F0 cần làm gì để mau khỏe? Tiến sĩ chỉ ra 9 'kim chỉ nam' quan trọng nhất, không được quên
F0 cần làm gì là câu hỏi của rất nhiều người. Dưới đây, một tiến sĩ Mỹ sẽ chỉ ra 9 điều F0 cần nhớ.
Virus SARS-CoV-2 đang tiếp tục lây lan trên toàn cầu, một phần là do biến thể Omicron dễ lây lan hơn so với các biến thể khác.
Nhưng hiện nay, khi tỷ lệ phủ vaccine đã tăng cao, hầu hết những người mắc COVID-19 đều bị bệnh nhẹ và có thể tự phục hồi tại nhà, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Tiến sĩ Judy Tung, trưởng khoa Nội tại Trung tâm Y tế NewYork-Presbyterian/Weill Cornell, Mỹ, cho biết: "Trong khi một số bệnh nhân cần chăm sóc nội trú vì nhiễm COVID-19, thì hầu hết không cần đến bệnh viện và có thể tự chăm sóc cho mình tại nhà một cách an toàn".
"Hiểu các triệu chứng và cách theo dõi, điều trị triệu chứng có thể giúp bạn chăm sóc bản thân một cách an toàn".

Khi tỷ lệ phủ vaccine đã tăng cao, hầu hết những người mắc COVID-19 đều bị bệnh nhẹ và có thể tự phục hồi tại nhà, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Bác sĩ Tung cho biết thêm tin tốt là vaccine COVID-19 đã chứng minh rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do COVID-19 và liều vaccine tăng cường làm cho chúng hiệu quả hơn, kể cả với Omicron. "Tôi thực sự khuyến nghị những người đủ điều kiện nên tiêm chủng và tiêm tăng cường càng sớm càng tốt", bác sĩ Tung nói.
Dưới đây, bác sĩ Tung chia sẻ về 9 ‘kim chỉ nam’ dành cho F0 điều trị tại nhà có các triệu chứng nhẹ.
1. Nhận biết triệu chứng
Triệu chứng COVID-19 mà F0 có thể gặp phải khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng tiêu biểu bao gồm đau đầu, đau họng, sốt, nghẹt mũi và chảy nước mũi, ho, khó thở, đau cơ, mệt mỏi nghiêm trọng, buồn nôn, tiêu chảy, thay đổi vị giác và khứu giác.
Biến thể Omicron có một số triệu chứng tương tự như Delta và các biến thể trước đó. Tuy nhiên, Omicron được cho là gây ra nhiều triệu chứng hô hấp trên (đau họng và nghẹt mũi) hơn các triệu chứng hô hấp dưới (ho, khó thở). Với Omicron, dường như cũng có ít người mất vị giác và khứu giác hơn, Tiến sĩ Tung nói.
"Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khác nhau khá nhiều ở mỗi người và thời gian cũng có thể kéo dài vài ngày với người này, nhưng vài tuần đối với những người khác, điều này rất mệt mỏi", bác sĩ Tung nói. "Điều quan trọng là phải luôn nhận biết các triệu chứng của bạn".
2. Liên hệ với nhân viên y tế
Hãy gọi cho nhân viên y tế ngay khi các triệu chứng COVID-19 khởi phát để họ có thể tư vấn và theo dõi cho bạn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao, bao gồm người lớn tuổi và những người mắc các bệnh nền như béo phì, bệnh phổi mãn tính, tiểu đường hoặc bệnh tim mạch.

Hãy gọi cho nhân viên y tế ngay khi các triệu chứng COVID-19 khởi phát để họ có thể tư vấn và theo dõi cho bạn.
3. Test nhanh COVID-19
Hãy xét nghiệm nếu bạn có bất kỳ triệu chứng COVID-19 nào. Hầu hết các test nhanh COVID-19 để sử dụng tại nhà là xét nghiệm kháng nguyên và có thể cho kết quả sau khoảng 15 phút. Các xét nghiệm kháng nguyên phát hiện protein từ các phần tử virus và thường ít nhạy hơn so với các xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR), vì vậy có thể cho kết quả âm tính giả.
Nếu bạn có triệu chứng COVID-19 nhưng xét nghiệm kháng nguyên cho kết quả âm tính, hãy đặt hẹn xét nghiệm PCR và cách ly tại nhà trong khi chờ kết quả. Nếu bạn không thể làm xét nghiệm PCR, hãy làm lại test nhanh COVID-19 trong một hoặc hai ngày tiếp theo để tăng cơ hội phát hiện virus.
Tiến sĩ Tung nói: "Test nhanh COVID-19 tại nhà là một công cụ mạnh mẽ. Nếu bạn không có các triệu chứng nghiêm trọng, đừng đến bệnh viện chỉ để làm xét nghiệm COVID-19".
4. Nghỉ ngơi và uống nhiều nước
Nghỉ ngơi nhiều và cung cấp đủ nước cho cơ thể là một trong những điều khác F0 cần nhớ. Sốt, nôn mửa và tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Để một chai nước lớn cạnh giường và uống thường xuyên. Súp, trà với mật ong và nước ép trái cây cũng là những lựa chọn tốt.
Bác sĩ Tung nói: "Bạn có thể nhận biết cơ thể đang bị mất nước nếu miệng khô, đầu óc quay cuồng khi chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng và lượng nước tiểu giảm xuống. Bạn nên đi tiểu ít nhất 4-5 giờ một lần. Mất nước nghiêm trọng là một trong những lý do bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện, vì cơ thể trở nên quá yếu để chống lại nhiễm trùng".

