Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng chỉ nha khoa đúng cách

Thứ ba, 15:41 02/04/2013 | Sống khỏe

Ngoài nhiệm vụ lấy thức ăn thừa, chỉ nha khoa còn giúp “quét sạch” mảng bám vi khuẩn trong kẽ răng trước khi các thành phần này “cấu kết” với nhau để hình thành vôi răng.

Chỉ nha khoa thường có hai loại chính: loại gắn cố định trên cung nhựa nhỏ giống như cung tên (floss-toothpick) và loại chỉ cuộn trong hộp. Trong chỉ có tẩm các chất kháng vi sinh vật, chất ức chế sự lên men (anti-yeast), triclosan, chlorexidine… Nhờ vậy, ngoài nhiệm vụ lấy thức ăn thừa, chỉ nha khoa còn giúp “quét sạch” mảng bám vi khuẩn trong kẽ răng trước khi các thành phần này “cấu kết” với nhau để hình thành vôi răng.
 
Những sai lầm

Chỉ nha khoa thường có hai loại chính: loại gắn cố định trên cung nhựa nhỏ giống như cung tên (floss-toothpick) và loại chỉ cuộn trong hộp. Trong chỉ có tẩm các chất kháng vi sinh vật, chất ức chế sự lên men (anti-yeast), triclosan, chlorexidine… Nhờ vậy, ngoài nhiệm vụ lấy thức ăn thừa, chỉ nha khoa còn giúp “quét sạch” mảng bám vi khuẩn trong kẽ răng trước khi các thành phần này “cấu kết” với nhau để hình thành vôi răng.

Việc sử dụng chỉ nha khoa tưởng chừng đơn giản, nhưng phần lớn người sử dụng lại mắc một số sai lầm sau:

- Dùng tiết kiệm: Sai lầm lớn nhất khi dùng chỉ nha khoa mà chỉ lấy ra một đoạn khoảng 10cm sau đó dùng đoạn chỉ này “làm sạch” từ từ từng răng một. Cách này thoạt đầu có vẻ “ổn” nhưng về lâu dài, “đương sự” sẽ bị bệnh răng miệng vì sợi chỉ dùng đi dùng lại vừa không sạch răng, vừa làm lây lan bệnh từ răng này sang răng khác.

- Dùng mạnh tay: Do không có thói quen dùng chỉ nên cường độ nhấn chỉ xuống nướu thường quá đà, dẫn đến viêm nướu, chảy máu…

- Chỉ cứng và to so với răng: Trên thị trường có nhiều loại chỉ nha khoa. Có loại mềm, mịn, nhưng cũng có loại sợi to, xơ cứng, khi xỉa sẽ nghe thấy tiếng động của sợi chỉ cọ xát trên răng. Dùng loại chỉ này tác hại không khác gì dùng tăm, vì cũng gây tổn thương men răng, nướu răng.

- Răng thưa, khít không đều: Đó là trường hợp của những người từng xỉa răng bằng tăm. Do thói quen dùng tăm xỏ vào kẽ răng để làm sạch thức ăn nên phần chân răng ngày càng rộng dù phần trên răng vẫn khít. Khi dùng chỉ, phải dùng lực ấn mạnh thì chỉ mới xuống dưới và khi xuống dưới, đà ấn của tay thường làm sợi chỉ đi quá nhanh, cắt vào phần nướu, gây tổn thương nướu.

- Không dùng cho trẻ em: Nhiều người nghĩ, việc sử dụng chỉ tơ nha khoa chỉ dành cho người lớn, còn trẻ em thì không cần thiết. Thực tế không đúng như vậy, việc tập cho trẻ từ năm-sáu tuổi biết cách tự làm sạch răng bằng chỉ nha khoa tốt cho các bé. Thói quen này giúp bé có hàm răng chắc và đẹp trong những năm tháng sau này.

Dùng chỉ nha khoa đúng cách 1
Dùng đúng

TS Ngô Đồng Khanh - Chủ tịch Hội Răng hàm mặt TP.HCM hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa như sau:

- Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 30-45cm. Cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ sao cho ở giữa còn một đoạn khoảng 3-5cm.

- Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Đưa chỉ nhẹ nhàng tới gần nướu rồi kéo lên. Như vậy ở mỗi kẽ răng, ta lặp lại động tác trên ít nhất hai lần, một lần cho phía bên phải của kẽ răng, một lần cho phía bên trái và hoàn toàn không tác động vào nướu.

Dùng chỉ nha khoa là biện pháp vệ sinh răng bổ sung, bên cạnh chải răng. Nên dùng kem đánh răng có chứa fluor (đây là chất có công dụng ngừa sâu răng, viêm lợi…) hoặc kem có chứa hydroxyapatite và fluor (giúp bảo vệ men răng). Khi chải răng, cần lưu ý bề mặt của răng cối trong cùng vì nơi này thường bị “bỏ rơi”. Ngoài chải răng, cần súc miệng diệt khuẩn vì 70% diện tích vùng má, lưỡi là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Hơi thở nặng mùi làm mất tự tin trong giao tiếp còn do lưỡi gây ra. Thức ăn đọng lại cùng vi khuẩn nằm sẵn trong mảng bám răng tạo hơi thở hôi. Cần nạo lưỡi hai lần/ngày bằng cây nạo lưỡi để có hơi thở thơm và sự tự tin.
 
Theo PNO
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 10 phút trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Bệnh thường gặp - 50 phút trước

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Sống khỏe - 3 giờ trước

Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 5 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây ra triệu chứng điển hình nào ở giai đoạn sớm nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Thấy có triệu chứng viêm xoang, anh V nghĩ rằng bệnh không nghiêm trọng nên tự mua kháng sinh tại hiệu thuốc nhưng triệu chứng không chỉ cải thiện mà ngày một nặng lên.

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Sống khỏe - 9 giờ trước

Cho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện rất quan trọng...

Top