Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng để những sai lầm này tước đi tính mạng khi mắc cúm

Chủ nhật, 07:00 22/12/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo các chuyên gia, việc điều trị sai khi bị cúm có thể khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, thậm chí có thể mất mạng.

Đừng để những sai lầm này tước đi tính mạng khi mắc cúm - Ảnh 1.

Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời. Ảnh minh họa

Sai lầm dễ dẫn tới tử vong vì cúm

Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, trong 11 tháng qua cả nước đã ghi nhận 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp tử vong (giảm 10% số mắc và giảm 2 trường hợp tử vong so với cùng kỳ 11 tháng năm 2018). Hiện tại ở các bệnh viện, số lượng người bệnh vào viện đang có xu hướng gia tăng.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, bệnh cúm là bệnh do virus chứ không phải cảm cúm dân gian thông thường nhưng đa phần mọi người vẫn nhầm lẫn. Khi bị bệnh do virus thường hay bị sốt cao, đau nhức cả mình, đau đầu kèm triệu chứng hô hấp. Còn cảm thông thường, chủ yếu triệu chứng hô hấp mà không có sốt cao.

Cúm lành tính, nhưng nếu coi thường cũng dễ nguy hiểm tính mạng. Đặc biệt đối với những trường hợp như trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính tiểu đường, tim mạch, phổi mạn tính có sức đề kháng suy giảm dễ có biến chứng viêm phổi, đe dọa tính mạng.

Các chuyên gia cho rằng, việc chữa trị sai lầm dễ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn. Đáng buồn là hiện vẫn còn rất nhiều người làm theo mách bảo như: Trùm kín cho ra mồ hôi sẽ nhẹ nhõm, khỏi. Nhiều người nghĩ rằng đây là cách chữa cúm vì khi cơ thể ra nhiều mồ hôi sẽ nhẹ nhõm. Thực tế không phải vậy. Cơ thể cảm cúm yếu ớt, nếu đổ mồ hôi nhiều dễ gây mất nước, kiệt sức, sức đề kháng giảm làm bệnh nặng hơn.

Xông nước lá: Phương pháp xông lá có tác dụng nhưng không phải lúc nào cũng xông được và không phải ai cũng làm. Những trường hợp như người đang sốt cao, ra nhiều mồ hôi; sốt siêu vi; cơ thể suy nhược; trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh… không nên lạm dụng. Trường hợp cảm đến ngày thứ 3 trở đi mà các triệu chứng không giảm cũng không nên xông. Việc xông hơi nước lá quá nhiều, quá lâu có thể dẫn tới việc mất nước cơ thể do ra nhiều mồ hôi, cơ thể suy kiệt hơn.

Tự ý truyền nước: Việc tự ý truyền mà không thăm khám, xét nghiệm rất dễ nguy hiểm tính mạng bởi cần phải xác định bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì. Truyền dịch sẽ có tác dụng tốt trong trường hợp bệnh nhân sốt quá cao, nôn quá nhiều làm mất nước, bệnh nhân tiêu chảy đi ngoài mất nước, không ăn uống được… Trường hợp cảm cúm có mất nước nhưng vẫn ăn uống được nên bù nước qua đường uống tốt hơn.

Cảm cúm dùng đồng thời nhiều loại thuốc kháng sinh mau khỏi hơn: Đây là thói quen rất nguy hại của không ít người. Cảm cúm là bệnh do virus mà theo khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm sốt, cảm cúm nói riêng đều không nên uống các loại thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Việc lạm dụng thuốc dễ dấn tới tình trạng kháng thuốc.

Hiện việc lo lắng khan hiếm thuốc Tamiflu nên nhiều cha mẹ tự mua thuốc cho trẻ sử dụng là rất nguy hiểm. Không phải bệnh nhi nào cũng phải sử dụng đến thuốc này, chúng chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt mắc cúm trên nền bệnh viêm phổi hoặc kèm các biến chứng khác...

Điều cần chú ý tránh lây cúm cả nhà

Hiện nay thời tiết rất thuận lợi cho các bệnh cúm phát triển. Bệnh cúm rất dễ lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi… nên ngay cả những người chăm sóc cũng cần phải cẩn thận. Không ít gia đình có tới 2 - 3 người, thậm chí lây sang cả nhà bị cúm.

BS Nguyễn Thị Hiệp, Khoa A4B - Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm đã có những cảnh báo, người chăm sóc bệnh nhân bị cúm cần phải lưu ý để không lây nhiễm cảm cúm:

Cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người cảm cúm, nhỏ mũi thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng nước rửa tay diệt khuẩn.

Tuyệt đối không ăn thức ăn thừa của người bị cảm cúm.

Đồ dùng của người cảm cúm như bát, đũa, thìa, cốc, chén… hằng ngày nên luộc sôi, tốt nhất là nên dùng riêng, không ôm áo quần bẩn của người bệnh vào người.

Chú ý bồi dưỡng thêm chất bổ để đảm bảo sức khỏe khi chăm người bệnh cảm cúm, nên ăn thêm gia vị như tỏi, gừng, hành… làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn. Ăn nhiều rau quả trái cây tươi chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt… để tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cảm cúm. Mỗi ngày nên uống 1 ly trà gừng ấm và 1 lý tỏi băm nhuyễn pha nước để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây bệnh cảm cúm.

Khăn giấy của bệnh nhân cảm cúm đã sử dụng nên để trong túi và xử lý với các loại rác thải khác.

Khi thấy dấu hiệu của bị cảm cúm như: Sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, mắt đỏ, gai gai rét, phải cách ly và khám, điều trị ngay.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

3. Tiêm vaccine cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

5. Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

6. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Hà My

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 19 phút trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 2 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 11 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 11 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Top