Đừng chê Bolero, hãy đặt câu hỏi cho người sáng tác
GiadinhNet - Sự bùng nổ Bolero được đổ cho thị hiếu âm nhạc của công chúng dễ dãi mà ít khi đặt câu hỏi cho những người sáng tác. Hãy làm cho Bolero rơi vào thoái trào như nhạc đỏ từng làm trước những năm 75. Khi chưa thể thuyết phục được khán giả nghe dòng nhạc của mình thì Bolero vẫn là cứu cánh.

Nghe Bolero không phải lỗi khán giả mà của người sáng tác
Mỗi trào lưu âm nhạc luôn phản chiếu lịch sử và đời sống con người nên khi nhìn nhận, đánh giá về nó cần đặt trong mối tương quan là bản sắc văn hóa, ý thức hệ của một dân tộc. Nếu không, mọi sự nhìn nhận đều mang đến cái nhìn phiến diện và cực đoan.
Một đất nước trải qua nhiều đau thương, mất mát và chia ly của chiến tranh, đương nhiên đời sống tâm thức cũng sẽ bị dẫn dắt đến sự tương đồng. Đó là nguồn gốc sâu xa của việc vì sao người Việt thích những gì nhẹ nhàng, ủy mị và Bolero là một “cứu cánh” để an ủi, vỗ về.
Việc lên án Bolero và người nghe chỉ đắm đuối với dòng nhạc này sẽ được cho là thiếu cái nhìn thấu đáo. Đa số các ý kiến nhận xét, lên án Bolero là ủy mị, không mang giá trị về nghệ thuật thường chỉ nhìn vào thực trạng của nó mà ít nhìn vào gốc dễ sâu xa. Đó là lý do dẫn đến cái nhìn thiếu thiện cảm, đánh giá thấp Bolero.
Họ đổ cho thị hiếu âm nhạc, rằng người nghe quá dễ dãi mà ít khi đặt câu hỏi cho những người sáng tác. Hãy làm thế nào để Bolero không còn là xu hướng, là sở thích của người nghe. Khi người ta vẫn cần ở nó thì sao lại lên án trong khi bản thân mình chưa thuyết phục họ nghe dòng nhạc của mình? Thay vì lên án thì hãy “kêu” bằng chính tác phẩm của mình. Nếu không làm được thì Bolero sẽ vẫn tồn tại và được yêu mến.
Thế giới vẫn đang nghe Bolero mà không hề bài xích
Một nghịch lý tồn tại là chúng ta luôn tìm mọi cách để tránh những nỗi buồn trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại thích nghe những bản nhạc buồn. Đó là lý do trong nghệ thuật, chủ đề về sự mất mát lại được đồng cảm đến vậy. Dù có sự ủy mị, buồn bã, than thân trách phận nhưng hơn hết, ca từ, giai điệu của Bolero là rất "người", rất đời.
Việc cấm 5 ca khúc nhạc xưa vừa qua đã khiến Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) phải trả một cái giá quá đắt về sự ấu trĩ trong quản lý, khiến cho Cục đã phải rút lại lệnh cấm và xin lỗi công chúng.
Nên nhớ, Bolero là dòng nhạc được sản sinh từ Mỹ La tinh và cho đến bây giờ họ vẫn chơi, vẫn rất thịnh hành. Dù họ có nhiều thể loại khác ra đời, mới hơn, lạ hơn nhưng với Bolero, họ vẫn nghe và không lên án, bài xích.
Những bản tình ca sang trọng lay động hàng triệu con tim như “Besame Mucho”, “Guantanamera”, “My Heart Will Go On” hay thậm chí “Yesterday” của nhóm nhạc lừng danh Beatles, người ta cho rằng, chúng là những bản Bolero nổi tiếng bậc nhất thế giới, minh chứng cho những đỉnh cao của dòng nhạc được coi như biểu tượng văn hóa đại chúng của các nước Mỹ La tinh.
Là dòng nhạc được du nhập và Việt hóa, nhưng các bài hát Bolero ở Việt Nam đều mang đậm chất dân ca, giai điệu đều, chậm, lời ca vần và dễ thuộc, khác Bolero của Tây Ban Nha hay Nam Mỹ - nhanh hơn, gần như rumba... Đó là sự Việt hóa thành công của cha ông ta mà nhiều thế hệ đã rất tự hào. Vì chúng ta du nhập nhưng có những sáng tạo riêng, rất Việt.
Từng có giai đoạn, thể loại cổ truyền bị đánh giá là ủy mị sướt mướt (như nhạc tài tử cải lương), ăn chơi sa đọa (như ca trù), phong kiến cổ hủ (như nhã nhạc), mê tín dị đoan (như hát xoan, then)… khiến các nhà nghiên cứu âm nhạc sau này rất vất vả khôi phục.
