Gần 150 ngày thế giới chung tay cùng cô gái gốc Việt giành sự sống
GiadinhNet - Năm tháng trời là khoảng thời gian không dài đối với một con người, thế nhưng với ông Pactrick Gremillet cùng Joon - cô con gái nuôi yêu quý, từng ngày đấu tranh giành giật sự sống thì đó là những ngày dài bất tận.
|
Ảnh Joon chụp năm 2008 (Ảnh từ Internet). |
Ông Pactrick Gremillet sinh ra và lớn lên tại Pháp, năm 1995 khi vừa tròn 30 tuổi, ông có chuyến công tác tại Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu chuyến đi, trong lòng ông luôn có một niềm hứng khởi đặc biệt. Chính ông cũng không thể ngờ rằng, chuyến đi tình cờ ấy đã đem lại cho ông một mối nhân duyên kỳ lạ. Ông đã tình cờ gặp bé Joon lần đầu tiên tại một bệnh viện phụ sản ở Hải Phòng khi bé một tháng tuổi. Khi ấy, ông Pactrick được biết bé Joon bị bỏ lại bệnh viện, hoàn toàn không có tin tức về thân nhân, trong lòng ông dấy lên một cảm giác đầy yêu thương và mong muốn được bảo vệ cho cô bé nên ông đã nhận cô bé làm con nuôi. Chính thức từ ngày đó cô bé ấy trở thành một thành viên trong gia đình ông Pactrick và được ông đặt cho cái tên mang hai dòng họ Pháp - Việt: Joon Gremillet-Nguyen.
Sau khi trở thành con nuôi của ông Pactrick, cô bé Joon lớn lên cùng ba mẹ và anh nuôi ở nhiều nơi trên thế giới như Lào, Thái Lan, Mỹ, Áo… Mấy năm trở lại đây, gia đình Joon chuyển về Pháp sinh sống. Joon thông thạo tiếng Pháp và Anh, cô đã tốt nghiệp trung học Ferney-Voltaire (Thuỵ Sĩ) với bằng tốt nghiệp loại ưu về khoa học. Joon ham khám phá, tràn đầy nhiệt huyết và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Nói về cô con gái yêu của mình, ông Patrick Gremillet cho biết: "Joon làm vườn, đan lát, vẽ, viết và chơi piano. Cô bé tự làm rất nhiều việc kể cả sửa sang lại căn phòng của mình như trát tường và quét sơn và thậm chí cả khi nằm điều trị trong bệnh viện, Joon cũng xếp rất nhiều hình bằng giấy để tặng các y tá… Tháng 9/2012, Joon bắt đầu theo học vật lý và khoa học tự nhiên tại đại học Geneva (Thuỵ Sĩ) với khao khát trở thành một nhà khoa học chân chính".
Ước mơ ấy của Joon đang rộng mở với sự ủng hộ và niềm tự hào của người cha nuôi, thì tai ương bất ngờ trút xuống đôi vai của cô. Một lần nữa, định mệnh gọi tên ông Pactrick Gremillet trên hành trình bảo vệ và che chở cho cô con gái bé bỏng. Nhớ lại những ngày đầu "đen tối" ập xuống gia đình mình, ông Pactrick cho biết: "Một ngày cuối tháng 5/3013, Joon thấy hơi mệt và sốt, nên gia đình tôi đã đưa cháu đến bệnh viện. Sau khi khám cho Joon, các bác sĩ không phát hiện gì đặc biệt nhưng yêu cầu chúng tôi đưa Joon đi xét nghiệm máu. Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, Joon được yêu cầu nhập viện khẩn cấp tại Geneva với kết luận ung thư máu”.
Joon đã phải ở trong phòng vô trùng và nhận hoá trị ngay lập tức. Các đợt hoá trị khiến Joon mệt mỏi, nôn ói, và đau toàn cơ thể dù thuốc Tramal đã giúp giảm bớt những triệu chứng này. Ngày 5/7/2013, Joon được về nhà sau khi hoàn tất đợt điều trị thứ hai trong vòng một tháng. Sau đó, các bác sĩ đã kiểm tra kết quả quá trình điều trị và đưa ra quyết định cho cách thức điều trị giai đoạn tiếp theo. Mặc dầu được nhận định tình trạng đã ổn định, nhưng dấu vết của bệnh vẫn hiện diện". Điều này đòi hỏi ông Pactrick phải có một công cuộc chạy đua quyết liệt với "tử thần" để nhanh chóng tìm ra người hiến tặng tế bào gốc tương thích giúp điều trị và chữa khỏi căn bệnh ung thư quái ác mà Joon mắc phải.
"Các bác sĩ cho chúng tôi biết xác suất tương thích giữa hai cá nhân rất hiếm, chỉ 1 trong 1 triệu. Để tìm được một người hiến tế bào cho Joon, cần tìm một người có đặc tính di truyền càng giống Joon càng tốt. Khả năng tìm thấy tế bào tương thích cao nhất là trong cộng đồng người châu Á và Việt Nam. Tuy nhiên, trong cơ sở dữ liệu quốc tế, hiện cộng đồng này có số lượng người hiến tặng tự nguyện rất ít mặc dù đây là cộng đồng có số người mắc căn bệnh này rất phổ biến…", ông Pactrick chia sẻ thêm.
