Gan nhiễm mỡ vì ăn kiêng để giảm cân nhanh
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong số những người thừa cân, béo phì có tới 90% bị gan nhiễm mỡ.
Gan của một người khỏe mạnh có từ 1-3% chất béo. Nếu vượt quá 5%, các phân tử chất béo dư thừa, nhất là chất béo trung tính, sẽ ồ ạt chui vào tế bào gan và bị mắc kẹt trong đó, gọi là gan nhiễm mỡ. Khi lượng chất béo lên tới 10%, gan có thể xơ hoặc ung thư.
Những đối tượng dễ bị gan nhiễm mỡ
90% người thừa cân bị gan nhiễm mỡ nhưng ngược lại ngược quá gầy, trẻ suy dinh dưỡng nặng hoặc ăn kiêng để giảm cân quá nhanh cũng có thể bị gan nhiễm mỡ.
Nhóm người đái tháo đường type 2 do liên quan đến thừa cân và béo phì, hoặc xét nghiệm có hai thành phần của mỡ máu là Cholesterol hay Triglyceride cao, bị rối loạn chuyển hóa, khuynh hướng di truyền, đặc biệt là uống nhiều bia rượu; khả năng gan nhiễm mỡ rất cao.
Gan nhiễm mỡ khi chất béo trong gan vượt quá 5%. Ảnh: alwaysayurveda.net
Các phương pháp chẩn đoán gan nhiễm mỡ
Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh bao gồm:
1. Siêu âm
Có 5 dấu hiệu để chẩn đoán gồm
- Nhu mô gan tăng âm so với nhu mô vỏ thận.
- Nhu mô gan tăng âm so với nhu mô lách.
- Nhu mô gan suy giảm âm vùng sâu.
- Cơ hoành bị xóa.
- Cấu trúc mạch máu trong gan bị xóa.
Để tránh bị sai sót, chỉ chẩn đoán gan nhiễm mỡ khi có từ 3-5 dấu hiệu trở lên.
2. Chụp cắt lớp vi tính
Chẩn đoán gan nhiễm mỡ không tiêm thuốc cản quang. Gan bình thường có tỷ trọng cao hơn lách, cấu trúc mạch máu dễ dàng nhìn thấy. Nếu gan nhiễm mỡ, tỷ trọng sẽ thấp hơn lách trên 10HU, hoặc tỷ trọng nhu mô gan đo được thấp dưới 40HU.
Trường hợp gan nhiễm mỡ khu trú, tạo thành những hình có hiệu ứng khối, cần tiêm thuốc cản quang để chẩn đoán phân biệt.
Cắt lớp vi tính có giá trị rất cao trong chẩn đoán gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, thực tế chỉ cần siêu âm là đủ.
3. Cộng hưởng từ
Chuỗi xung GRE cho phép chẩn đoán chính xác gan nhiễm mỡ, chẩn đoán mức độ nhiễm mỡ bằng tình trạng suy giảm cường độ tín hiệu. Một biện pháp chẩn đoán nữa là cộng hưởng từ phổ, tuy không đánh giá hình thái gan nhưng chẩn đoán nhiễm mỡ lại rất chính xác.
Khi có hình ảnh nhiễm mỡ giả u, bác sĩ vẫn cần thiết tiêm thuốc đối quang từ để phân biệt, trường hợp nhiễm mỡ lan tỏa không cần áp dụng biện pháp này.
Cũng giống như cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ chỉ chẩn đoán kết hợp trong các chỉ định chụp vì bệnh lý khác, không sử dụng độc lập để chẩn đoán bệnh lý gan nhiễm mỡ.
10 khuyến cáo khi gan nhiễm mỡ
Bên cạnh việc khám sức khỏe, siêu âm gan, xét nghiệm mỡ máu và men gan ALT hàng năm để theo dõi, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ cần lưu ý:
1. Tăng cường vận động: nên đi bộ 5.000 bước mỗi ngày để cải thiện sức khỏe. Đi 10.000 bước giúp giảm cân. Nếu đi bộ ít, mỗi tuần tập thể dục nặng khoảng 1-2 tiếng.
2. Ngừng uống rượu bia.
3. Giảm cân chậm: Tính BMI cơ thể, nếu bạn thừa cân hay béo phì cần thực hiện giảm cân từ từ. Mỗi tuần giảm 0,5 kg là hợp lý nhất, giảm 2,5-5 kg là đảm bảo tình trạng nhiễm mỡ gan giảm đáng kể. Nếu giảm quá 2 kg mỗi tuần là rất nguy hiểm, chức năng gan sẽ suy giảm, tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ nặng hơn.
4. Quản lý trọng lượng cơ thể: Không để thừa cân và béo phì, tăng cường ăn giàu chất xơ.
5. Hạn chế ăn chất béo bão hòa: Mỡ động vật sẽ gây dư thừa lượng calo, là nguyên nhân làm cho gan nhiễm mỡ. Mỡ động vật vẫn cần thiết với cơ thể nhưng nên ăn hợp lý.
6. Tránh ăn chất béo chuyển vị: Là những sản phẩm mỡ chiên nướng (như thịt nướng, bỏng ngô sấy mỡ, đồ rán, thậm chí mỡ quay lâu trong lò vi sóng ) sẽ có chứa các chất béo chuyển vị nguy hiểm cho gan.
7. Tránh ăn đường Fructose: Là loại đường có trong hoa quả, nên hạn chế những hoa quả quá ngọt.
8. Không để đường huyết tăng: bằng cách hạn chế thức ăn nhiều đường, chia nhỏ bữa ăn để duy trì đường huyết. Tăng cường ăn rau, đậu phụ, uống Atiso…
9. Bổ sung khoáng chất đặc biệt là magie.
10. Bổ sung Vitamin E: Nhu cầu vitamin E mỗi ngày từ 400-1.200 UI. Nếu thức ăn không đủ hàm lượng vitamin E, có thể bổ sung bằng đường uống, theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo Bs Trần Văn Phúc
Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội/Zing.vn
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 8 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 12 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh
Sống khỏe - 17 giờ trướcCơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.