Cứ nói Bolero là hoài niệm, là quá khứ không nên đắm đuối nhưng ngay cả những dòng nhạc được cho là cách tân, là tân tiến hiện nay ở Việt Nam, thực ra cũng là bắt chước của nước ngoài. Trong khi đó, so với các dòng nhạc hiện nay thì Bolero được cho là dễ nhận diện nhất của nhạc Việt. Người nước ngoài chỉ cần nghe Bolero là biết Việt Nam. Tất nhiên, đằng sau đó không phải là sự tự hào hay đánh giá cao, nhưng ít ra nó mang ý nghĩa nhận diện.
Bolero lúc đầu rất hay. Lam Phương có những bài rất đỉnh, như “Thành phố buồn”, ai viết được xuất sắc về Đà Lạt như thế? Hay “Mưa trên phố Huế”, ai viết được như Minh Kỳ? Đó là những đóng góp rất lớn của Bolero. Nói Bolero ủy mị, thực ra không phải lỗi của Bolero mà do người nghệ sĩ làm quá.
Nhiều ca khúc nhạc trẻ mới đáng lo
Bolero Việt Nam có chỗ đứng trong tâm hồn một số đông người vì nó gần gũi với họ, nói lên tiếng lòng một cách giản dị nhất, không màu mè hoa mỹ. Nghệ thuật suy cho cùng không phải là sự giản dị và gần gũi với con người hay sao?
Những ca từ trong những bài nhạc của các nhạc sĩ Lam Phương, Hoàng Thi Thơ, Trúc Phương, Thanh Sơn, Tô Thanh Tùng... rất trau chuốt, đầy chất thơ mà những bài nhạc trẻ bây giờ hầu như khó lòng đạt đến. Còn nhạc trẻ bây giờ, có ai coi là xu hướng thịnh hành? Đó là lỗi của ngành văn hóa, người sáng tác và biểu diễn. Khi không đáp ứng được nhu cầu của đời sống thì công chúng phải tìm cái thay thế là trở về với những giá trị cũ. Chính sự thiếu chuyên nghiệp trong quản lý và mất cân đối của âm nhạc như lúc này đã tạo ra sự mất động lực sáng tạo của nghệ sĩ, vô tình sản sinh ra cơn khát với nhạc xưa. Nhạc sĩ, ca sĩ thức thời đều đua theo Bolero, vì họ cần phải sống và lại đáp ứng được nhu cầu của số đông.
Nhạc trẻ bây giờ mới đáng lo. Đã có dạo, người ta phát hoảng vì sự bùng nổ hàng loạt các ca khúc: “Như cái lò”, “Nắng cực”, “Ô mai chuối”, “Số nhọ”, “Mất trí nhớ”, “Không cảm xúc”, “Anh không đòi quà”, “Bụi bay vào mắt”, “Mượn xe nhớ đổ xăng”, “Đẹp trai thì mới có nhiều đứa yêu”, “Phiếu bé ngoan”… Do người nghe hay do thiếu những ca khúc xứng tầm đủ tạo thành trào lưu? Một vài cá nhân nổi bật của dòng nhạc trẻ như: Min, Cát Tường, Bích Phương, Khắc Hưng, Trương Thảo Nhi, Lê Thiện Hiếu... chỉ là đơn lẻ, chưa tạo nên một xu hướng đủ mạnh lấn át những giá trị xưa cũ.
Cũng có ý kiến đòi hỏi cao hơn, nhạc sĩ phải là người dẫn dắt công chúng, chứ không phải là chạy theo thị hiếu số đông. Vâng, nếu được thế thì quá tốt. Những người “quyết tử” cho nền âm nhạc Việt Nam là quá ít, số đông nghệ sĩ đều có tư tưởng bươn chải, lo kiếm sống trước để còn lo kinh tế cho gia đình, con cái.
Mọi trào lưu đều mang tính quy luật, âm nhạc cũng vậy. Sau 1975, dòng nhạc trẻ, nhạc ca khúc chính trị, nhạc cộng đồng đầy sinh khí lấn át Bolero, khiến Bolero tự động đi vào thoái trào.
Có thể thị hiếu Bolero hiện tại rồi cũng sẽ nhường chỗ cho một dòng nhạc tân tiến khác. Đến một lúc nào đó, khi công chúng đã bão hòa với những giai điệu và lời ca rên rỉ và một trào lưu mới đủ sức mạnh, Bolero sẽ tự động rút lui. Còn bây giờ, khi chưa làm được điều đó, hãy coi Bolero như một sự tồn tại tất yếu và công bằng để nó chung sống hòa bình bên cạnh các dòng nhạc khác.
Nếu nói Bolero chỉ mang tính hoài niệm thì ngay cả nhạc đỏ, nhạc truyền thống cũng là hoài niệm, là quá khứ. Nó cũng từng được số đông công chúng đón nhận, nhưng đến bây giờ người nghe rất ít mà không chịu bất cứ một sự tác động chủ quan nào từ con người. Ngược lại, nó luôn được khuyến khích và vẫn rất hay. Bởi vì nó không còn phù hợp với bối cảnh đời sống hiện tại. Bolero vẫn còn vì nó cần và thiết thực với công chúng. Mọi sự phủ nhận hay không tôn trọng sự tồn tại của nó đều là đi ngược lại quy luật.
Lê Nguyễn

