Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đứng hay ngồi khi uống nước mới tốt cho sức khỏe?

Thứ bảy, 18:01 09/07/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Các chuyên gia khuyến cáo, uống nước không đúng cách, uống quá nhanh, sai tư thế sẽ gây ra những tác hại không mong muốn cho sức khỏe.

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể con người, do đó đây là thành phần rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi người cần uống 8 ly nước (mỗi ly chứa khoảng 200ml) mỗi ngày, nhưng trên thực tế nên uống nhiều hơn, khoảng 3 lít một ngày cho nam giới và 2,2 lít cho phụ nữ. Lý do của sự khác biệt này là do nam giới thường có khối cơ lớn hơn phụ nữ, vì vậy cơ thể nam giới dự trữ nước nhiều hơn.

Đứng hay ngồi khi uống nước mới tốt cho sức khỏe? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, lượng nước thực tế một người cần uống trong ngày còn phụ thuộc vào các yếu tố: Cường độ vận động, môi trường làm việc, khí hậu. Chẳng hạn, lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày cần tăng lên trong một số trường hợp như: Trong thời tiết nóng; trước, trong và sau khi hoạt động thể chất; phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú; khi đang gặp những bệnh nhiễm khuẩn kèm sốt, hoặc bệnh cúm...

Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người không uống đủ lượng nước theo khuyến nghị mà chỉ uống nước khi thấy khát. Đây là một thói quen không tốt cho cơ thể. Chúng ta cần uống nước thường xuyên ngay cả khi không khát để bù đắp cho quá trình bài tiết làm mất nước và đảm bảo sự cân bằng cho chức năng hoạt động của cơ thể, điều hòa thân nhiệt và cải thiện chức năng tim mạch.

Điều gì xảy ra khi uống quá ít nước mỗi ngày?

Nhiều chuyên gia đã từng lên tiếng cảnh báo, không có nước, con người sẽ không thể khỏe mạnh, các bộ phận trong cơ thể sẽ không thể vận hành một cách trơn tru, dẫn đến nhiều bất lợi khác cho sức khỏe. Một số tác hại từ thói quen ít uống nước có thể kể đến như:

Cơ thể mệt mỏi

Người mất nước thường bị khát, đau đầu, khô miệng, môi, lưỡi và da. Khi tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn, các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi, đi tiểu ít hoặc nước tiểu màu sẫm, chóng mặt và đau ngực.

Táo bón và các vấn đề về tiêu hóa

Để chuyển động ruột hiệu quả, cần phải uống nhiều nước. Không uống đủ nước có thể gây ra tích tụ độc tố trong đường ruột và gây nhiễm độc cho cơ thể. Táo bón kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm hội chứng quá tải chất độc, dị ứng và các vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, buồn nôn, đau bụng và ăn không ngon.

Mất tập trung

Não bộ được cấu tạo từ 80% là nước, do đó, khả năng và chức năng của bộ não phụ thuộc nghiêm trọng vào nước. Ngay cả mất nước nhẹ cũng làm suy yếu khả năng của não, gây khó khăn cho khả năng suy nghĩ.

Đau khớp

Sụn khớp được tìm thấy trong các khớp và đĩa đốt sống, giúp hạn chế sự cọ xát giữa các mặt khớp lại với nhau. Sụn khớp chứa khoảng 80% nước. Do đó, cơ thể có đủ nước sẽ đảm bảo sức khỏe cho các sụn khớp, giúp hỗ trợ đắc lực trong các hoạt động như đi lại, chạy hoặc nhảy, nhất là khi làm việc ngoài trời trong môi trường nắng nóng.

Lão hóa sớm

Khi chúng ta già đi, cơ thể giữ lại lượng nước dự trữ thấp hơn, vì vậy chúng ta cần phải tăng lượng nước uống. Sự mất nước có thể làm gia tăng cả lão hóa bên trong và bên ngoài, vì vậy uống đủ nước sẽ giúp hạn chế quá trình lão hóa.

Uống nước thế nào cho đúng?

Đứng hay ngồi khi uống nước mới tốt cho sức khỏe? - Ảnh 2.


Tưởng chừng như uống đủ nước là tốt nhưng tư thế uống nước như thế nào để tốt nhất cho sức khỏe cũng là điều quan trọng. Nước chiếm phần lớn trong chất lỏng, chất bôi trơn và lớp đệm ở khớp và cơ bắp. Nước có tác dụng thanh lọc và duy trì chức năng nội tạng. Do vậy, khi uống nước không đúng tư thế sẽ dẫn đến đau bụng, hội chứng trào ngược, đau khớp, không tốt cho chức năng của thận.

Theo đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đứng khi uống nước là một tư thế chưa đúng. Khi đứng, nước sẽ nhanh chóng đi xuống ruột, các dưỡng chất không được hấp thụ vào các cơ quan vì nước giúp vận chuyển vitamin và dưỡng chất đến từng tế bào trong cơ thể, giúp thải trừ các độc tố gây hại.

Lý tưởng nhất là nên ngồi uống nước, với tư thế này nước sẽ được giữ lại trong cơ thể lâu hơn. Ngồi uống nước cơ thể được hấp thụ các dưỡng chất hiệu quả hơn.

Một lưu ý cũng rất quan trọng khác khi uống nước là không nên uống nước quá nhanh hoặc uống ừng ực khi vừa hoạt động mạnh. Uống nước quá nhanh trong khi khát có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho tim mạch.

Nên uống từ từ từng ngụm nhỏ và chia nhỏ các lần uống. Không cần phải đợi khát mới uống và nên chú ý khi khát cũng chỉ nên uống một cách chậm rãi để tránh gặp các vấn đề không mong muốn.

Anh Khôi (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 15 phút trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 2 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 14 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top