Giáo sư Pierre Darriulat chia sẻ với PV. Ảnh T.G. |
Thông tin này khiến cho ông Pactrick Gremillet hết sức băn khoăn. Theo những suy đoán của ông, có lẽ trước hết ông cần tìm kiếm người "đặc biệt" này tại Việt Nam nơi Joon được sinh ra, cơ may ở đây dường như cao hơn bất kỳ nơi nào khác. Và ông Pactrick Gremillet nhanh chóng liên lạc với giáo sư Siegfried Wenig, một người bạn có nhiều mối quan hệ tốt với các giáo sư đầu nghành tại Việt Nam và khu vực châu Á. Ông đã gửi một bức thư điện tử khẩn thiết cầu cứu giáo sư Siegfried Wenig thông qua những người bạn giúp kết nối với người thân của Joon ở Việt Nam, hoặc tìm người có tế bào phù hợp với cô tại quê nhà. Không những thế, ông Patrick cũng gửi thư cho rất nhiều bạn bè trên thế giới đặc biệt là châu Á với nội dung tương tự, mong một điều kỳ diệu xảy ra, mang lại cơ hội sống cho cô con gái bé bỏng của mình.
Giáo sư Siegfried Wenig sau khi nhận lời nhờ vả của ông Partrick đã nghĩ ngay tới giáo sư Pierre Darriulat - người trước đây từng là giám đốc Trung tâm nghiên cứu nguyên tử toàn châu Âu. Năm 1998 ông có dịp đến du lịch tại Việt Nam và đã quen rồi sau đó kết hôn với bà Nguyễn Thị Nga và quyết định sang định cư ở Việt Nam. Vào một buổi chiều cuối tháng 6, ông Darriulat đang ngồi đọc sách thì có tin nhắn thông báo có thư gửi đến. Lúc đó ông Darriulat cứ nghĩ bức thư đó là một bức thư của học trò hay đồng nghiệp cùng cơ quan nên ông chưa đọc vội. Đến buổi tối khi có thơi gian ông Darriulat ngồi máy tính thì mới biết tin nhắn nhận thư lúc chiều là thư của bà Siegfried Wenig trước đây từng là cấp dưới của ông ở Trung tâm nghiên cứu nguyên tử toàn cầu.
Nội dung trong lá thư điện tử có tiêu đề "Cầu cứu" gửi giáo sư Pierre Darriulat ngày 27/6/2013, của giáo sư Siegfried Wenig như sau: "Một người bạn thân của con gái tôi, Lauriane (cháu vừa tròn 19 tuổi vào hôm nay) được chẩn đoán bị bệnh bạch cầu và đang cần một người hiến tặng tế bào gấp. Tình trạng của cô bé rất phức tạp vì không ai có thông tin về nguồn gốc gia đình cô bé. Cháu được nhận nuôi tại miền Bắc Việt Nam. Tôi rất cảm kích nếu ông có thể chuyển lời cầu cứu này đến với mọi người mà ông quen biết…". "Khi đọc xong bức thư tôi đã rất xúc động và ngay lúc đó tôi đã đăng trên blog của mình đồng thời cũng gửi cho bạn bè nội dung bức thư hỏi xem người nào có ý tưởng hoặc giúp được việc này, để cháu Joon sẽ sớm tìm được người có tế bào tương ứng", ông Darriulat cho biết.
Sau khi giáo sư Darriulat đăng thông tin lên blog đã được rất nhiều người vào bình luận chia sẻ. Có rất nhiều bác sỹ trong nước và nước ngoài cũng vào chia sẻ, tư vấn và ai cũng mong Joon sớm tìm được người có tế bào phù hợp để cháu sớm khỏe mạnh lại bình thường. "Trong quá trình đăng tải kêu gọi mọi người tôi chưa bao giờ cảm thấy tuyệt vọng, trong ý nghĩ của tôi vẫn tin chắc rằng Joon sẽ tìm được người có tế bào phụ hợp", giáo sư Darriulat tâm sự.
"Và đúng như những dự đoán của tôi, cách đây khoảng 10 ngày, sau hàng nghìn ca xét nghiệm trên toàn thế giới, tôi nhận được thông báo của bà Wenig là đã có người có tế bào tương thích cho cháu Joon nhưng người đó xin giấu tên. Trong lòng mình hân hoan không kể xiết. Tôi cảm thấy rất hài lòng. Tôi cũng nghĩ rằng đó có thể là một người thân của Joon. Mong cháu Joon sẽ phẫu thuật sớm bình phục và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường", giáo sư Darriulat nở nụ cười mãn nguyện chia sẻ.
Như vậy hành trình đặc biệt gần 150 ngày tìm kiếm người hiến tế bào tương thích cứu sống cô gái gốc Việt - Joon đã chính thức khép lại trong sự hân hoan của tất cả những người yêu mến và theo dõi câu chuyện cảm động này trên khăp thế giới. Cuộc phẫu thuật cấy ghép tế bào sẽ nhanh chóng diễn ra nhằm giữ lại nụ cười tỏa sáng cho Joon. Nụ cười ấy là cái kết hoàn hảo cho tinh thần nhân ái cao đẹp của các công dân toàn cầu.
Đã tìm được người có tế bào gốc tương hợp
Vào ngày 19/11/3013, giáo sư Siegfried Wenig đã rất vui mừng thông báo tới mọi người về việc đã tìm được một người tặng tế bào gốc tương ứng cho Joon. Mặc dù mọi thông tin chi tiết liên quan đến người cho tặng này được bảo mật, nhưng chúng tôi được biết là kết quả xét nghiệm ban đầu đã cho thấy sự tương thích ở cấp độ 10/10. Và theo như dự kiến, Joon sẽ được cấy ghép tế bào gốc vào ngày 6/12/2012 tại Bệnh viện đại học Genève. Sau cuộc kiểm tra tổng thế cách đó một tuần, Joon đã trở về nhà. Và Joon sẽ nhập viện lại sau đó, để chuẩn bị cho việc cấy ghép, cô sẽ được điều trị hóa trị và xạ trị. |
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 20 giờ trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.