Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải mã hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi khiến nhiều mẹ bầu lo lắng

Thứ tư, 16:17 23/08/2017 | Sống khỏe

Hiện tượng bé bị dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ là nỗi lo lắng của không ít mẹ bầu. Nhưng mẹ bầu có cần quá lo lắng khi siêu âm phát hiện con bị như vậy?

Có không ít phụ nữ mang thai chia sẻ nỗi lo lắng về những nguy cơ có thể gặp phải trong quá trình sinh nở nếu em bé bị dây rốn quấn cổ. Nhiều mẹ bầu còn cho rằng dây rốn sẽ thít cổ em bé và làm em bé bị ngạt thở . Nhưng không hẳn vậy, em bé trọng bụng mẹ nhận chất dinh dưỡng và oxy thông qua dây rốn chứ không phải bằng cách hít qua mũi và miệng.

Thêm nữa em bé cũng không hề bị đuối nước trong môi trường đầy nước ối ở tử cung của người mẹ bởi dây rốn đã làm nhiệm vụ cung cấp oxy cho bé, cho nên mẹ bầu không cần quá lo lắng về điều này. Chính vì vậy, trong vòng 2 phút ngay sau khi chào đời, bác sĩ phải tiến hành cắt dây rốn cho bé vì lúc này dây rốn - bộ phận trung chuyển chất dinh dưỡng - đã không còn tác dụng.

1. Dây rốn quấn cổ là 1 hiện tượng bình thường

Theo số liệu từ tổ chức NCBI trực thuộc Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (National Library of Medicine, NLM), cơ quan của Các viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health, NIH), có đến 1/3 số trẻ sinh ra có dây rốn quấn cổ, dù sinh thường hay sinh mổ .

Trong quá trình sinh, không phải bác sĩ sản khoa nào cũng thông báo cho sản phụ biết điều này, vì đây được coi là 1 hiện tượng bình thường, tất nhiên lý tưởng nhất vẫn là dây rốn độc lập, không quấn vào bất cứ bộ phận nào trên cơ thể bé để tránh nguy hiểm hoặc biến chứng có thể xảy ra.


Dây rốn (tràng hoa) quấn cổ là 1 hiện tượng bình thường.

Dây rốn (tràng hoa) quấn cổ là 1 hiện tượng bình thường.

Dây rốn thường có chiều dài trung bình dao động khoảng 50-60 cm. Dây rốn càng dài càng có thể làm tăng nguy cơ dây quấn cổ 1 vòng hoặc nhiều vòng hơn và có hiện tượng thắt nút. Về lý thuyết, sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm. Mặc dù dây rốn dài có thể vướng và quấn vào cổ em bé, gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần nhưng nó cũng có tác dụng bảo vệ bào thai khỏi nguy cơ giảm lưu lượng máu truyền qua dây rốn.


Em bé với 2 vòng dây rốn quấn quanh cổ.

Em bé với 2 vòng dây rốn quấn quanh cổ.

2. Dây rốn khỏe mạnh được bảo vệ bởi một lớp phủ mềm và trơn

Một sợi dây rốn khỏe mạnh cấu tạo từ các tế bào gốc thành cuống rốn tạo nên hợp chất dẻo mềm giúp bảo vệ các mạch máu bên trong. Chất này tạo độ trơn mềm cho dây rốn, giúp bảo vệ chống lại sự đè nén do cử động của thai nhi. Nếu hợp chất mềm và trơn bao phủ dây rốn này bị trục trặc hoặc có vấn đề có thể sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

3. Khi vượt cạn, toàn bộ khối thai cùng dây rốn sẽ được đẩy ra ngoài cùng lúc

Tiến sĩ Y khoa Rachel Reed - người trực tiếp đỡ đẻ cho nhiều sản phụ, giảng viên chuyên khoa Sản trường Đại học Sunshine Coast (Australia) giải thích: Trong quá trình sinh nở, thai nhi không hề bị dây rốn giữ lại trong tử cung, lí do là khi chuyển dạ, cả 1 khối bao gồm em bé, nước ối, nhau thai và dây rốn đồng thời sẽ bị đẩy ra ngoài cùng lúc. Chỉ đến khi đầu em bé bắt đầu di chuyển vào cửa âm đạo và cần thêm khoảng trống để bé chui ra, lúc này việc dây rốn quấn cổ bé mới thực sự gây khó khăn vì khả năng dây rốn bị mắc kẹt, em bé khó lọt qua cửa mình của mẹ và bé có thể bị thiếu oxy trong quá trình chuyển dạ. Một số người cho rằng nhịp tim của em bé giảm trong khi chuyển dạ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng đây là hiện tượng bình thường đối với một em bé đang phải trải qua áp lực xung quanh đầu, mình để có thể chui ra ngoài tử cung người mẹ.


Mẹ bầu cần theo dõi thai nhi chặt chẽ nếu có hiện tượng dây rốn quấn cổ.

Mẹ bầu cần theo dõi thai nhi chặt chẽ nếu có hiện tượng dây rốn quấn cổ.

Một số thắc mắc thường gặp của mẹ bầu về hiện tượng dây rốn quấn cổ 1.

Nguyên nhân nào khiến dây rốn quấn quanh cổ bé? Nguyên chủ quan có thể do bé cử động nhiều trong bụng mẹ. Còn khách quan thì có 1 số nguyên nhân như: Cấu tạo tế bào gốc thành mạch rốn không đủ, cấu trúc dây rốn yếu, quá nhiều nước ối, dây rốn dài bất thường, thai đôi hoặc đa thai.

