Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gái ngoan thành hư khi vào đại học

“Ngày ở nhà vừa bị bố mẹ cấm vừa không có nhiều chỗ chơi, giờ thì tội gì ru rú ở ký túc xá cho nó già người", đó là phát biểu của Phương, từng là con ngoan trò giỏi suốt những năm phổ thông.

Từ tỉnh lẻ lên thành phố học đại học, nhiều teen có tâm lý xả hơi, “chơi cho đã” nên từ chỗ đang là con ngoan trò giỏi lại trở thành… “con hư trò dốt”.

Chơi cho... bõ công đèn sách
Thanh Huệ, quê ở một huyện vùng cao Tuyên Quang, là một trong số không nhiều học sinh của huyện này đỗ đại học và được về thủ đô nhập trường. Trong suốt thời phổ thông, Huệ luôn là học sinh khá giỏi, nhưng chỉ sau một kỳ học ở thành phố, cô đã khác. Từ chỗ hiền lành, chân chất chỉ biết học, nay Huệ đã có thể sánh “ngang ngửa” với những cô gái sành điệu. Ngoại hình xinh xắn, được nhiều anh để mắt, cuộc sống sinh viên ở Hà Nội lại đầy mới mẻ và tự do nên Huệ mải mê “khám phá” và tận hưởng.

Ban ngày phải lên giảng đường nhưng Huệ cũng chỉ ngồi học một nửa thời gian, nửa còn lại Huệ đi dạo phố và mua sắm. Dù chỉ vào các cửa hàng một giá dành cho sinh viên nhưng cô cũng đã tiêu mất cả nửa tháng tiền bố mẹ gửi, để rồi sau đó phải lấy lý do đóng tiền học thêm để xin “tiếp viện”. Buổi tối, bạn bè cũng chẳng mấy khi thấy Huệ ở ký túc xá vì cô còn có lịch hẹn hò với một chàng học khoá trên. Có hôm vì về quá muộn, ký túc xá đóng cửa không vào được, Huệ đành đến nhà thuê của bạn ngủ tạm. Sau thành quen, cứ đi chơi với bạn trai là Huệ đi qua đêm luôn. Mấy cô bạn cùng phòng khuyên nhủ thì cô bảo: “Các cậu định làm phụ huynh của tớ hả”.

Giống như Huệ, Phương (quê thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) ra Hà Nội cũng tranh thủ “chơi hết mình” để bù lại quãng thời gian khổ học và bị bố mẹ quản lý chặt chẽ. Được bố mẹ chu cấp tiền tiêu khá rủng rỉnh, lại không còn bị quản thúc như trước, Phương như chim sổ lồng. Cô nhanh chóng kết bạn với những người cùng “đẳng cấp” để được thỏa chí hưởng thụ "đời sinh viên sôi nổi”. Bar, “sàn” nổi tiếng nào của Hà Nội, Phương cũng phải ghé qua cho biết. Và sau mỗi đêm mệt nhoài trên sàn nhảy như thế, sáng hôm sau Phương còn phải ngủ bù chứ làm gì còn sức lên giảng đường. Nhưng cô cho rằng vẫn còn chán thời gian để nghĩ đến học. “Ngày ở nhà vừa bị bố mẹ cấm vừa không có nhiều chỗ để chơi, giờ có điều kiện thì tội gì cứ ru rú ở ký túc xá cho nó già người", Phương nói. 

Vào đại học, chuyện bài vở chủ yếu là tự giác chứ không ai thúc ép hằng ngày, cũng không phải làm bài kiểm tra mà cuối kỳ mới thi nên các tân sinh viên càng "không phải nghĩ", cuối kỳ mới lôi ra xem lại cũng chẳng sao. Ngọc, sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học ở Hà Nội, cho rằng không gì sướng và nhẹ nhàng bằng học đại học, hồi phổ thông học hành vất vả bao nhiêu thì bây giờ khỏe bấy nhiêu. Hằng ngày, Ngọc chỉ cuộn một cuốn vở cầm lên giảng đường, thích thì ghi bài, không thì đợi gần thi mượn vở bạn photocopy. Có bỏ tiết, nghỉ học thầy cũng không biết, thầy điểm danh thì bạn bè "có" hộ.

