Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải pháp tăng cường miễn dịch cho người bệnh ung thư

Chủ nhật, 11:42 11/08/2024 | Sống khỏe

Hệ thống miễn dịch được ví như lá chắn tự nhiên giúp ngăn ngừa sự tấn công, xâm nhập của các yếu tố nguy hại từ bên ngoài và bên trong. Đối với người bệnh ung thư, hệ thống miễn dịch trở thành chìa khóa trong việc phòng và điều trị bệnh.

Một trong những yếu tố tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh cho người bệnh ung thư là duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết.

Vai trò của hệ miễn dịch với cơ thể

Hệ miễn dịch hay sức đề kháng có vai trò như một lá chắn tự nhiên, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng …) hoặc từ bên trong để phát triển, khỏe mạnh bình thường.

Hệ miễn dịch được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Trong cơ thể, có hai hệ thống miễn dịch là hệ miễn dịch tự nhiên và hệ miễn dịch mắc phải.

Cả hai đều có vai trò ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập, bảo vệ cơ thể thông qua một loạt các rào cản như da giúp loại bỏ phần lớn mầm bệnh, chất nhầy bẫy mầm bệnh, acid dạ dày tiêu diệt mầm bệnh, enzyme trong mồ hôi và nước mắt tạo ra các hợp chất chống vi khuẩn, các tế bào của hệ thống miễn dịch tấn công tất cả các tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, với người bệnh ung thư, hệ miễn dịch trở thành chìa khóa trong việc phòng và điều trị bệnh. Hệ miễn dịch với cơ chế phát hiện, ghi nhớ và tấn công các tế bào dị thường góp phần ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn ngừa sự lan rộng và di căn sang cơ quan khác của cơ thể.

Tuy nhiên, bệnh ung thư và các phương pháp điều trị ( xạ trị , hóa trị…) có thể làm suy yếu hệ miễn dịch do làm giảm số lượng tế bào bạch cầu được tạo ra trong tủy xương.

immune_system_food_nutrition_660x330

Dinh dưỡng tăng cường miễn dịch hỗ trợ tối ưu cho người bệnh ung thư trong quá trình điều trị bệnh.

Dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch như thế nào?

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm cho biết, chế độ ăn uống đa dạng, cung cấp đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng cho sức khỏe và chức năng của tất cả các tế bào, bao gồm cả tế bào miễn dịch. Dinh dưỡng hỗ trợ khả năng miễn dịch thông qua nhiều cơ chế, trong đó việc cung cấp năng lượng từ thức ăn cho các hoạt động của tế bào, kể cả tế bào miễn dịch.

Các chất dinh dưỡng được xác định là quan trọng cho sự phát triển và chức năng của tế bào miễn dịch bao gồm protein, vitamin C , vitamin D, kẽm, selen, sắt, probiotic…

Trong đó, protein đóng vai trò nòng cốt cấu thành hệ thống miễn dịch, do đây là thành phần của các mô cấu tạo cơ thể, kháng thể, hồng cầu, nội tiết tố. Protein có từ nguồn động vật (như các loại cá, thịt, hải sản, trứng, sữa…) và nguồn thực vật (như nấm, đậu đỗ, các loại hạt…).

Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa, thúc đẩy sự tăng trưởng và hoạt động của các tế bào miễn dịch. Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam quýt, rau bina, cải xoăn, ớt chuông, cà chua…

Vitamin A hoạt động như một chất chống oxy hóa, tạo ra các tế bào bạch cầu và điều chỉnh phản ứng của tế bào miễn dịch. Vitamin A có trong các thức ăn động vật như thịt, cá, trứng sữa… và trong thực vật có các tiền tố vitamin A- beta caroten (có nhiều trong cà rốt, ớt chuông, atisô, khoai lang, bí ngô, bí, khoai tây, xoài, đu đủ, mơ, dưa đỏ, nho đỏ, dưa hấu , quýt, ổi, chanh dây…).

Sắt, kẽm thúc đẩy sự tăng trưởng và hoạt động của các tế bào miễn dịch. Sắt mang oxy đến các tế bào. Thực phẩm chứa nhiều sắt gồm thịt đỏ, thịt gà, cá ngừ, cá mòi, nghêu, sò, đậu…

Ngoài ra, chế độ ăn nên thêm sữa chua có các lợi khuẩn hoặc bổ sung lợi khuẩn - probiotics giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm táo bón và tăng cường miễn dịch rất tốt.

best-food-immune-system-730x487

Bổ sung đa dạng thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch cho người bệnh ung thư.

Các giải pháp khác tăng cường hệ miễn dịch

Bên cạnh duy trì chế độ ăn uống đa dạng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, để tăng cường hệ miễn dịch, người bệnh ung thư có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Không hút thuốc.
  • Uống rượu có chừng mực.
  • Thực hiện tập thể dục thường xuyên ở cường độ vừa phải.
  • Đặt mục tiêu ngủ 7-9 giờ mỗi đêm. Cố gắng duy trì lịch trình ngủ, thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Quản lý tốt căng thẳng: Bằng cách thực hiện tập thể dục, thiền, tập thở hay một sở thích cụ thể để giảm cảm giác căng thẳng.
  • Vệ sinh tay thường xuyên: Thực hiện rửa tay khi đi từ ngoài vào nhà, trước và sau khi chuẩn bị và ăn uống, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho hoặc xì mũi.


Lê Bảo Châu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 11 giờ trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 17 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 19 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 20 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Top