2. Liệu có nguy cơ nào liên quan đến dây rốn quấn cổ không?

Ngoài việc làm cho mẹ bầu thêm lo lắng thì hầu như dây rốn không gây biến chứng gì đến mẹ và bé. Khi siêu âm thai, bác sĩ sẽ phát hiện được bé có bị dây rốn quấn cổ hay không và theo dõi chặt chẽ cho đến khi mẹ cượt cạn thành công. Chỉ có 1 số trường hợp hiếm gặp dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm cho em bé khi dây quấn chặt, nhiều vòng thì có thể khiến em bé bị thiếu oxy, giảm nhịp tim trong lúc sinh. Điều quan trọng là mẹ cần theo dõi trong suốt thai kì, nếu cần bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn.

3. Thai nhi bị dây rốn quấn cổ thì mẹ có thể sinh thường hay không?

Câu trả lời là mẹ vẫn có thể sinh thường. Trong trường hợp dây rốn thực sự gây nguy hiểm cho thai nhi thì mới cần sử dụng phương pháp sinh mổ.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Nhiều thay đổi về giấy chuyển tuyến BHYT, người bệnh thuận lợi hơn khi đi khám chữa bệnh

Nhiều thay đổi về giấy chuyển tuyến BHYT, người bệnh thuận lợi hơn khi đi khám chữa bệnh

Y tế - 14 giờ trước

Thông tư 01 của Bộ Y tế là văn bản quan trọng hướng dẫn việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho trên 13.000 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước, tạo hành lang pháp lý đồng bộ để triển khai hiệu quả chính sách BHYT trong giai đoạn mới...

Hơn 20.000 bệnh nhân ung thư đã không phải xin giấy chuyển tuyến BHYT ngay ngày đầu năm 2025

Hơn 20.000 bệnh nhân ung thư đã không phải xin giấy chuyển tuyến BHYT ngay ngày đầu năm 2025

Y tế - 14 giờ trước

Với quy định tại Thông tư 01 của Bộ Y tế, ngay trong những ngày đầu tiên của năm 2025, hơn 20.000 bệnh nhân ung thư có thẻ BHYT đã không phải xin giấy chuyển tuyến lên tuyến trên - Bệnh viện K.

Thông tin mới nhất về tình trạng sức khỏe nạn nhân vụ phóng hỏa ở quán cà phê Phạm Văn Đồng

Thông tin mới nhất về tình trạng sức khỏe nạn nhân vụ phóng hỏa ở quán cà phê Phạm Văn Đồng

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Qua quá trình điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai, cả 4 nạn nhân đều đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.

Đau chân khi đi bộ cảnh giác với bệnh động mạch chi dưới

Đau chân khi đi bộ cảnh giác với bệnh động mạch chi dưới

Sống khỏe - 16 giờ trước

Đau ở chân lúc đi bộ, sau khi nghỉ ngơi sẽ đỡ hơn cần cảnh giác với bệnh động mạch chi dưới. Bệnh ít gây tử vong (khoảng 1%) nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt, làm việc và lao động của người bệnh.

Loại rau mùa đông bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để hạ đường huyết, ngủ ngon hơn

Loại rau mùa đông bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để hạ đường huyết, ngủ ngon hơn

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Vào mùa đông, người bệnh tiểu đường được khuyến khích nên ăn rau cải cúc vì đây là loại rau chứa lượng carb thấp, có khả năng làm giảm đường huyết và giảm nguy cơ tiến triển bệnh ở người bị tiểu đường.

Nên bổ sung vitamin và khoáng chất trong mùa đông?

Nên bổ sung vitamin và khoáng chất trong mùa đông?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức khỏe và khả năng phục hồi trong thời tiết giá lạnh. Tuy nhiên, việc uống bổ sung một số vitamin và khoáng chất cũng có thể giúp cơ thể khỏe mạnh trong mùa đông này.

Người phụ nữ hôn mê sâu tiên lượng xấu, vì uống thuốc bột chữa bệnh dạ dày

Người phụ nữ hôn mê sâu tiên lượng xấu, vì uống thuốc bột chữa bệnh dạ dày

Y tế - 22 giờ trước

Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai mới đây đã tiếp nhận trường hợp 1 bệnh nhân bị ngộ độc Strychnin sau khi uống một loại thuốc bột không rõ nguồn gốc để chữa bệnh dạ dày.

5 loại thảo dược giảm đau bụng kinh

5 loại thảo dược giảm đau bụng kinh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đau bụng kinh chỉ diễn ra trong vài ngày, nhưng có nhiều cấp độ và gây khó chịu cho chị em. Dưới đây là một số thảo dược và cách sử dụng để nhanh chóng khắc phục tình trạng này.

Người đàn ông đau nhức, phải đến viện do sai lầm nhiều người hay mắc khi lấy ráy tai

Người đàn ông đau nhức, phải đến viện do sai lầm nhiều người hay mắc khi lấy ráy tai

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện ống tai của bệnh nhân nhiều ráy, thành ống tai có điểm tổn thương, đọng máu do thói quen tự dùng tăm bông ngoáy tai.

Cô gái trẻ hai lần chiến đấu với ung thư

Cô gái trẻ hai lần chiến đấu với ung thư

Sống khỏe - 1 ngày trước

Từng đau đớn đến tận xương tuỷ, nghĩ cầm chắc “án tử” nhưng được mẹ động viên, Huyền cố gắng tiếp tục chiến đấu với ung thư.

Top