Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng thuốc đặc hiệu chống cúm khi nào?

Chủ nhật, 08:49 13/11/2016 | Sống khỏe

SKĐS - Vào mùa Đông - Xuân, không khí lạnh ẩm thường là môi trường thuận lợi cho virut cúm phát triển gây bệnh. Khi bị cúm (cúm mùa) người bệnh thường có các triệu chứng như sốt, đau nhức cơ toàn thân, đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho…

Vào mùa Đông - Xuân, không khí lạnh ẩm thường là môi trường thuận lợi cho virut cúm phát triển gây bệnh. Khi bị cúm (cúm mùa) người bệnh thường có các triệu chứng như sốt, đau nhức cơ toàn thân, đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho… Ở nước ta các virut gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và cúm B. Bên cạnh việc điều trị triệu chứng thì thuốc điều trị đặc hiệu bệnh cúm bằng thuốc chống virut tamiflu được sử dụng với những bệnh nhân cúm nặng, cúm biến chứng hoặc cúm trên những bệnh nhân dễ diễn biến nặng và có biến chứng như người cao tuổi, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, béo phì…

Tamiflu (oseltamivir) là một thuốc kháng virut được sử dụng để ngăn chặn hoạt động của loại virut cúm (A và B) trong cơ thể ở những bệnh nhân có triệu chứng cúm ít hơn 2 ngày. Thuốc cũng có thể được dùng để phòng ngừa cúm ở những người có tiếp xúc nhưng chưa có triệu chứng, nhưng không dùng điều trị cảm lạnh thông thường và không nên được sử dụng thay cho việc tiêm phòng cúm hàng năm.

Cần lưu ý, điều trị bằng tamiflu nên bắt đầu càng sớm càng tốt khi xuất hiện các triệu chứng cúm, như sốt, ớn lạnh, đau cơ, đau họng và chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Đối với dạng viên nang cần uống với 1 cốc nước đầy và bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và nhiệt. Đối với dạng hỗn dịch cần lắc đều hỗn dịch trước khi uống và lấy muỗng, thìa có sẵn trong hộp thuốc để đong liều thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cần bảo quản dạng hỗn dịch (lỏng) này trong ngăn mát của tủ lạnh. Thuốc có thể được dùng cùng với thức ăn hoặc sữa để tránh sự rối loạn của dạ dày.

Để điều trị các triệu chứng cúm, dùng thuốc ngày 2 lần (cứ 12 giờ 1 lần uống thuốc). Liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc trong 5 ngày. Để ngăn chặn các triệu chứng cúm, dùng thuốc mỗi 24 giờ trong 10 ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần sử dụng thuốc đúng thời gian quy định. Các triệu chứng có thể cải thiện trước khi hết nhiễm trùng. Người bệnh cần cho bác sĩ biết nếu các triệu chứng cúm không cải thiện, hoặc trầm trọng hơn.

Một số người sử dụng thuốc có thể gặp tác dụng phụ do thuốc gây ra như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu, chảy máu mũi, mắt đỏ hay khó chịu, mất ngủ... Ngoài ra ở một số người gặp các triệu chứng như mê sảng, ảo giác, hành vi bất thường, hoặc tự gây thương tích (tuy hiếm gặp). Những triệu chứng này xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ em. Hãy gọi bác sĩ ngay nếu gặp các hiện tượng trên.

Cần ngừng sử dụng thuốc và tìm đến trợ giúp y tế khẩn cấp nếu có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng, phát ban da đỏ và phồng rộp hoặc bong tróc trong quá trình dùng thuốc. Không cho thuốc này cho trẻ em dưới 1 tuổi hoặc bị dị ứng với thuốc.

BS. Lê Xuân Bách

Theo Sức khỏe & đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 6 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Top