Dùng nhiều đường fructose có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ
Nghiên cứu của Mỹ mới đây cho biết, nếu tiêu thụ quá nhiều đường fructose có thể gây rò rỉ ruột và dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ.
Đường fructose có thể gây gan nhiễm mỡ
Ngũ cốc thêm đường, nước ngọt và bánh ngọt là những thực phẩm chế biến sẵn tiện lợi và ngon miệng vì chúng được làm ngọt bằng sirô bắp có hàm lượng đường fructose cao. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy tiêu thụ quá nhiều đường fructose có thể gây rò rỉ ruột và dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
Các chuyên gia tại Ðại học California-San Diego (Mỹ) gần đây phát hiện đường ruột bị rò rỉ dường như là một cơ chế để NAFLD phát triển, do đó, họ cho rằng bảo vệ đường ruột thực sự có thể ngăn ngừa tổn thương ở gan.

Đường fructose rất có hại cho sức khỏe nếu dùng sai cách. Ảnh minh họa.
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Metabolism, nhóm chuyên gia đã quan sát cẩn thận quá trình này ở chuột. Ðầu tiên, họ nuôi chuột bằng chế độ ăn chứa nhiều đường fructose hoặc kết hợp cả fructose và chất béo. Trong cả hai trường hợp, cơ chế chuyển hóa fructose đã ức chế các prôtêin bảo vệ ruột, khiến "ruột bị rò rỉ" và cho phép các chất độc thoát vào máu. Khi những chất độc này đến gan, chúng gây viêm nhiễm và tích tụ mỡ.
Nói cách khác, những con chuột này đã phát triển NAFLD, nặng nhất là những con tiêu thụ hàm lượng cao cả fructose và chất béo. Trái lại, gan của những con chuột dùng đường fructose ở mức tối thiểu vẫn khỏe mạnh. Kết quả này tương tự trường hợp con người tiêu thụ đường fructose bằng cách ăn trái cây.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Michael Karin cho biết NAFLD là nguyên nhân gây bệnh gan mãn tính phổ biến nhất thế giới, nó có thể tiến triển thành các bệnh nghiêm trọng hơn như xơ gan, ung thư gan, suy gan và tử vong. Những phát hiện mới chỉ ra một phương pháp có thể ngăn ngừa tổn thương gan ngay từ đầu, đó là hạn chế tối đa việc tiêu thụ đường fructose.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu không tăng fructose và sử dụng fructose ở mức phù hợp với mức tiêu thụ bình thường hàng ngày của fructose (bao gồm cả một phần của trái cây và rau quả), fructose không gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), cũng không phải là tăng mỡ trong máu để có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Gây chuyển hóa năng lượng của cơ thể
Một số nghiên cứu cho thấy lượng đường fructose cao có thể gây ra những thay đổi đối với quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Nhiều nghiên cứu trong số này được thực hiện trên động vật, hoặc là những thử nghiệm ngắn hạn ở người, với mức độ fructose cao hơn nhiều so với tiêu thụ trong chế độ ăn trung bình.
Phương pháp này được gọi là "siêu liều lượng" (hyper-dosing) cung cấp năng lượng trên nhu cầu bình thường và gây ra sự gia tăng mỡ trong máu, đây là một nguy cơ gây ra các bệnh chuyển hóa như bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2.
Nói chung, việc tăng khẩu phần ăn từ bất kỳ nguồn năng lượng nào dựa trên nhu cầu năng lượng cuối cùng sẽ dẫn đến tăng cân, trừ khi được cân bằng bởi tăng hoạt động thể chất.
Theo tìm hiểu được biết, đường fructose là dạng đường tự nhiên được tìm thấy trong mật ong và trái cây (ví dụ: chà là, nho khô, quả sung, táo và nước ép trái cây tươi) và có lượng nhỏ trong một số loại rau (ví dụ như cà rốt). Fructose giống như glucose, là một loại đường đơn và ngọt nhất trong số các carbohydrate tự nhiên; một phân tử glucose và fructose kết hợp tạo ra đường sucrose.
Đường sucrose được sử dụng ở nhà để nấu nướng và được dùng làm chất tạo ngọt trong sản xuất thực phẩm và đồ uống. Một nguồn khác của fructose là syrup glucose-fructose (trong đó syrup ngô có hàm lượng fructose cao) được làm từ ngô và lúa mì, được sử dụng làm chất tạo ngọt trong nhiều loại thực phẩm như mứt, chất bảo quản và bánh kẹo. Hàm lượng fructose của chúng có thể dao động từ 5% đến 50%.
Nếu fructose chiếm hơn 50% khối lượng syrup, chúng nên có tên trong thành phần nguyên liệu là "Syrup Fructose-Glucose’. Fructose cung cấp năng lượng calo tương đương cho mỗi gram như bất kỳ loại đường hoặc carbohydrate tiêu hóa nào khác, tức 4 kilocalories trong mỗi gram.
Fructose được tiêu hóa ở gan để sản xuất glucose là chủ yếu (~50%), một lượng nhỏ glycogen (>17%), lactate (~ 25%) và một lượng nhỏ axit béo. Glucose di chuyển trong máu đến tất cả các cơ quan và cơ bắp, nơi chúng được chuyển hóa thành năng lượng. Lactate và axit béo cũng là nguồn năng lượng cho cơ thể.
Theo VietQ