Nữ MC thể thao quê Tuyên Quang có đời thực bình yên bên chồng giàu có
Giải trí - 1 giờ trướcGĐXH - MC Thu Hoài là người đẹp nổi tiếng quê Tuyên Quang, cô hiện tại là người dẫn chương trình thể thao ở kênh K+. Ngoài sự nghiệp ổn định, cô còn có cuộc sống bình yên bên chồng giàu có.

DJ Ximer xin lỗi hành xử sai trái, người vợ trong clip bị bạo hành nói gì?
Giải trí - 3 giờ trướcGĐXH - DJ Ximer vừa có động thái gửi lời xin lỗi khi đã để sự việc riêng tư bị đưa lên mạng.

Minh Tiệp, MC Hoàng Linh phẫn nộ hành động bạo hành vợ của nam DJ
Giải trí - 4 giờ trướcGĐXH - DJ Ximer - người chơi trong chương trình "Người ấy là ai" đã bị nhiều nghệ sĩ, cộng đồng mạng lên án sau khi đánh đập vợ tàn nhẫn.

Cậu bé chăn bò mồ côi cha thành 'ngôi sao' sau 1 đêm nhờ 'Bắc Bling'
Câu chuyện văn hóa - 5 giờ trướcTừ cậu bé mồ côi cha ở Bắc Ninh đến ngôi sao âm nhạc với hit "Bắc Bling" 100 triệu view, Tuấn Cry là gương mặt trẻ đang gây được sự chú ý.

Cảm động dòng viết của bố ruột Tùng Dương gửi cho con trai khi đi lao động ở nước ngoài
Giải trí - 7 giờ trướcGĐXH - Dòng viết: "Bố mẹ đi bôn ba thế này cũng chỉ để lo cho tương lai của con" của bố ruột Tùng Dương đã khiến nam ca sĩ xúc động và nhớ mãi.

Hoa hậu Hoàn vũ Trung Quốc bị tước vương miện
Thế giới showbiz - 7 giờ trướcNgười đẹp Xinying Zhu - đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Trung Quốc hồi tháng 12/2024 - bị tước vương miện. Chủ nhân mới của ngôi vị Hoa hậu ngay lập tức được thông báo.

Vợ cố NSND Thế Anh hé lộ thú vị sau 60 năm 'Nổi gió' - bộ phim làm nên tên tuổi của chồng
Câu chuyện văn hóa - 9 giờ trướcGĐXH - Nhắc đến "Nổi gió" - bộ phim làm nên tên tuổi của NSND Thế Anh, vợ cố nghệ sĩ có những hé lộ khiến khán giả bất ngờ.

Phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đạt doanh thu 100 tỷ đồng
Giải trí - 10 giờ trướcGĐXH - Tính đến đêm 10/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đạt cột mốc doanh thu 100 tỷ đồng.

Phim có Thùy Tiên đóng chính bị tẩy chay dù chưa ra rạp
Giải trí - 12 giờ trướcTừng là một trong những dự án điện ảnh hè 2025, "Chốt đơn" hiện đang rơi vào khủng hoảng sau khi Thùy Tiên vướng bê bối liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ Kera.

Huyền thoại màn ảnh Kiều Chinh phía sau ống kính
Giải trí - 23 giờ trướcGĐXH - Nghệ sĩ Kiều Chinh ở tuổi 88 vẫn tràn đầy nhiệt huyết khi tham gia dự án điện ảnh của Trương Ngọc Ánh.

Cát xê của Xuân Hinh khi đóng Bắc Bling đủ mua 1 căn nhà?
Câu chuyện văn hóaTrước câu hỏi của nghệ sĩ Chí Trung về việc đủ tiền mua một căn nhà sau khi tham gia Bắc Bling của Hòa Minzy, nghệ sĩ Xuân Hinh khéo léo trả lời.