Gia tăng bệnh nhân đến viện khám vì các bệnh về da sau bão, lũ
GĐXH – Theo các chuyên gia, mưa bão, ngập lụt kéo theo nhiều yếu tố gây hại cho da. Bên cạnh đó, nguy cơ bỏng do nước nóng, hóa chất, bỏng điện do chập cháy trong mùa bão cũng tăng lên đáng kể.
Ngày 17/9, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vừa qua, các bác sĩ Khoa Da liễu và Bỏng của bệnh viện đã ghi nhận nhiều ca bệnh đến khám với nhiều bệnh lý da và bỏng khác nhau, nhất là sau khi bão số 3 đổ bộ.
Theo ThS.BS. Phan Nữ Thục Hiền, Khoa Da liễu và Bỏng, Bệnh viện Bạch Mai, mưa bão, ngập lụt kéo theo nhiều yếu tố gây hại cho da, chẳng hạn như độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm, nước bẩn.

Bệnh nhân mắc bệnh về da đến khám tại bệnh viện. Ảnh BVCC.
Trong đó, một số bệnh hay gặp về da như nấm da do tiếp xúc với nước bẩn và độ ẩm cao dẫn đến nấm mốc phát triển, phá vỡ cân bằng vi hệ trên da và gây bệnh. Người bệnh bị nấm da thường có triệu chứng ngứa, đỏ da, bong vảy. Bệnh có thể lây cho những thành viên khác trong gia đình hoặc những người sinh hoạt cùng trong không gian sống.
Bên cạnh đó, một số bệnh nhân bị viêm da do tiếp xúc với nước ngập, hóa chất, bùn đất gây kích ứng da. Triệu chứng điển hình là phát ban, mụn nước nhỏ li ti, ngứa rát, chảy dịch.
Mặt khác, chốc ở trẻ em và nhiễm trùng da ở người lớn (nhọt, nhọt cụm, áp xe da, viêm mô bào) cũng là những bệnh hay gặp trong mùa mưa, lũ. Nguyên nhân là do vi khuẩn từ nước bẩn, trợt xước, vết thương hở do va đập trong quá trình di chuyển và điều kiện ẩm ướt gây nhiễm trùng da.
Những người mắc bệnh sẽ gặp các triệu chứng loét da, mụn mủ, sưng nóng đỏ đau quanh các vết thương, sốt. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn…
Ngoài ra, trong mùa bão, lũ, người dân cũng dễ mắc phải bệnh viêm kẽ (hăm) hoặc bị ấu trùng giun sán xâm nhập qua da (bệnh ấu trùng di chuyển).
Cũng theo ThS.BS Phan Nữ Thục Hiền, bên cạnh bệnh về da, nguy cơ bỏng do nước nóng, hóa chất, bỏng điện do chập cháy trong mùa bão cũng tăng lên đáng kể.
Theo đó, nhiều bệnh nhân đến viện do bị bỏng nước sôi. Nguyên nhân là do khi đang nấu nướng hoặc đun nước trong điều kiện mưa bão, gió to, cúp điện không nhìn rõ nên va phải. Một số khác bị bỏng do hóa chất còn đọng lại trong nước lũ hoặc bị bỏng do tình trạng ngập nước gây rò rỉ điện, dẫn đến bỏng hoặc giật điện.

Bệnh nhân bị bỏng độ 2 do nước sôi, xảy ra khi vấp chân vào vật dụng để sai vị trí trong lúc di dời vật dụng để tránh bão. Ảnh BVCC.
Để phòng tránh các bệnh về da mùa mưa bão, lũ lụt, các chuyên gia Khoa Da liễu và Bỏng – Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, người dân cần giữ da khô ráo và sạch sẽ; tránh để da tiếp xúc với nước lũ, nước đọng; tắm bằng nước sạch sau khi tiếp xúc với nước bẩn; lau khô và thay quần áo ngay khi bị ướt. Bên cạnh đó, nên mặc quần áo dài tay, chất liệu thấm hút tốt và giày dép chống thấm để tránh tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn.
Với những người bị vết thương ngoài da, cần băng kín các vết thương hở để tránh nhiễm trùng. Sử dụng các loại kem làm dịu da kích ứng, kem dưỡng ẩm, các loại sữa tắm dịu nhẹ hoặc các sản phẩm mỹ phẩm phù hợp với loại da của mình để làm sạch, giữ ẩm và bảo vệ da khỏi nhiễm trùng.
Cùng với đó, sau mưa bão, cần dọn dẹp nơi ở, thu gom và dọn sạch rác thải, lá cây, cành gãy, cây chết; tránh nước đọng, làm sạch các bề mặt bị ngập, tránh tạo thành các ổ vi khuẩn phát triển và các loại ấu trùng, côn trùng, động vật có hại sinh sôi nảy nở. Nếu có triệu chứng ngứa, mụn nước, loét da, cần khám sớm để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, để phòng tránh nguy cơ bỏng trong mùa bão lụt, cần áp dụng một số biện pháp như:
Cẩn thận khi sử dụng nước nóng: Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi sử dụng, tránh để trẻ em tiếp xúc với nước nóng không có người lớn trông nom giám sát; khu vực bếp và nấu ăn cần sắp xếp gọn gàng, thoáng đãng.
Tránh tiếp xúc với nước lũ ô nhiễm: Mang đồ bảo hộ khi lội nước ngập, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại.
Kiểm tra và ngắt nguồn điện khi có nguy cơ rò rỉ điện, giữ khô ráo quanh các ổ điện và nơi có nguy cơ rò rỉ điện: Đảm bảo hệ thống điện an toàn, ngắt điện nếu thấy nguy cơ rò rỉ điện trong môi trường nước.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 4 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 5 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 6 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.