áp dụng khi đã thành thạo kiểu thở cơ bản và có thời gian luyện tập sau hơn 30 ngày.
Đối tượng nhiễm COVID-19 được cách ly tại nhà
Là người nhiễm COVID-19 (được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên) không có triệu chứng lâm sàng, hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như: Sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.
Người nhiễm không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở 20 lần/phút, SpO2>97% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.
Trẻ em trên 3 tháng tuổi, người lớn dưới 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, không mang thai.
Tình hình sức khỏe nghệ sĩ Mạc Can

Lý do trường hợp mắc COVID-19 ở Đắk Nông phải lọc máu, thở máy
Y tế - 13 giờ trướcCOVID-19 hiện chưa có biến thể đột biến gene, ở nước ta, COVID-19 đang được định danh bệnh nhóm B (giống bệnh cúm thường). Trường hợp mắc COVID-19 thở máy ở Đắk Nông là người bệnh có nhiều bệnh nền...

Số hóa y tế ở miền núi: Hướng đi khó nhưng là việc phải làm vì người bệnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcĐiều bất ngờ giữa núi rừng miền núi phía Bắc, không chỉ ở bệnh viện tuyến tỉnh, chuyển đổi số y tế tại Yên Bái đang lan tỏa đến tuyến cơ sở, mở ra hướng đi mới cho các địa phương.

50 phút 'nghẹt thở' cứu sống ngoạn mục cụ bà 70 tuổi ngừng tim giữa chợ
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhờ phản ứng nhanh của người dân, sự hỗ trợ của trạm y tế địa phương và hệ thống báo động đỏ nội viện, bệnh nhân được cấp cứu kịp thời và tim đập trở lại sau 50 phút.

Người phụ nữ ở Hà Nội đi cấp cứu trong đêm sau khi làm điều này để giảm đau đầu
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Khoảng 30 phút sau khi uống thuốc, người bà T mềm nhũn, tay chân rũ rượi, không kiểm soát được vận động nên được đưa đi cấp cứu.

Người đàn ông chết não hiến tạng giúp 7 người được nối dài cuộc sống
Y tế - 1 ngày trướcTừ một người đàn ông chết não sinh sống ở Quảng Ninh đã hiến tạng giúp 7 người được nối dài sự sống. Điều xúc động, trân quý hơn khi vợ của người hiến tạng đang công tác tại Bệnh viện Sản Nhi địa phương này.

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 5 ngày trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tếGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.