Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gia đình nạn nhân Lion Air phẫn nộ vì Boeing 737 MAX không bị cấm bay sớm

Thứ sáu, 11:57 15/03/2019 | Bốn phương

Nhiều người yêu cầu đình chỉ hoạt động của dòng 737 Max sau tai nạn ở Indoneisa, nhưng không được đáp ứng cho đến khi thảm kịch ở Ethiopia diễn ra.

Thân nhân hành khách trên máy bay Lion Air gặp nạn chờ đợi tin tức trong đau khổ tại sân bay Pangkal Pinan hồi tháng 10/2018. Ảnh: Sky News.
Thân nhân hành khách trên máy bay Lion Air gặp nạn chờ đợi tin tức trong đau khổ tại sân bay Pangkal Pinan hồi tháng 10/2018. Ảnh: Sky News.

Khi Anton Sahadi nghe tin chiếc Boeing 737 MAX 8 của hãng Ethiopian Airlines rơi ngay sau khi cất cánh và không ai sống sót, anh rất buồn và phẫn nộ. Sahadi, 29 tuổi, là anh họ của Ravi Andrian và Riyan Aryandi, hai nạn nhân thiệt mạng trên cùng mẫu máy bay Boeing do hãng hàng không Lion Air vận hành rơi xuống biển Java hôm 29/10 năm ngoái, khiến toàn bộ 189 người tử vong, theo SCMP.

Thời điểm đó, thân nhân của người gặp nạn đều đặt câu hỏi có nên đình chỉ bay mẫu 737 MAX mới đưa vào sử dụng năm 2017 vì chưa đảm bảo an toàn hay không, nhưng chính phủ Indonesia nói rằng nhà khai thác chỉ cần kiểm tra lại các máy bay đang vận hành là đủ.

Yêu cầu của họ không nhận được câu trả lời thỏa đáng cho đến khi tai nạn tiếp theo xảy ra ở Ethiopia. Sau thảm kịch hôm 10/3, Cục Hàng không Indonesia ban đầu chỉ ra lệnh cho các hãng hàng không nội địa đình chỉ bay Boeing MAX 8 trong một tuần, nhưng sau khi Cục hàng không Liên bang Mỹ ban hành lệnh cấm bay khẩn cấp với dòng máy bay này, chính phủ Indonesia đã làm theo trong vòng 24 giờ. Lion Air vận hành 10 máy bay MAX 8, còn hãng Garuda Indonesia có một chiếc.

"Tôi cảm thấy đau lòng vô cùng khi nghe tin vụ rơi máy bay ở Ethiopia là máy bay cùng loại với tai nạn ở Indonesia", Sahadi giận dữ nói. "Có vẻ như chính phủ đã lờ đi yêu cầu của chúng tôi, họ phải quyết đoán hơn. Họ hành động quá muộn, tại sao không ra lệnh đình chỉ toàn bộ dòng máy bay này sau tai nạn của Lion Air?"

Sahadi là một trong số hơn 20 thân nhân người thiệt mạng trong tai nạn Lion Air khởi kiện Boeing tại Chicago, nơi đặt trụ sở tập đoàn. Anh cho biết thi thể Andrian được tìm thấy 7 ngày sau tai nạn, nhưng Aryandi vẫn chưa được tìm thấy. Cả hai đến Jakarta xem đội tuyển quốc gia thi đấu bóng đá và đang bay trở lại Pangkal Pinan thì máy bay lao xuống biển 13 phút sau cất cánh. 64 hành khách nữa vẫn chưa được tìm thấy.

Bố mẹ của Aryandi vẫn hy vọng sẽ có ngày tìm được xác con trai. Khi được thông báo đã tìm thấy thi thể Andrian, gia đình anh cho biết họ không muốn nhìn, bởi điều đó sẽ giúp họ dễ dàng "chấp nhận sự thật cậu ấy đã ra đi", Sahadi cho biết.

"Chúng tôi không muốn nhìn thấy xác cậu ấy, nhưng chúng tôi được kể lại rằng tất cả đều dập nát cả", anh nói.

Sau thảm họa Ethiopian Airlines, toàn bộ dòng máy bay bán chạy nhất 737 MAX của Boeing bị ngừng bàn giao, cổ phiếu công ty giảm 13%, vốn hóa thị trường giảm 32 tỷ USD.

Một người Indonesia khác là Harina Hafitz nằm trong số 19 nhân viên Liên Hợp Quốc trên máy bay thiệt mạng. Gia đình cho biết cô sẽ được mai táng ở Italy, nơi cô đang sống.

"Những gì chúng tôi đang muốn hỏi là Boeing sẽ chịu trách nhiệm vấn đề này như thế nào? Chúng ta không thể để nhiều mạng người như thế biến thành chuột thí nghiệm", Sahadi nói.

"Vì vậy, một lần nữa, tôi yêu cầu các nhà chức trách cần phải cấm bay vĩnh viễn loại máy bay này. Tôi đã tự hỏi sau tai nạn ở Ethiopia, vụ rơi MAX 8 tiếp theo sẽ diễn ra ở đâu?"

