Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng nước chấm kiểu này vô cùng mất vệ sinh, nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm, đáng tiếc nhiều gia đình hiện nay vẫn chuộng

Thứ năm, 15:58 07/10/2021 | Sống khỏe

Sau khi ăn uống no say sẽ là bước đứng lên dọn dẹp. Nhiều người vì tiếc bát nước chấm còn nhiều, hương vị lại ngon lành, khoái khẩu như thế, đổ đi thì hoang phí quá chừng...

Pha nhiều nước chấm rồi để lưu cữu ăn nhiều ngày là thói quen phổ biến của một bộ phận người Việt

Nước chấm là một trong những món thường xuất hiện trên mâm cơm của người Việt. Để bữa cơm thêm đậm đà, đúng vị, để những món đồ chiên rán thực sự trở thành khoái khẩu, rau luộc ăn ngon đúng vị... người ta cần đến những thứ gia vị như nước chấm. Không chỉ là nước mắm, xì dầu, tương... nguyên bản, nhiều mẹ nội trợ thể hiện sự khéo léo của chính mình với những món nước chấm đòi hỏi sự pha chế tinh tế, nhiều nguyên liệu đi kèm. Từ đó, các đầu bếp gia đình cho ra những món nước chấm dạng nước, dạng hỗn hợp đặc... muôn màu muôn vẻ, miễn sao phù hợp với món thịt quay, nem rán, đồ luộc... trên mâm cơm.

Dùng nước chấm kiểu này vô cùng mất vệ sinh, đáng tiếc nhiều gia đình hiện nay cực chuộng - Ảnh 1.

Nước chấm là một trong những món thường xuất hiện trên mâm cơm của người Việt.

Sau khi ăn uống no say sẽ là bước đứng lên dọn dẹp. Nhiều người vì tiếc bát nước chấm còn nhiều, hương vị lại ngon lành, khoái khẩu như thế, đổ đi thì hoang phí quá chừng. Thế là nghiễm nhiên, nhiều người giữ lại bát nước chấm để bữa sau ăn tiếp tục... Một vài lần thì thôi không nói làm gì nhưng tình trạng dùng nước chấm còn thừa cho các bữa ăn sau lại là chuyện hết sức bình thường, trở thành thói quen tiết kiệm mà "có ảnh hưởng gì cho sức khỏe đâu" thì có lẽ không thể không đem ra bàn luận.

Đó là chưa kể bát nước chấm còn thừa của bữa trước, đến bữa sau chưa sử dụng đến ngay. Vì bữa sau, chúng ta có thể ăn đổi bữa những món mới và những món này có thể không cần dùng đến. Thế là bạn để đó, người nào cẩn thận hơn thì bọc màng bọc thực phẩm cho vào tủ lạnh, còn không thì cứ vứt vạ vứt vật ngoài bàn ăn, đậy lồng bàn là xong, có khi đến mấy ngày sau mới sử dụng đến. Khi đụng đến món nước chấm thừa sau nhiều ngày pha, nếm thấy vị vẫn bình thường thế thì cứ yên tâm mà chén. Nhiều người có suy nghĩ như vậy và coi đó là chuyện thường như cơm bữa.

Dùng nước chấm kiểu này vô cùng mất vệ sinh, đáng tiếc nhiều gia đình hiện nay cực chuộng - Ảnh 3.

Khi đụng đến món nước chấm thừa sau nhiều ngày pha, nếm thấy vị vẫn bình thường thế thì cứ yên tâm mà chén.

Thế nhưng về góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm, góc độ sức khỏe con người thì sao? Có thể bạn sẽ phải bất ngờ với những chia sẻ của chuyên gia về vấn đề dùng nước chấm kiểu này.

Dùng nước chấm đã qua sử dụng từ ngày này sang ngày khác không đơn giản là mất vệ sinh an toàn thực phẩm!

Hành động cẩu thả trong ăn uống, phong cách sống nói chung

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), trước hết, khoan bàn về chuyện thói quen dùng nước chấm kiểu này có an toàn cho sức khỏe hay không.

"Điều đầu tiên phải nói về cách dùng nước chấm còn thừa từ ngày này sang ngày khác cho đến khi hết hoặc khi có mùi lạ... là hành động vô cùng cẩu thả. Nhiều người cho rằng điều này rất tiện lợi, tiết kiệm nhưng tôi chỉ thấy đây là những người có hành động cẩu thả thực sự trong căn bếp của mình", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.

Dùng nước chấm kiểu này vô cùng mất vệ sinh, đáng tiếc nhiều gia đình hiện nay cực chuộng - Ảnh 4.

Điều đầu tiên phải nói về cách dùng nước chấm còn thừa từ ngày này sang ngày khác cho đến khi hết hoặc khi có mùi lạ... là hành động này vô cùng cẩu thả.

Cả nhà dùng chung một bát nước chấm đã có nguy cơ tạo vi khuẩn

Theo chuyên gia, dùng bát nước chấm chung là một trong những thói quen ăn uống phổ biến của người Việt. Cũng giống như việc ngồi quây quần bên những món ăn đặt vào bát to bát nhỏ, cả nhà cùng gắp thức ăn trong đó, bát nước chấm cũng là vật chung cho cả nhà cùng sử dụng trong bữa ăn. Khi sử dụng chung như vậy, dù là quãng thời gian ăn uống ngắn ngủi vẫn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

TS Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam) nhận định, nếu cả nhà dùng chung bát nước chấm thì sẽ làm tăng nguy cơ lây lan virus, vi khuẩn. Nguyên nhân bởi khi dùng đũa gắp thức ăn rồi chấm, sau đó đưa lên miệng... quá trình này tạo điều kiện cho nước bọt từ miệng chuyển sang đầu đũa, dính vào bát nước chấm chung. Nguy cơ lây nhiễm bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra.

