Duy trì 6 thói quen này trước khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon, da đẹp, ít bệnh tật và kéo dài tuổi thọ
GiadinhNet - Một giấc ngủ ngon sẽ mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Giấc ngủ tốt sẽ làm tiêu hao sự mệt mỏi, khôi phục sức lực đã mất, giữ cho thần kinh được cân bằng, bảo vệ đại não, nâng cao hiệu suất trong công việc, phòng chống bệnh tật.
6 việc nên làm trước khi ngủ để kéo dài tuổi thọ của bạn:

Chỉ một vài lưu ý nhỏ, bạn có thể cải thiện cuộc sống của mình rất nhiều. Ảnh minh họa
Đi bộ trước khi đi ngủ
Đi bộ nhẹ nhàng trước khi ngủ là một phương pháp duy trì sức khỏe tối ưu nhất. Khối lượng vận động của việc đi bộ không lớn, vừa có thể thư giãn đầu óc để loại bỏ mệt mỏi về thể chất, vừa tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Vận động nhẹ nhàng trước khi ngủ sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.
Ngưng dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ 30 phút
Sử dụng điện thoại di động hơn 1 giờ trên giường, ánh sáng xanh phát ra từ nó sẽ làm giảm tổng số melatonin do con người tạo ra khoảng 22%, khiến bạn khó ngủ.
Mặt khác, chơi điện thoại trong thời gian dài sẽ làm tổn thương thị lực, lâu dài thị lực sẽ ảnh hưởng đến gan tức là gan tiêu hao máu, sẽ làm cho gan bị tổn thương.
Do đó, tốt nhất, bạn không nên sử dụng điện thoại trước khi ngủ ít nhất 30 phút. Khi không dùng điện thoại quá nhiều trước khi ngủ, não sẽ được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Đó là một cách để giúp bạn sống thọ hơn.

Không nên sử dụng điện thoại trước khi ngủ ít nhất 30 phút. Ảnh minh họa
Uống chút nước ấm
Khi một người bước vào giấc ngủ, cơ thể sẽ đi vào trạng thái hoạt động sửa chữa và cần nhiều nước để thực hiện chuyển hóa. Đó là lý do tại sao nhiều người cảm thấy miệng khô sau khi thức dậy vào ngày hôm sau.
Do đó, nên uống nửa cốc nước ấm trước khi đi ngủ để bổ sung nước, giúp tránh mất quá nhiều nước trong quá trình bạn ngủ, từ đó giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru và khỏe mạnh hơn.
Ngâm chân
Thói quen ngâm chân trong nước có nhiệt độ vừa phải, xoa bóp các ngón chân và lòng bàn chân có thể giúp thúc đẩy quá trình lưu thông khí và huyết. Điều này còn có thể kích hoạt kinh lạc có tác dụng cân bằng âm dương, giúp an thần, cơ thể thoải mái và dễ ngủ hơn.
Việc ngủ ngon hơn giúp bạn có tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe khoắn vào ngày hôm sau. Từ đó, sức khỏe tổng thể cũng được cải thiện rõ ràng, tuổi thọ vì thế mà kéo dài hơn.
Chải tóc
Chúng ta biết rằng có một số huyệt đạo quan trọng trên đầu. Bằng cách chải tóc, có tác dụng massage, kích thích, có thể làm dịu gan, tăng cường sức khỏe não, giảm đau, tăng thị lực... giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
Nếu kiên trì chải tóc mỗi ngày trước khi đi ngủ, sẽ giúp bảo vệ sức khỏe. Khi chải tóc, cố gắng chải toàn bộ đầu. Bạn nên chải từ trán ra đằng sau cổ và hai bên đầu. Chải ít nhất 50 lần cho mỗi phần, nên dùng lược ngọc, lược gỗ là tốt nhất.
Xoa bụng nhẹ nhàng
Trước khi đi ngủ mà thực hiện xoa bụng sẽ có tác dụng điều hòa lá lách, dạ dày và đường ruột, cải thiện chứng khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, viêm dạ dày mãn tính... Điều này đặc biệt hữu ích với những người có thói quen ăn quá no vào buổi tối, nội tạng được dưỡng khỏe, bạn sẽ được kéo dài tuổi thọ.
Ngủ bao nhiêu là đủ?
Giấc ngủ sẽ tùy thuộc độ tuổi của bạn. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra con số cụ thể của chính mình.
Nhóm tuổi | Số giờ ngủ khuyến cáo mọi ngày | |
Sơ sinh | 0–3 tháng | 14–17 giờ (National Sleep Foundation) Không giới hạn (American Academy of Sleep Medicine) |
Nhũ nhi | 4–12 tháng | 12–16 giờ (bao gồm cả nghỉ giấc ngắn, VD ngủ trưa) |
Trẻ nhỏ | 1–2 tuổi | 11–14 giờ (bao gồm cả nghỉ giấc ngắn) |
Mẫu giáo | 3–5 tuổi | 10–13 giờ (bao gồm cả nghỉ giấc ngắn) |
Nhi đồng | 6–12 tuổi | 9–12 giờ (bao gồm cả nghỉ giấc ngắn) |
Thanh thiếu niên | 13–18 tuổi | 8–10 giờ (bao gồm cả nghỉ giấc ngắn) |
Người trưởng thành | 18–60 tuổi | 7 giờ trở lên (bao gồm cả nghỉ giấc ngắn) |
61–64 tuổi | 7–9 giờ (bao gồm cả nghỉ giấc ngắn) | |
65 tuổi trở lên | 7–8 giờ (bao gồm cả nghỉ giấc ngắn) |
Lưu ý: Chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng không kém gì số giờ ngủ. Nếu gặp những dấu hiệu như: mệt mỏi sau khi ngủ dậy, tỉnh giấc nhiều lần khi ngủ hay bất kỳ triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, hãy cải thiện bằng cách thiết lập những thói quen ngủ tốt hơn hoặc gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn.

Tàu cá của ngư dân Nghệ An mắc kẹt tại biển Cửa Việt (Quảng Trị)

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 8 phút trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 20 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.