Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng đến mẹ và bé?

Thứ bảy, 09:00 02/12/2017 | Sống khỏe

Em sắp sinh con đầu lòng và rất sợ đau. Em có ý định áp dụng phương pháp tiêm thuốc giảm đau gây tê ngoài màng cứng.

Nhưng em còn băn khoăn, việc tiêm thuốc giảm đau có ảnh hưởng đến mẹ và bé khi sinh và sau sinh không? Em mong được tư vấn cụ thể. Em cảm ơn.

Nguyễn Thị Huệ (Hà Nội)

Các cơn đau khi chuyển dạ là nỗi ám ảnh với bất kỳ người phụ nữ nào. Để giảm đau trong quá trình sinh nở, phương pháp tiêm thuốc giảm đau khi sinh nhằm gây tê ngoài màng cứng đã được tính đến.

Thường thì việc gây tê để giảm đau khi sinh được tiến hành bằng cách đưa ống thông thuốc gây tê vào khoang ngoài màng cứng. Trong quá trình truyền thuốc tê, nhịp tim của thai nhi, huyết áp của người mẹ sẽ được theo dõi liên tục nhằm kiểm tra những thay đổi gây bất lợi. Sau khi tiêm thuốc tê, sản phụ sẽ hết đau bụng trong vòng 10 phút. Dây truyền thuốc sẽ được rút ra sau khi sinh và cảm giác sẽ về bình thường sau vài giờ. Do dùng thuốc giảm đau nồng độ thấp nên phương pháp này không ảnh hưởng đến em bé sơ sinh.

Điểm cộng cho việc sử dụng thuốc tiêm giảm đau này là các bác sĩ có thể kiểm soát được hiệu quả giảm đau của mẹ bầu trong quá trình vượt cạn. Họ có thể điều chỉnh linh hoạt loại thuốc giảm đau, liều lượng như thế nào và cường độ của thuốc nhanh chậm cho phù hợp với từng người. Khi sinh cảm giác mót rặn bị giảm nhiều nên sản phụ sẽ rặn theo hướng dẫn của bác sĩ sản.

Phương pháp này giúp giảm đau và tiến triển cuộc chuyển dạ tốt hơn. Sản phụ không bị kiệt sức vì đau đẻ nên chị sẽ có sức để rặn đẻ tốt hơn và có thể khởi sự cho con bú sớm sau sinh. Các trường hợp bị bệnh tim, tăng huyết áp, hen suyễn sẽ tránh được hậu quả xấu của cơn đau chuyển dạ. Tuy nhiên trong lúc gây tê, sản phụ có thể có cảm giác hai chân nặng và tê như kiến bò, huyết áp có thể giảm nhẹ thoáng qua làm chị em thấy choáng váng, buồn nôn hay ớn lạnh. Đồng thời có một số người xảy ra các tác dụng phụ như: co giật do nhiễm độc thuốc tê, nhức đầu do kích thích màng não... Sau sinh, một số sản phụ có thể bị nhức đầu khi ngồi dậy hoặc đau lưng nơi đâm kim. Một tỷ lệ rất hiếm chị em có thể có biến chứng nhiễm trùng, chảy máu nếu kỹ thuật thực hiện không phù hợp. Không áp dụng phương pháp này cho người đang bị sốt, nhiễm trùng da lưng, đau cột sống, chảy máu bất thường hay dị ứng với thuốc tê.

Để quá trình sinh nở diễn ra an toàn, bạn nên đi khám thai thường xuyên, làm các xét nghiệm thăm dò tổng thể và xin ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng gây tê ngoài màng cứng.

Theo DS. Yến Trang/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 11 phút trước

GĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.

Có nên uống thuốc giải say rượu bia?

Có nên uống thuốc giải say rượu bia?

Sống khỏe - 15 phút trước

Nhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?

Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?

Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?

Sống khỏe - 44 phút trước

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương và tăng cường miễn dịch. Khi bổ sung vitamin D nên kết hợp với vitamin K để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe.

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Đau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Sống khỏe - 6 giờ trước

Vào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Sống khỏe - 20 giờ trước

Phim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Top