Dùng nước chấm kiểu này vô cùng mất vệ sinh, đáng tiếc nhiều gia đình hiện nay cực chuộng - Ảnh 5.

Nếu cả nhà dùng chung bát nước chấm thì sẽ làm tăng nguy cơ lây lan virus, vi khuẩn.

Dùng bát nước chấm chung từ ngày này qua ngày khác, nguy cơ virus, vi khuẩn càng nhân lên

Theo giới chuyên gia, bình thường dùng nước chấm chung với nhau đã mất vệ sinh, đằng này sau khi ăn còn thừa, chủ nhà tiết kiệm bằng cách giữ lại và sử dụng cho bữa ăn sau thì càng kinh hãi.

Lúc này, virus, vi khuẩn không chỉ xuất hiện từ nước bọt có khả năng vương vãi vào bát nước chấm, tạo cơ hội xâm nhập sang cơ thể người khác mà còn những virus, vi khuẩn bên ngoài tấn công. Nhiệt độ môi trường bên ngoài không đảm bảo, để bát nước chấm bên ngoài càng lâu thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng lớn.

Ngay cả khi chấm riêng nước chấm mà giữ lại nhiều ngày cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, không tốt cho sức khỏe khi ăn vào. Nhiều người cho rằng bọc kín hoặc đậy kín rồi để vào tủ lạnh là yên tâm không sợ vi khuẩn, virus tấn công nữa. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi vi khuẩn, virus vẫn có cơ hội tồn tại ở đây ngay khi chúng ta ăn chung với nhau. "Việc bảo quản tủ lạnh chỉ hạn chế được một phần nào đó chứ không ngăn chặn hoàn toàn", giới chuyên gia khẳng định.

Dùng nước chấm kiểu này vô cùng mất vệ sinh, đáng tiếc nhiều gia đình hiện nay cực chuộng - Ảnh 6.

Ngay cả khi chấm riêng nước chấm mà giữ lại nhiều ngày cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, không tốt cho sức khỏe khi ăn vào.

Vậy, giải pháp nào khi dùng nước chấm trong các bữa ăn?

Ngoài việc sử dụng các bát nước chấm riêng cho từng người, theo giới chuyên gia, tốt nhất ngay từ công đoạn chuẩn bị, pha chế nước chấm, chúng ta nên cân đối lượng thực phẩm sử dụng nước chấm, để ra bát đĩa lượng nước chấm vừa phải, hết có thể đổ thêm. Đó là đối với những dạng nước chấm như nước mắm, xì dầu, tương, bột canh... có sẵn.

Còn với những loại nước chấm đòi hỏi pha chế cầu kỳ hơn, cần nhiều nguyên liệu như tỏi, đường, ớt, hạt tiêu... tốt nhất nên pha nước chấm với lượng hợp lý, có thể dôi ra một chút để tránh tình trạng đang ăn thì thiếu giữa chừng. Tuyệt đối không pha quá nhiều nước chấm vì tiện làm một lần, ngay cả khi bạn cất phần nước chấm này đi ngay, chưa sử dụng đến. Nguyên nhân bởi hành động này khiến nước chấm ít nhiều mất hương vị và bị vi khuẩn bên ngoài tấn công.

Sau khi bữa ăn kết thúc, nước chấm dù có phải pha cầu kỳ hay như thế nào đi chăng nữa, chuyên gia khuyên hãy đổ đi, dù trong trường hợp bữa sau có thể dùng đến. Điều này giúp bạn đảm bảo sức khỏe cho chính mình và cả gia đình. Chỉ cần bạn chịu khó, bỏ thêm chút thời gian pha chế nước chấm cho lần sau là sẽ vừa thêm vững chắc tay nghề vừa đảm bảo an toàn vệ sinh cho mọi thành viên trong gia đình mình nhé!

 

TH

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, gói thuốc mà trẻ uống được xác định là thuốc diệt nấm chứa hoạt chất Hexaconazole – một loại thuốc sinh học dạng lỏng có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ nếu uống nhầm với liều lượng lớn.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM

Sống khỏe - 16 giờ trước

Sở Y Tế Hà Nội và TPHCM vừa công bố Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội dẫn đầu về chất lượng trong khối bệnh viện công lập và tư nhân, còn Tâm Anh TPHCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 17 giờ trước

GĐXH - Thai phụ bị cường giáp thoáng qua đến khám với triệu chứng nôn nghén nhiều, gầy sụt 2kg/ 2 tháng, hồi hộp trống ngực…

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Thiếu hụt dinh dưỡng ở học sinh là tình trạng phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua, do các dấu hiệu thường không rõ ràng, diễn tiến âm thầm. Nếu không được nhận diện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, sốc nhiệt trong mùa nắng nóng là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc chậm trễ trong xử trí có thể khiến người bệnh bị tổn thương não, các cơ quan nội tạng, thậm chí tử vong.

Top