Vừa thành sinh viên đã là… bợm nhậu

“Ở nhà nó hiền lắm, chỉ biết đến việc học, có mấy khi thấy nó đi chơi bời đàn đúm gì đâu. Thế mà mới vào đại học được nửa năm đã biết đủ trò xấu, hút thuốc, uống rượu như uống nước”. Đó là lời than thở của một bà mẹ có con trai đang theo học tại một trường đại học ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Luân, con trai bà, vừa lên thành phố đã kết thân với một nhóm bạn đồng hương học các khóa trước. Được sự “dìu dắt” nhiệt tình của các đàn anh, cậu sinh viên tỉnh lẻ lơ ngơ nhanh chóng bắt nhịp với môi trường mới, nhưng không phải về việc học hành mà về các “kiểu ăn chơi của sinh viên”.

Các "tiền bối" của Luân "dạy" rằng, đã là sinh viên thì phải biết uống rượu. Sinh nhật chúc mừng bằng rượu, lâu ngày gặp nhau: uống rượu mừng hội ngộ; “cưa” không đổ cô bạn cùng lớp, buồn: dùng rượu để sẻ chia. Có tiền thì ngồi quán, còn ít tiền thì mua rượu về phòng “tự biên tự diễn”. Thế nên dù lúc đầu không hề biết uống rượu nhưng sau mấy tháng "rèn luyện", Luân đã "lên hạng” thành… bợm. Vì cái gì cũng có thể thành lý do để uống nên lúc nào cũng người cậu cũng nặc hơi men. Chuyện cậu say rượu, ngủ quên không lên giảng đường là rất đỗi bình thường. Có lần mẹ Luân vì lo con đi học “lạ nước lạ cái” nên tìm lên tận trường thăm. Gọi điện cho Luân không được, bà ngồi chờ cả buổi ở cổng trường, đến tận trưa mới được bạn bè Luân cho biết cậu đang say rượu nằm ngủ ở nhà.

Mải mê với cuộc sống tự do mới có được từ khi xa nhà, từ chỗ là những cô cậu trong sáng, ngoan hiền, những sinh viên như Huệ, Phương hay Luân như "lột xác" để trở thành người buông thả, còn quá khứ trò giỏi trở nên xa lắc xa lơ. Sau học kỳ đầu, Phương phải thi lại già nửa số môn, những môn “thoát” được thì điểm số cũng chỉ ở mức trung bình. Nhưng cô vẫn thản nhiên: “Không thi lại không phải là sinh viên”.

Thiếu kỹ năng sống

Theo thầy Phạm Văn Tuấn, giảng viên một trường đại học ở Hà Nội, các sinh viên năm thứ nhất đa phần đều thiếu kỹ năng sống và kém thích nghi với môi trường mới. Nhiều em ở ngoại tỉnh, lần đầu tiên xa gia đình và phải tự lập sắp xếp cuộc sống, tự lập trong việc học tập nên có cảm giác hẫng hụt, bối rối, mất phương hướng hoặc một số thì đi “sai hướng”. Cách học của bậc đại học cũng khác vì yêu cầu sinh viên ý thức tự giác, tự tìm hiểu là chính. Vì thế nhiều em nếu không xác định rõ ràng mục tiêu sẽ dễ dàng chểnh mảng việc học để sa đà vào những trò vui đầy cám dỗ của tuổi trẻ, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, thậm chí còn dẫn đến hỏng cả nhân cách một cách đáng tiếc.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, giám đốc công ty tư vấn An việt Sơn, cũng cho rằng lý do cơ bản nhất là các em thiếu hụt kỹ năng sống. Trước đó, các cô cậu tuổi teen này vẫn luôn luôn có các thầy cô giáo ở bên dìu dắt, đốc thúc trong việc học tập, sinh hoạt thường ngày thì có bố mẹ nhắc nhở, điều chỉnh nên ít xảy ra những hành động “quá trớn”. Còn bây giờ, bước vào một môi trường mới hoàn toàn, thoát ly khỏi gia đình để tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình, các em  ít nhiều sẽ bị lúng túng. Theo một nghiên cứu mới công bố thực hiện tại một số trường đại học phía Nam, có đến 54% sinh viên cho biết cảm thấy khó khăn trong cách sinh hoạt ở môi trường mới.

Theo ông Chất, trước tiên các tân sinh viên phải xác định rõ mục tiêu của bản thân, tự hỏi mình đi học hay đi chơi: “Trả lời chính xác được câu hỏi này là các em đã thành công được một nửa rồi”. Nếu suy nghĩ “đời còn dài, học sau cũng chưa muộn” thì chắc chắn sẽ có lúc hối không kịp.
 
