Dùng thực phẩm đóng hộp: Tiềm ẩn nhiều rủi ro không nhỏ
Đằng sau sự tiện ích khi sử dụng thực phẩm đóng hộp là những mối nguy hiểm cho sức khỏe. Tùy vào hàm lượng tiêu thụ và loại thực phẩm mà mức độ nguy hại có thể khác nhau.
Vào hè, cùng với những chuyến đi xa, đi du lịch, picnic thì thực phẩm đóng hộp (đồ hộp) được coi là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người. Tuy nhiên, thực phẩm đóng hộp có thực sự an toàn và khi dùng loại thực phẩm này, người dân cần lưu ý những gì?
Thường xuyên ăn thực phẩm đóng hộp có thể gây ngộ độc thực phẩm, béo phì, vô sinh...
Để bảo quản thực phẩm đóng hộp, các cơ sở sản xuất phải sử dụng các chất phụ gia và bảo quản nằm trong danh mục cho phép về hàm lượng. Tuy nhiên, theo kỹ sư hóa thực phẩm Hồ Thu Thủy, hiện nay trên thị trường, thực phẩm đóng hộp đang ngày càng phổ biến, đa dạng về chủng loại, do đó có rất nhiều sản phẩm sử dụng chất bảo quản và các chất phụ gia không rõ nguồn gốc xuất xứ và không có nhãn mác. Đồng thời, để thức ăn tươi ngon, có mùi hấp dẫn, nhiều cơ sở còn dùng các chất tạo mùi, vị thơm, mì chính, đường hóa học… Vì thế, nếu sử dụng đồ hộp có chứa các chất này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium botulinum phát triển, có thể dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm .
Bên cạnh đó, vỏ đồ hộp được làm bằng kim loại còn có thể ngấm vào thực phẩm, đặc biệt là những loại hoa quả có chứa axít hay thực phẩm chứa mỡ sẽ hòa tan và hấp thu kim loại rất nhanh. Kim loại này khiến gan khó đào thải chất độc đồng thời giảm quá trình hấp thụ khoáng chất và gây hại tới cơ thể của bạn.
Ngoài ra, nếu tiêu thụ thực phẩm đóng hộp thường xuyên, các chất này có thể tích lũy trong cơ thể, tới khi lượng đủ lớn sẽ gây rất nhiều tác hại đến sức khỏe như bệnh tim mạch, thậm chí có thể gây ung thư. Một số loại thực phẩm đóng hộp có lượng chất béo khá cao, thậm chí hàm lượng muối cũng cao vì thế mà có thể gây ra hiện tượng béo phì.

Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ và Canada cho biết: Đa số các loại sản phẩm đóng hộp đều có hàm lượng các chất hóa học độc hại BPA vượt mức cho phép.
Theo kết quả nghiên cứu của Quỹ Ung thư vú (Mỹ): Chất BPA trong thực phẩm đóng hộp là nguyên nhân chính gây nhiều bệnh cho cơ thể con người như bệnh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, gây vô sinh, bệnh tiểu đường, béo phì, hen suyễn, và một số triệu chứng khác như mất tập trung, tim đập nhanh, căng thẳng… Quỹ này cảnh báo người tiêu dùng hãy cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm đóng hộp và chỉ rõ tác hại của chất BPA. Cùng với đó, Quỹ cũng kêu gọi mọi người tẩy chay chất này ra khỏi thị trường thực phẩm.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Atlanta (Mỹ) cho hay: Dù sử dụng không quá tiêu chuẩn cho phép thì chất BPA vẫn gây hại đến sức khỏe. Vì vậy, do những lo ngại về tác động của hóa chất đối với sức khỏe đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ,
Ngoài ra, khi sử dụng đồ hộp, chúng ta thường có thói quen hâm nóng, ở nhiệt độ 70-80 độ C, các loại chất cực độc DOP (dioctin phatalat) có nhiều trong túi nhựa, hộp xốp sẽ hòa tan vào thực phẩm và làm ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của nam giới, gây ra vô sinh , hiếm muộn.
Không những thế, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm đóng hộp thường có giá trị dinh dưỡng không cao và nhiều đường nên nếu thường xuyên sẽ không có lợi cho bà bầu và thai nhi. Vì vậy, chị em đang mang bầu không nên sử dụng đồ hộp trong tháng đầu thai kỳ. Đặc biệt sử dụng lâu với số lượng lớn có thể tăng nguy cơ gây sẩy thai hay thai dị tật. Nếu người mẹ ăn quá nhiều đồ hộp trong thời gian mang thai vô cùng nguy hiểm.

Sử dụng thực phẩm đóng hộp trong thời gian dài không tốt cho sức khỏe
4 lưu ý quan trọng khi sử dụng đồ hộp
Theo BS dinh dưỡng Thu Hoài (nguyên BV Thanh Nhàn) việc sử dụng đồ hộp rất quan trọng, nếu chúng ta sử dụng đồ hộp không đúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và càng làm cho cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy, khi tiêu thụ thực phẩm đóng hộp cần lưu ý những điều sau:
Không sử dụng thực phẩm đóng hộp khi hạn sử còn quá ngắn: Không nên mua thực phẩm được đóng trong hộp mà còn 1 tháng vì quy định chất lượng các nhà sản xuất hiện nay vẫn khá lỏng lẻo, có thể là trên bao bì 1 tháng nữa mới hết hạn nhưng từ lúc đó thực phẩm đã biến chất rồi. Khi mua cần xem kỹ các thông tin hướng dẫn sử dụng, giá trị dinh dưỡng , thành phần, bảo quản, ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Không mua đồ hộp bị rách bao bì, hở, móp méo, thông tin cần thiết trên sản phẩm bị tẩy xóa hoặc mờ nhạt.
Đồ hộp khi mở nắp nên sử dụng trong thời gian ngắn: Để bảo quản được lâu, đồ hộp phải được đóng kín, thanh trùng, do đó những đồ hộp đã mở nắp thì chúng ta nên sử dụng trong thời gian ngắn. Không nên sử dụng trong thời gian dài bởi vì khi mở nắp thì các vi khuẩn bên ngoài dễ tấn công vào thực phẩm
Với những đồ hộp đã bị phồng 2 đầu nắp, méo mó thì không nên sử dụng.
Khi sử dụng các loại thịt đóng hộp nên ăn kèm rau củ trái cây tươi để bổ sung thêm vitamin và chất xơ.
Nấu chín trước khi sử dụng: nhiều người có suy nghĩ vì thực phẩm đóng hộp là thức ăn chín không cần qua chế biến. Tuy nhiên với các sản phẩm đồ hộp có thể đun sôi, nấu kỹ được
Bà bầu và trẻ nhỏ hạn chế sử dụng: Thực phẩm đóng hộp nghèo chất dinh dưỡng nên phụ nữ và trẻ nhỏ nên hạn chế ăn.
Theo Trí thức trẻ

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 9 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 18 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 22 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.