Giá vé máy bay nội địa tăng cao, ngành du lịch 'chịu trận'
Theo chuyên gia kinh tế, giá vé máy bay nội địa ngày càng đắt đỏ dễ khiến khách đi nước ngoài ngày càng nhiều, du lịch trong nước gặp khó khăn.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng Cục Thống kê, phân tích: Khi giá vé máy bay nội địa tăng cao đến một ngưỡng nào đó, du khách thay vì du lịch trong nước sẽ có nhu cầu đi nước ngoài nhiều hơn, làm tổng cầu du lịch trong nước giảm.
Điều này không tốt vì có thể khiến Việt Nam phải "nhập khẩu" các tour du lịch của nước ngoài về để bán cho khách trong nước.
Như vậy, một nguồn thu lớn sẽ bị đưa ra nước ngoài. Cơ hội để những dịch vụ tại các địa phương trong nước phát triển cũng sẽ chuyển sang nước ngoài. Điều này ảnh hưởng mạnh đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Giá vé máy bay tăng cao ảnh hưởng đến ngành du lịch. (Ảnh minh họa: Kinh tế đô thị)
Ngoài ra, việc giá vé máy bay nội địa tăng cao cũng sẽ làm giảm sức cạnh tranh của ngành hàng không với các ngành vận tải khác. Thời gian gần đây, có thể thấy khách nội địa có xu hướng di chuyển bằng các phương tiện cá nhân, tàu hỏa…nhiều hơn.
Việc thay đổi thói quen này cũng tác động mạnh đến thị trường du lịch trong nước. Vì khi người dân di chuyển bằng phương tiện cá nhân hay ô tô, tàu hỏa sẽ làm họ mất nhiều thời gian hơn. Do đó, thời gian lưu trú, mua sắm, sử dụng các dịch vụ du lịch cũng sẽ giảm xuống.
Hơn nữa, khách cũng sẽ chỉ lựa chọn những điểm đến gần có thể di thuận tiện và tiết kiệm chi phí cũng như thời gian hơn.
“Như vậy, có thể thấy ngành du lịch chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề do giá vé máy bay nội địa tăng cao” , ông Lâm kết luận.
Ông Lâm cũng cho rằng, trong khi Chính phủ đang dùng rất nhiều các biện pháp để kích cầu tiêu dùng trong nước thì việc giá vé máy bay nội địa tăng cao lại vô hình chung phản tác dụng của các chính sách đó.
“ Doanh nghiệp hàng không phải làm theo cơ chế thị trường, nhu cầu tăng thì phải nâng giá, tuy nhiên, cần nâng như thế nào để đáp ứng được nhu cầu thị trường chứ không thể nâng vọt một cách vô lý được. Việc này rất cần sự tham gia giám sát, điều tiết của cơ quan quản lý Nhà nước để tránh hệ lụy.
Cứ nâng cao thì khách không đi nữa, họ quay lưng lại và đây sẽ là thất bại của ngành hàng không ”, ông Lâm nêu quan điểm.

