Gan, tim, bầu dục, óc, lưỡi và lá lách: Bạn nên ăn những loại nội tạng nào?
Ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, nội tạng động vật được sử dụng rộng rãi, chế biến thành một số món ăn khoái khẩu của nhiều người.
Nội tạng động vật từng được xem là một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất và tốt cho sức khỏe. Nhưng ngày này, xu hướng ăn nội tạng động vật đang dần giảm dần.
Thực tế, nhiều người còn chưa bao giờ dám ăn những bộ phận bên trong một con vật và nghĩ rằng nội tạng động vật không tốt cho sức khỏe.
Nhưng thật ra, nội tạng động vật cũng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe. Vấn đề là bạn cần mua được sản phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, không tồn dư thuốc kháng sinh và các chất độc hại.
Nội tạng động vật là gì?
Nội tạng là các bộ phận bên trong của động vật, và con người có thể chế biến chúng thành một món ăn. Chúng ta thường ăn nội tạng của bò, lợn, cừu, dê, gà và vịt.
Ngày nay, hầu hết động vật đều được nuôi để lấy thịt. Do đó phần nội tạng thường bị vứt đi. Tuy nhiên, những người thợ săn không chỉ ăn phần thịt, họ còn ăn cả nội tạng bao gồm óc, lòng và tinh hoàn của con vật.
Thực tế, nội tạng cũng có những giá trị dinh dưỡng nhất định, là một món ăn có thể xuất hiện trong thực đơn của mỗi gia đình vì chúng chứa nhiều vitamin B12, folate, giàu sắt và protein.

Dinh dưỡng trong mỗi loại nội tạng động vật
- Gan: Có kết cấu mịn, giàu dinh dưỡng, đặc biệt là gan bò. Gan bò có chứa một lượng retinol rất cao, là một dạng vitamin A. Ngoài ra, nó còn chứa sắt, folate, cholin và vitamin B12.
Ăn gan tốt cho mắt, giảm viêm khớp, cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân Alzheimer và mắc chứng mất trí khác. Chất chống oxy hóa coenzyme Q10 (CoQ10) trong gan giúp phòng ngừa bệnh tim, làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện năng lượng cho cơ thể.
- Tim: Quả tim bò, bê, lợn, cừu hay gà đều chứa nhiều sắt, selenium, kẽm và vitamin nhóm B. Dưỡng chất được đánh giá cao nhất trong tim chính là coenzyme Q10, giúp cơ thể cân bằng năng lượng và chống lại stress oxy hoá. Tim có mùi giống như thịt bò, thậm chí đậm mùi hơn.
- Bầu dục (thận): Thận chứa nhiều protein, vitamin A, C, và sắt. Loại nội tạng này có đặc tính kháng viêm tốt. Vitamin B6 trong thận có ích cho phụ nữ mang thai bị ốm nghén.
- Óc: Chứa acid béo omega-3 gọi là DHA. Chúng cũng chứa hàm lượng cholesterol cao. Vitamin B12 trong não giúp cơ thể chống mệt mỏi, trầm cảm, thiếu máu. Các chất chống oxy hóa cũng hữu ích trong việc bảo vệ bộ não và tủy sống của con người.
- Lưỡi: Chứa kali, phospho, magne, protein, nhiều vitamin B12 và ít chất dinh dưỡng hơn so với tim, óc, bầu dục. . Bạn có thể mua lưỡi bò, bê, cừu hay lợn. Lưỡi ăn giòn mà lại rất mềm.
Loại nội tạng này có lợi cho những người trong giai đoạn phục hồi sau điều trị bệnh và phụ nữ mang thai.
- Lá lách: Có màu trắng hồng, chứa nhiều vitamin C, vitamin B12, riboflavin, niacin, và acid pantothenic.
Những nguy cơ về sức khỏe khi ăn nội tạng động vật
- Chứa nhiều cholesterol
Không thể phủ nhận nội tạng động vật rất giàu cholesterol. 100 gram của óc bò chứa cholesterol cao hơn nhu cầu hàng ngày được khuyến cáo là 1,033%, trong khi thận và gan là 239% và 127%.
Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan mật thiết giữa hàm lượng cholesterol với bệnh bị tắc động mạch và bệnh tim.
Tuy nhiên, cholesterol được sản xuất bởi gan, cơ quan vốn điều tiết hàm lượng cholesterol trong cơ thể dựa theo hàm lượng cholesterol được nạp vào.
Khi bạn ăn thực phẩm giàu cholesterol, gan ắt tự động sẽ tiết ra ít hơn. Vì vậy, thực phẩm chứa nhiều cholesterol chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến tổng lượng cholesterol trong máu.
Một bản phân tích gần đây đã tổng hợp kết quả của 40 nghiên cứu về việc tiêu thụ cholesterol và nguy cơ bệnh tim. Theo đó, cholesterol không gây bệnh tim hay đột quỵ ở người già.
Tuy nhiên, bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, có kiểm soát để tránh gây hại cho sức khỏe.
- Hàm lượng chất béo bão hòa cao
Theo Medical News Today, nội tạng động vật đều có chất béo bão hòa. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo, bổ sung chất béo bão hòa không nên quá 5-6% nhu cầu calo hàng ngày của một người.
- Chất lượng nội tạng động vật
Thực tế, những động vật nào tiếp xúc với độc tố và thuốc trừ sâu thường xuyên thì nội tạng có độc tính cao hơn. Tuy nhiên, gan và thận, hoạt động như những chất lọc các độc tố xâm nhập vào cơ thể, nên chúng sẽ thải ra các chất độc đó và không lưu giữ trong gan và thận.
Điều quan trọng nữa là chất lượng nội tạng cũng có liên quan đến tình trạng động vật bị căng thẳng và bị ngược đãi. Nếu động vật có một cuộc sống không lành mạnh, nội tạng của chúng cũng sẽ không được tốt.
Những đối tượng nên hạn chế ăn nội tạng
- Những người bị bệnh gút, bệnh tim
- Phụ nữ mang thai
Theo Trí thức trẻ

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 32 phút trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn
Sống khỏe - 1 giờ trướcNgày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa
Sống khỏe - 2 giờ trướcBộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 15 giờ trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 17 giờ trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

Người phụ nữ ở Hà Nội suýt phải cắt cụt chân chỉ vì một nốt ruồi nhỏ
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Khi phát hiện có nốt đen ở gan bàn chân, bà P. tự đi chích, đốt điện và dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Hậu quả, vết thương của bà ngày càng lan rộng, loét sâu, đau đớn khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcMột nghiên cứu mới phát hiện chế độ ăn uống lành mạnh ở độ tuổi 40 và 50 có thể giúp não minh mẫn hơn khi lão hóa. Chế độ ăn uống có ích nhất là Chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế (AHEI), chủ yếu bao gồm chế độ ăn giàu rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, trước khi tham gia giải chạy, bệnh nhân P. có bệnh lý nền, bị phình mạch não.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.