Theo Báo Đất Việt
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tìm thấy thi thể chủ tịch Hội nông dân xã sau nhiều ngày mất tích

Tìm thấy thi thể chủ tịch Hội nông dân xã sau nhiều ngày mất tích

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng tìm thấy thi thể ông P. cách vị trí đôi dép mà ông để lại bên bờ sông Nậm Mộ khoảng 300m.

Danh sách 5 con giáp biết nắm bắt thời cơ nên con đường sự nghiệp lên như diều gặp gió

Danh sách 5 con giáp biết nắm bắt thời cơ nên con đường sự nghiệp lên như diều gặp gió

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này biết mình nên làm gì và không nên làm gì vào những hoàn cảnh khác biệt, nhờ vậy mà họ có khả năng làm vừa lòng mọi người và thăng tiến vô cùng nhanh chóng.

Cháy nhà 8 tầng ở Hà Nội, 7 người được hướng dẫn thoát nạn

Cháy nhà 8 tầng ở Hà Nội, 7 người được hướng dẫn thoát nạn

Xã hội - 3 giờ trước

Ngôi nhà 8 tầng ở phố Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy, 7 người mắc kẹt bên trong đã được Cảnh sát PCCC&CNCH hướng dẫn thoát nạn an toàn.

Đứa cháu bất nhân (P1): Vụ trộm hài cốt gây rúng động làng quê

Đứa cháu bất nhân (P1): Vụ trộm hài cốt gây rúng động làng quê

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Đầu tháng 9/2024, người dân xã Quảng Lộc (Quảng Xương, Thanh Hoá) sửng sốt khi biết gia đình chị L vừa bị kẻ gian đào trộm mộ, lấy đi một phần hài cốt của bố chồng chị này. Vụ việc không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn khiến nhiều người bị ám ảnh, kinh hãi.

Nhặt ve chai ở bờ biển, người đàn ông Quảng Ngãi phát hiện 1.500 viên ma túy

Nhặt ve chai ở bờ biển, người đàn ông Quảng Ngãi phát hiện 1.500 viên ma túy

Pháp luật - 4 giờ trước

Khi đang đi nhặt ve chai ven bờ biển Quảng Ngãi, ông Hùng phát hiện túi nylon chứa 1.500 viên nén màu trắng, ông nghi là ma túy nên báo tin cho đồn biên phòng.

Nam thanh niên tử vong sau tai nạn xe máy

Nam thanh niên tử vong sau tai nạn xe máy

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Cú va chạm mạnh giữa 2 xe máy khiến anh T. không qua khỏi, riêng anh H. bị thương nặng được cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên.

4 con giáp được Thần Tài 'rót vốn' trong 3 tháng tới

4 con giáp được Thần Tài 'rót vốn' trong 3 tháng tới

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Trong 3 tháng tới, 4 con giáp này may mắn được Thần Tài ghé thăm khiến tài vận tăng vọt, ăn nên làm ra.

Tin tối 23/11: Chuyên gia lý giải hiện tượng sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan; Tìm thấy cô gái trẻ xinh đẹp sau 10 ngày mất tích

Tin tối 23/11: Chuyên gia lý giải hiện tượng sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan; Tìm thấy cô gái trẻ xinh đẹp sau 10 ngày mất tích

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Đợt sương muối đầu tiên trong mùa đông năm nay đã xuất hiện trên đỉnh Fansipan khi nhiệt độ xuống 2 độ C, tạo nên vẻ đẹp kỳ thú cho nơi đây; Quá trình xác minh qua nhóm bạn trên Facebook, ông Lê Đình Tuân (Kon Tum) biết được con gái đang có mặt tại Phú Quốc (Kiên Giang) nên tức tốc đến đón về.

Hà Nội: Xe máy va chạm với xe tải khiến 2 người thương vong

Hà Nội: Xe máy va chạm với xe tải khiến 2 người thương vong

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại khu vực ngã tư La Thành - Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa (TP Hà Nội) giữa xe máy và xe tải khiến 1 người chết và 1 người bị thương.

Điều tra vụ xâm hại tình dục trẻ em tại Thanh Hóa

Điều tra vụ xâm hại tình dục trẻ em tại Thanh Hóa

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH – Do có quan hệ tình cảm từ trước, cháu T. vào nhà nghỉ tự nguyện cho đối tượng V. quan hệ tình dục. Do cháu T. chưa đủ 16 tuổi nên đây là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu xâm hại tình dục.

Top