Bệnh tay chân miệng đang gia tăng, bố mẹ cần biết điều này để bảo vệ con
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Bệnh tay chân miệng đang là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm bởi đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em dưới 5 tuổi.

8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcKhi nạp quá nhiều carbohydrate tinh chế, cơ thể sẽ có một số phản ứng như mụn trứng cá, tăng cân hay tình trạng mất năng lượng. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ tiết lộ những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều loại carbohydrate này.

Người đàn ông 58 tuổi phát hiện viêm túi thừa đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - 3 ngày nay, người đàn ông bị viêm túi thừa đại tràng có xuất hiện đau bụng âm ỉ quanh rốn và mạn sườn phải, thỉnh thoảng đau thành cơn, đại tiện phân lỏng 1-2 lần/ngày...

Người đàn ông ở Quảng Ninh mắc đồng thời 2 ung thư ống tiêu hóa hồi phục nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Mắc đa ung thư giai đoạn muộn phức tạp và nặng nề, các bác sĩ đã quyết định phương án điều trị kết hợp giữa phẫu thuật điều trị triệt căn và đốt u gan bằng vi sóng trong cùng một cuộc mổ...

Ăn thịt gà sai cách dễ rước họa, 4 lưu ý khi dùng
Sống khỏe - 9 giờ trướcThịt gà là nguồn cung cấp phong phú các chất dinh dưỡng như đạm, các khoáng chất sắt, kẽm, phốt pho. Tuy nhiên, ăn thực phẩm này sai cách có thể gây rắc rối cho sức khỏe.

Người đàn ông 64 tuổi phát hiện u phổi phức tạp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Sau khi uống thuốc điều trị viêm đường hô hấp nhưng tái phát với triệu chứng nặng hơn, bệnh nhân đến khám và phát hiện khối u phổi gần 2cm với cấu tạo phức tạp.

4 lợi ích vượt trội của trà xanh so với cà phê
Sống khỏe - 13 giờ trướcTrà xanh và cà phê đều là những thức uống rất phổ biến mang lại sự tỉnh táo và tốt cho sức khỏe? Thế nhưng trà xanh có những lợi thế riêng, có thể là một lựa chọn ưu việt hơn cho sức khỏe đối với một số người.

Dấu hiệu cảnh báo tổn thương thận cấp không nên bỏ qua
Sống khỏe - 16 giờ trướcTổn thương thận cấp khiến chức năng thận suy sụp trong vài giờ đến vài ngày, gây tiểu ít, rối loạn điện giải, nếu chậm xử trí có thể dẫn đến tử vong.

Những lợi ích của ăn trứng vịt vào mùa hè
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrứng vịt là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc. Theo quan niệm truyền thống phương Đông, ăn trứng vịt vào mùa hè còn là một cách tăng cường sức khỏe, giúp cường thân kiện thể, tiêu thử giáng hỏa, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Người đàn ông 60 tuổi bị thủng dạ dày thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông này đã uống thuốc giảm đau và thuốc xương khớp không rõ nguồn gốc dài ngày để điều trị viêm khớp dạng thấp, dẫn đến tình trạng viêm dạ dày biến chứng thủng dạ dày.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...