Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng thấy sốt là sợ: Bác sĩ bệnh viện Bạch Mai "chỉ mặt" tác dụng có lợi và có hại của sốt

Thứ bảy, 20:10 11/08/2018 | Sống khỏe

Đa phần mọi người lầm tưởng sốt là một căn bệnh, dẫn đến việc lo lắng hoảng sợ và mong muốn tìm mọi cách để hạ sốt nhanh nhất. Tuy nhiên, sốt thực sự có lợi nhiều hơn là hại.

PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sốt do nhiều yếu tố gây nên.

Khi các tác nhân gây sốt tác động vào cơ thể, trung tâm điều nhiệt bị ảnh hưởng, làm cơ thể tăng tạo nhiệt và giảm thải nhiệt.bDo vậy, cơ thể thiết lập nên một ngưỡng nhiệt độ mới cao hơn so với ngưỡng bình thường và vì thế thân nhiệt bình thường trở thành thấp.

Như thế nào được gọi là sốt?

Sốt là khi thân nhiệt của cơ thể tăng cao hơn so với mức bình thường, khi nhiệt độ đo được ở hậu môn từ 38 độ C trở lên. Tổ chức Y tế Thế giới quy ước: Một người được xác định có sốt nếu có 1 trong các biểu hiện sau:

- Đang có nhiệt độ đo ở nách từ 37,5 độ C trở lên

- Sờ thấy nóng

- Sốt từ mấy hôm trước

- Ở người bình thường thân nhiệt thường dao động trong khoảng từ 36,5 độ C đến 37,5 độ C. Thân nhiệt trong ngày dao động thấp nhất vào 4 giờ sáng và cao nhất vào 18 giờ.

Ngoài ra, trong một số trường hợp thân nhiệt cũng thay đổi ví dụ: thân nhiệt tăng khi ăn, hoạt động thể lực, thay đổi tâm lý, trong chu kỳ kinh.

Phân loại mức độ sốt

Dựa vào nhiệt độ đo được ở hậu môn khi bị sốt có thể chia sốt thành 4 mức độ.

- Sốt nhẹ: Khi nhiệt độ đo được từ 38 đến 39 độ C

- Sốt vừa: Khi nhiệt độ đo được từ 39 đến 40 độ C

- Sốt cao: Khi nhiệt độ đo được từ 40 đến 41 độ C

- Sốt kịch phát: Khi nhiệt độ từ 41 độ C trở lên.

Nhiệt độ đo ở nách sẽ thấp hơn nhiệt độ đo ở hậu môn khoảng 0,5 độ C.

Dựa vào nhiệt độ đo được ở hậu môn, sốt có thể chia sốt thành nhiều cấp độ.

Theo PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng phân tích, sốt được coi là một phản ứng tự vệ của cơ thể. Nó vừa có tác dụng của sốt đối với cơ thể bảo vệ sức khỏe vừa có tác dụng xấu đối với sức khỏe của con người.

Đa phần mọi người lầm tưởng sốt là một căn bệnh, dẫn đến việc lo lắng hoảng sợ và mong muốn tìm mọi cách để hạ sốt nhanh nhất. Tuy nhiên, sốt thực sự có lợi nhiều hơn là hại.

Tác dụng có lợi

Thực tế tại các bệnh viện, các bác sĩ thấy có một số ít bệnh nhiễm trùng ở người thì việc sốt cao rõ ràng có lợi cho người bệnh, chẳng hạn như bệnh giang mai, viêm đa khớp dạng thấp hay ung thư di căn.

Ở những bệnh này, các chuyên gia y tế thấy các đáp ứng miễn dịch của cơ thể tăng lên khi bệnh nhân bị sốt. Điều này rất có lợi cho cơ thể trong quá trình sử dụng các chất trung gian hóa học nhằm chống lại bệnh tật.

Ở những người già, yếu khi mắc các bệnh nhiễm trùng có thể không bị sốt hoặc sốt rất ít. Điều này là một dấu hiệu không tốt cho sức khỏe và tiên lượng bệnh.

Bác sĩ Dũng nhấn mạnh: "Khi bị sốt, các phản ứng miễn dịch trong cơ thể tăng hoạt động do vậy làm tăng khả năng đáp ứng miễn dịch và tiêu diệt mầm bệnh. Chính vì thế, khi tiêm chủng nếu sốt mà phải dùng thuốc hạ sốt sẽ làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể".

Khi bị sốt sẽ kích thích các phản ứng chuyển hóa trong tế bào và tạo điều kiện để tích lũy năng lượng dự trữ.