Vini Wulandari, em gái của một trong hai phi công trên chiếc máy bay xấu số của Lion Air, nói rằng tai nạn ở Ethiopia xác nhận nghi ngờ của cô và người nhà của nhiều nạn nhân khác rằng MAX 8 là "sản phẩm lỗi".

"Trời cao có mắt. Chúng tôi đã nói ngay từ đầu, sau vụ Lion Air, chúng ta không nên sử dụng Boeing 737 MAX nữa, nếu không chúng ta sẽ tiếp tục là nạn nhân của tai nạn hàng không", Wulandari nói. Cô cũng đã đệ đơn kiện Boeing.

"Tai nạn ở Ethiopia cho thấy 737 MAX 8 là thất bại ngay từ khâu sản xuất ban đầu. Khi nghe tin về vụ rơi máy bay Ethiopian Airlines, tôi đã rất buồn, vì tôi từng trải qua nỗi đau ấy, tôi hiểu gia đình các nạn nhân cảm thấy thế nào . Tôi cũng buồn vì đáng lẽ 737 MAX 8 phải bị cấm bay sau tai nạn của Lion Air", cô nói. "Có thể vì mới có một tai nạn, nên nhiều người nghĩ rằng không cần phải hành động ngay".

Wulandari cho biết cô mắc bệnh sợ bay sau khi anh trai thiệt mạng, hy vọng thảm kịch mới sẽ khiến Boeing phải trả giá.

"Họ suốt ngày nói 737 MAX 8 là máy bay sản xuất tinh vi, nhưng thực tế ra sao? Nó đã đâm xuống biển", cô nói. "Họ đáng lẽ phải nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm sau tai nạn của Lion Air".

Harvino, anh trai của Wulandari, ra đi để lại con nhỏ 18 tháng tuổi, hai đứa con nữa mới 5 và 8 tuổi. Đứa 5 tuổi giờ vẫn hy vọng bố sẽ quay về nhà.

"Tôi bảo với thằng bé rằng bố nó đã qua đời, nhưng nó không tin bởi chưa nhìn thấy mộ bố", cô tâm sự.

Các nhà điều tra chưa xác định được nguyên nhân tai nạn Ethiopian Airlines, nhưng các chuyên gia hàng không ghi nhận nhiều điểm tương đồng giữa vụ tai nạn này và thảm kịch Lion Air. Cả hai máy bay đều mất liên lạc với tháp điều khiển không lưu trong vòng vài phút sau khi cất cánh và các phi công đều yêu cầu quay đầu hạ cánh.

"Thường máy bay sẽ ngóc đầu lên cao sau khi cất cánh, nhưng trong cả hai trường hợp, máy bay đều gặp trục trặc, nó cứ ngóc lên rồi chúi xuống", Gerry Soejatman, chuyên gia hàng không ở Jakarta, nhận định dựa trên dữ liệu bay của hai chiếc phi cơ.

"Hai vụ tai nạn có nhiều điểm tương đồng, bao gồm tốc độ bay bất ổn. Dù chưa thể kết luận hai vụ tai nạn có cùng nguyên nhân, chúng ta không thể phủ nhận những điểm giống nhau và những điểm này thật đáng lo ngại", Soejatman nói.

Cuộc điều tra sơ bộ về tai nạn Lion Air do ủy ban an toàn giao thông quốc gia Indonesia công bố cho thấy cảm biến góc tấn có vấn đề đã kích hoạt hệ thống kiểm soát bay mới được lắp đặt trong 737 MAX nhằm đẩy mũi máy bay chúc xuống đất để ngăn hiện tượng thất tốc.

Hôm qua, Boeing đã dừng bay toàn bộ dòng 737 MAX trên toàn cầu, dự kiến sẽ cung cấp bản sửa lỗi phần mềm trong vài tuần tới. Nhiều quốc gia đã đình chỉ bay 737 MAX, bao gồm Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, không có cách nào để thuyết phục người nhà các nạn nhân tiếp tục sử dụng loại máy bay này. "Nói thật, tới giờ tôi vẫn sợ bay", Wulandari nói. "10 ngày sau tai nạn Lion Air, tôi định bay tới Hàn Quốc nhưng cuối cùng, tôi đã hủy chuyến đi và từ đó chưa từng bay lần nào nữa".

Theo VnExpress.net

Phán quyết mới nhất của ông Trump về máy bay Boeing 737 MAX8 liên tiếp gặp nạn khiến hàng trăm người thiệt mạng Phán quyết mới nhất của ông Trump về máy bay Boeing 737 MAX8 liên tiếp gặp nạn khiến hàng trăm người thiệt mạng

GiadinhNet - Máy bay Boeing 737 MAX 8 trở thành nỗi ám ảnh với người dùng dịch vụ hàng không. 2 vụ tai nạn chỉ sau vài phút của loại máy bay đã khiến hàng trăm người thiệt mạng. Hiện tại, số phận của nó ra sao?