Du lịch nội địa chịu nhiều ảnh hưởng vì giá vé máy bay tăng cao. (Ảnh minh họa)
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích, giá vé máy bay nội địa tăng cao sẽ tác động mạnh tới những người dân có thu nhập trung bình. Đối tượng này dễ phải cân nhắc nhất khi giá cả các dịch vụ tăng, ảnh hưởng đến túi tiền của họ. Và họ dễ dàng cắt những nhu cầu dư thừa, không thiết yếu như đi du lịch.
Còn theo ông Lê Hồng Thái, Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist, trong giai đoạn hiện nay, các hãng hàng không nên tăng giá vé theo lộ trình thì sẽ hợp lý hơn, tránh được nguy cơ khách quay lưng với du lịch nội địa, chuyển sang đi nước ngoài.
"Người tiêu dùng có tâm lý số đông, xu hướng rất lớn, họ dễ dàng làm theo số đông. Vì thế, cần kiểm soát, ngăn chặn ngay nguy cơ đó. Mục tiêu của Việt Nam năm nay sẽ đón 110 triệu lượt khách du lịch nội địa. Cần thực hiện nhiều biện pháp để đạt được mục tiêu. Hy vọng hàng không và du lịch có thể bắt tay nhau để phát triển bền vững”, ông Thái nói.
Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam đã có báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về kết quả kiểm tra phản ánh giá vé máy bay tăng cao trong dịp lễ 30/4-1/5 vừa qua. Theo đó, các hãng hàng không có nhiều mức giá khác nhau song không vượt mức tối đa theo quy định.
Mặc dù vậy, trong giai đoạn từ ngày 1/1 - 30/4, mức giá vé hạng phổ thông cơ bản trên các đường bay nội địa của các hãng về cơ bản đều tăng so với năm 2023. Trong đó với 3 đường bay trục (gồm: Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Đà Nẵng và TP.HCM - Đà Nẵng).
Đặc biệt, giá vé trung bình của các hãng tại 3 chặng trên đều tăng lần lượt ở mức Viet Nam Airlines (19,9%; 28,4% và 14,9%), VietJet Air (17,9%; 39,9% và 27%), Bamboo Airway (2,1%; 24,4% và 22,5%), Viettravel Airlines (10,2%; 17,7% và 18,6%).
Dù cơ cấu giá vé bán ra của các hãng vẫn ở phân khúc giá thấp và trung bình (từ 60% đến 70% số lượng vé bán ra), song có những đường bay ghi nhận gia tăng cao về tỷ lệ với các phân khúc giá trung bình và thấp.
Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, giá vé máy bay của các hãng bay Việt Nam tăng nguyên nhân là do chịu tác động bởi giá nhiên liệu tăng cao; chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất Pratt&Whitney (PW) tác động đến việc giảm đội tàu bay khai thác trên thế giới, việc tiếp nhận các tàu bay mới và chi phí bảo dưỡng tàu bay dừng khai thác tăng; giá thuê tàu bay tăng cao; tình hình cung cầu vận tải hàng không.
Tại phiên thảo luận kinh tế xã hội của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu thực tế, người dân từ TP.HCM ra Hà Nội phải mua vé qua Thái Lan, rồi bay từ Thái Lan về Hà Nội. Tình trạng này diễn ra nhiều tháng nay, do vé nội địa tăng quá cao.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cũng nhận định du lịch thời gian qua phục hồi ấn tượng nhờ những điều chỉnh về chính sách, sản phẩm nhưng "trở ngại là giá vé cao".
Giải trình về vấn đề này Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết bình quân giá vé của Vietnam Airlines tăng 14-20% trên các đường bay. Nguyên nhân tăng giá là do giá nhiên liệu và chênh lệch tỷ giá. Hiện, các chi phí này chiếm 65-70% trong cơ cấu giá vé. Từ đầu năm đến nay, tỷ giá USD/VND tăng mạnh, gần 5%.
Hồi tháng 3, lãnh đạo Vietnam Airlines từng cho biết, chi phí ngoại tệ lớn, họ thiệt hại hàng trăm tỷ khi tỷ giá biến động. Theo đó, với 1% thay đổi tỷ giá, hãng này mất 300 tỷ đồng. Nếu tỷ giá biến động 5%, chi phí một năm của hãng bay này tăng lên 1.500 tỷ.
Với thực tế giá vé của Thái Lan rẻ, Thứ trưởng giải thích, nước này vừa qua có chính sách kích cầu du lịch, giảm gần như triệt để các phí hàng không. Còn theo xu hướng chung, giá vé trên thế giới tiếp tục tăng cao.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?
Bảo vệ người tiêu dùng - 17 giờ trướcGĐXH - Ngay sau chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tham vấn, thu thập ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các đơn vị liên quan đã kiến nghị áp dụng lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý thay vì tăng đột ngột.

Tã bỉm trẻ em gắn mác Hàn, Nhật, mập mờ về xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe
Bảo vệ người tiêu dùng - 17 giờ trướcGĐXH - Thị trường tã bỉm trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Hà Nội: Hậu kiểm an toàn thực phẩm toàn thành phố, tăng cường kiểm soát trong và ngoài trường học
Bảo vệ người tiêu dùng - 21 giờ trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có các kế hoạch về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn thành phố năm 2025 và kế hoạch về tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn.

Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có thông về việc đề nghị tạm dừng lưu thông nhiều hàng hóa do Công ty TNHH Liên Sen nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn. Hàng hóa sẽ chỉ tiếp tục được lưu thông khi khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo.

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã gửi tới Bộ Tư pháp góp ý vào dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín dụng. Trong đó, VCCI kiến nghị cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hoặc nghiên cứu sửa đổi các quy định liên quan để tránh xung đột pháp lý.

Cảnh báo Facebook giả mạo kênh thông tin từ Bộ Tài Chính
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 31/3, Bộ Tài chính thông tin, trang Facebook có tên "Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo" là giả mạo. Người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác cao trước các bài đăng trên Facebook này.

Sau 3 năm rao bán không ai mua, đến nay lô đất tăng giá lên 200 triệu đồng, sáng rao chiều có người vào cọc
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcThị trường đất nền phía Nam tiếp tục ghi nhận nóng cục bộ ở một số khu vực. Các lô đất thổ cư dù tăng giá từ 7-10% so với trước Tết nhưng vẫn bán ra khá nhanh.

Đất nền vùng ven Hà Nội lại tăng giá, có nên gom mua đầu tư?
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcKhông chỉ ở các tỉnh, thành có thông tin sáp nhập mà nhiều khu vực vùng ven Hà Nội thời gian gần đây giá đất nền cũng có xu hướng đi lên, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Môi giới bất động sản mạnh tay 'cắt máu' đẩy hàng
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcChung cư thương mại liên tục tăng giá và lập đỉnh ở mức từ 55-80 triệu đồng khiến môi giới liên tục “săn khách” đẩy hàng nhưng vẫn khó bán hàng.

Giá vàng đảo chiều sau những ngày lập đỉnh, người Hà Nội 'rồng rắn' đi… khảo giá
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Ghi nhận của phóng viên cho thấy, khi giá vàng đang giảm dần, ngoài những xếp hàng để chờ đến lượt mua vào thì cũng không ít người đến tiệm vàng chỉ để trực tiếp xem giá mua vào- bán ra.

Trước đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng một số mặt hàng tiêu dùng, doanh nghiệp minh bạch người tiêu dùng mới được hưởng lợi
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng bày tỏ quan điểm doanh nghiệp phải minh bạch, người tiêu dùng mới thật sự được hưởng lợi.