Người ta đã ứng dụng gây sốt nhân tạo nhằm mục đích điều trị trong 1 số trường hợp: Điều trị sẹo lồi, sẹo co sau bỏng do sốt làm ức chế quá trình tạo sẹo và làm mềm sẹo, tổn thương do chấn thương tủy sống, điều trị thể sớm bệnh giang mai có tổn thương thần kinh.

Tác dụng có hại

Tuy có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng tác hại của sốt đối với con người cũng không ít.

Đầu tiên sốt làm gia tăng quá trình chuyển hóa của cơ thể, làm teo cơ bắp, gia tăng nhịp tim, tăng tiết mồ hôi dẫn đến mất nước và muối nếu nặng có thể đưa đến rối loạn nước và điện giải.

Thông thường, sốt hay đi kèm với tình trạng khó chịu do nhức đầu, sợ ánh sáng, mệt mỏi toàn thân hay nóng bức quá mức.

Sốt cao có thể thúc đẩy quá trình hình thành những cơn co giật ở những người có tiền sử động kinh, rét run và vã mồ hôi của những cơn sốt do nhiễm khuẩn gây khó chịu nhiều đối với người bệnh.

Ở những người cao tuổi đang mắc bệnh tim hay bệnh mạch máu não, sốt cao đặc biệt tác dụng của sốt đối với cơ thể cực nguy hiểm.

Những dấu hiệu điển hình xảy ra khi sốt cao hoặc nguy kịch

- Tăng phản ứng quá mẫn gây shock

- Tăng quá trình tiêu hủy, giảm kẽm và sắt trong máu.

- Mất nước, rối loạn điện giải.

- Có thể gây co giật.

- Có thể gây các tổn thương thần kinh khác: mê sảng, lú lẫn…

- Chán ăn, suy kiệt.

- Suy tim, suy hô hấp.

PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai

Chuyên gia chỉ cách xử lý sốt

Sốt thông thường không quá nguy hiểm, thậm chí nhiều trường hợp còn có lợi đối với cơ chế phòng chống bệnh tật của con người. Một số người do sốt quá nặng cần xử trí giảm cơn sốt.

Cách 1: Làm mát cơ thể bằng phương pháp vật lý

- Làm mát trung tâm là truyền dịch đã được làm lạnh hoặc truyền yếu tố lạnh vào tĩnh mạch cho người bệnh.

Phương pháp này có ưu điểm là có thể hạ nhiệt rất nhanh nhưng nhược điểm là khá phức tạp do phải chuẩn bị dịch truyền (làm lạnh dịch truyền) và là thủ thuật xâm lấn.

Vì vậy, phương pháp làm mát trung tâm chỉ áp dụng để giảm sốt cho những trường hợp sốt nguy kịch và đã áp dụng các phương pháp làm mát bề mặt và dùng thuốc nhưng thất bại.

- Làm mát bề mặt:

Làm mát bề mặt qua không khí: Đặt người bệnh vào môi trường thoáng mát hoặc nằm trên giường mát, cởi bỏ bớt quần áo chỉ mặc quần áo mỏng, rộng, ngắn, trẻ nhỏ có thể không đóng bỉm.

Làm mát bề mặt bằng dịch (chườm ấm): Dùng khăn thấm nước ấm (nhiệt độ của nước chườm tốt nhất là khoảng 30 – 33 độ C) lau người trẻ hoặc dùng khăn thấm nước ấm quấn quanh người trẻ.

Lưu ý:

- Không cần chườm ấm nếu nhiệt độ trung tâm cơ thể hạ dưới 38 độ C.

- Thay khăn chườm thường xuyên 1-2 phút/lần.

Bổ sung nhiều nước cho người bị sốt là biện pháp hạ sốt và bù khoáng cho cơ thể.

Cách chăm sóc người bị sốt

Đề phòng co giật

- Theo dõi nhiệt độ thường xuyên đối với người bị sốt.

- Thực hiện các can thiệp hạ sốt một cách khẩn trương, chính xác.

Đề phòng mất nước

- Phải đặc biệt bổ sung nhiều nước cho người bị sốt.

Theo Soha/Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều

Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều

Sống khỏe - 1 giờ trước

Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?

Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày

Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế - 2 giờ trước

Nhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Mẹ và bé - 2 giờ trước

Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Sống khỏe - 2 giờ trước

Thời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Sống khỏe - 15 giờ trước

Sau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?

Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Lá chanh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu, ổn định và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà

Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà

Sống khỏe - 18 giờ trước

Gai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.

Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang

Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang

Sống khỏe - 19 giờ trước

Cho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.

Top