F0 cần nghỉ ngơi nhiều và cung cấp đủ nước cho cơ thể.
5. Theo dõi sức khỏe chặt chẽ
Theo dõi, ghi lại chi tiết triệu chứng và liên hệ với bác sĩ nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Đo nhiệt độ ít nhất hai lần mỗi ngày và chú ý đến nhịp thở, đặc biệt nếu bạn cảm thấy khó thở khi nghỉ ngơi hoặc hoạt động nhẹ.
Nếu bạn có thiết bị đo SPO2 kẹp đầu ngón tay, hãy sử dụng thiết bị này để đo nồng độ oxy trong máu. Nếu SPO2 giảm xuống dưới 95%, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu chỉ số này giảm xuống dưới 90%, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. COVID-19 thể nặng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp và người bệnh có thể cần bổ sung oxy.
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy khó thở, đau hoặc tức ngực dai dẳng, lú lẫn, không tỉnh táo, môi hoặc mặt xanh nhợt, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
6. Điều trị triệu chứng
Sốt cao hoặc sốt liên tục rất nguy hiểm vì chúng làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước, làm suy giảm khả năng suy nghĩ và làm tăng nhu cầu oxy tổng thể của các cơ quan quan trọng. Do đó, điều trị cơn sốt là rất quan trọng. Uống thuốc hạ sốt không kê đơn như acetaminophen (500 miligam đến 1.000 miligam) sau mỗi 6-8h để hạ sốt nếu sốt hơn 38.5 độ.
Thuốc trị tiêu chảy không kê đơn có thể hữu ích cho người bị tiêu chảy, đặc biệt nếu phân có nhiều nước và bạn đi tiêu nhiều hơn 8 đến 10 lần một ngày. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ mỗi khi muốn điều chỉnh kế hoạch điều trị.
7. Yêu cầu giúp đỡ
Các thành viên trong gia đình nên giúp đỡ bạn mua sắm đồ dùng, thuốc (nếu họ không bị cách ly) và hỗ trợ các nhu cầu khác của bạn. Nếu bạn sống một mình, hãy liên hệ với bạn bè hoặc thành viên trong gia đình và cho họ biết bạn bị bệnh. Bạn cũng có thể nhờ hàng xóm mua đồ hộ và để trước cửa nhà hoặc sử dụng dịch vụ giao hàng.
Đây là thời điểm thích hợp để dự trữ thực phẩm, thuốc men và đồ dùng gia đình cần thiết. Tạo danh sách liên lạc khẩn cấp gồm bạn bè, gia đình, hàng xóm và bác sĩ để gọi khi cần.

Nếu bạn sống một mình, hãy liên hệ với bạn bè hoặc thành viên trong gia đình và cho họ biết bạn bị bệnh.
8. Bảo vệ người khác
Một trong những điều quan trọng khác là tránh lây lan virus. CDC Mỹ khuyến cáo F0 hãy ở nhà ít nhất năm ngày và tự cách ly trong phòng càng nhiều càng tốt, kể cả việc ăn uống cũng nên thực hiện trong phòng riêng. Sử dụng phòng tắm riêng nếu có. Tránh tiếp xúc với những người thân lớn tuổi hoặc già yếu có bệnh nền.
Cũng theo CDC Mỹ, F0 cần tiếp tục đeo khẩu trang khi ở gần người khác trong vòng 10 ngày sau (và những người khác cũng nên đeo khẩu trang xung quanh bạn). Các biện pháp này cũng áp dụng cho những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 nhưng không có triệu chứng.
Nếu bạn phải ở chung phòng, hãy ở cách xa những người khác ít nhất 2m; các thành viên khác trong gia đình nên cố gắng ngủ cách bạn 2m. Mở cửa sổ trong phòng để không khí lưu thông tốt. Nếu dùng chung phòng tắm, hãy làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào sau khi bạn sử dụng.
Theo CDC Mỹ, nếu bạn quá yếu hoặc không thể dọn phòng tắm, người chăm sóc của bạn nên đeo khẩu trang và đợi càng lâu càng tốt sau khi bạn sử dụng phòng tắm để vào làm sạch và sử dụng phòng tắm.
Không dùng chung cốc, đĩa, đồ dùng, điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử khác, khăn tắm hoặc chăn ga gối. Lau các bề mặt thường xuyên chạm vào như điện thoại, tay nắm cửa hằng ngày. Mọi người nên rửa tay thường xuyên trong ít nhất 20 giây bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng tay.
9. Dần dần trở lại cuộc sống bình thường
Thời gian hồi phục của F0 có thể từ vài ngày đến hơn hai tuần đối với những trường hợp nặng. Ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe, bạn vẫn có thể lây nhiễm cho người khác, vì vậy hãy tuân thủ các hướng dẫn của CDC và cơ quan y tế trước khi rời khỏi phòng bệnh và nhà của bạn.
Sau khi kết thúc cách ly, bạn có thể làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh và nếu kết quả dương tính, hãy ở nhà cho đến ngày thứ 10. Tốt hơn hết hãy hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi chấm dứt thời kỳ cách ly.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 giờ trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 3 giờ trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 6 giờ trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất
Sống khỏe - 7 giờ trướcUng thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 22 giờ trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.