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cuộc sống những em bé trong ca sinh 8 chấn động thế giới của bà mẹ có 14 đứa con hiện ra sao?

Cuộc sống những em bé trong ca sinh 8 chấn động thế giới của bà mẹ có 14 đứa con hiện ra sao?

Tiêu điểm - 6 giờ trước

GĐXH - Ca sinh 8 con của Suleman lúc đó được ghi nhận kỷ lục thế giới là ca sinh đa thai nhiều nhất được xác định.

Giả thuyết gây tranh cãi của NASA: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không phải là nền văn minh tiên tiến đầu tiên trên Trái Đất?

Giả thuyết gây tranh cãi của NASA: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không phải là nền văn minh tiên tiến đầu tiên trên Trái Đất?

Chuyện đó đây - 11 giờ trước

Giả thuyết Silurian, ra đời từ một bài báo khoa học năm 2018, không nhằm khẳng định một nền văn minh đã mất, mà đặt ra một câu hỏi cốt lõi: Liệu dấu vết của một nền văn minh tiên tiến có thể tồn tại trong hồ sơ địa chất suốt hàng triệu năm hay không?

Ngôi nhà được rao bán khiến nhiều người "rùng mình" khi thấy ảnh khu vườn

Ngôi nhà được rao bán khiến nhiều người "rùng mình" khi thấy ảnh khu vườn

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Ngôi nhà ba phòng ngủ, được quảng cáo với phòng khách rộng rãi và khu vườn có tường bao quanh. Thế nhưng, điều gây chú ý lại là tình trạng tồi tệ của khu vườn.

Cụ ông 111 tuổi vẫn lái ô tô mỗi ngày chia sẻ bí quyết sống lâu, sống khỏe

Cụ ông 111 tuổi vẫn lái ô tô mỗi ngày chia sẻ bí quyết sống lâu, sống khỏe

Bốn phương - 1 ngày trước

Ở tuổi 111, ông Vincent Dransfield vẫn lái ô tô mỗi ngày, ham chạy bộ, tự nấu ăn và không cần ai hỗ trợ trong sinh hoạt, con cái chỉ cần đến thăm mỗi tuần một lần.

Nghe giọng AI tưởng cháu đang cầu cứu, bà lão đưa 70 triệu đồng cho bọn lừa đảo

Nghe giọng AI tưởng cháu đang cầu cứu, bà lão đưa 70 triệu đồng cho bọn lừa đảo

Bốn phương - 1 ngày trước

Bọn lừa đảo rất giỏi ứng dụng AI trong công việc; bà Lưu vay mượn khắp nơi để có 70 triệu đồng đưa chúng chỉ vì mắc lừa AI, tưởng cháu mình đang gặp rắc rối lớn.

Ép nhân viên chụp ảnh khỏa thân khi không đạt KPI, một công ty bị kiện

Ép nhân viên chụp ảnh khỏa thân khi không đạt KPI, một công ty bị kiện

Bốn phương - 1 ngày trước

Một doanh nghiệp Nhật Bản gây phẫn nộ khi đưa ra hình phạt độc ác đối với những nhân viên không đạt doanh số, như ép chụp ảnh khỏa thân rồi phát tán trong công ty.

Xúc động cảnh mèo mẹ tha mèo con bị bệnh đến phòng khám thú y cầu cứu

Xúc động cảnh mèo mẹ tha mèo con bị bệnh đến phòng khám thú y cầu cứu

Bốn phương - 1 ngày trước

Cảnh con mèo hoang cắp con đến phòng khám thú y cầu xin bác sỹ chữa bệnh cho con mình khiến cư dân mạng xúc động mạnh.

Đang lau bàn ghế, nam thanh niên 18 tuổi nặng hơn 100kg bị gió thổi bay

Đang lau bàn ghế, nam thanh niên 18 tuổi nặng hơn 100kg bị gió thổi bay

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Cơn gió siêu mạnh đó chỉ kéo dài khoảng 5 phút thỏi bay thanh niên 18 tuổi nặng 102kg khiến anh lăn về phía sau một vòng rồi mới dừng lại được.

Cuộc sống 'em bé shipper' theo bố đi làm từ khi mới sinh hiện ra sao?

Cuộc sống 'em bé shipper' theo bố đi làm từ khi mới sinh hiện ra sao?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Phi Nhi hiện là một cô bé yêu thích vẽ tranh, trong tâm hồn em luôn tràn đầy tình yêu thương và nụ cười vẫn "chữa lành" như năm nào.

Người phụ nữ cao nhất thế giới phải mua 6 vé mỗi lần đi máy bay

Người phụ nữ cao nhất thế giới phải mua 6 vé mỗi lần đi máy bay

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Cao tới 2,15 m khiến cô Rumeysa Gelgi luôn phải trả tiền 6 ghế mỗi khi bay và suốt hành trình còn phải nằm cáng vì không ngồi vừa ghế thông thường.

Top