Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo viên buồn trước lá thư 'ly dị' môn Văn của du học sinh

Thứ năm, 08:46 26/10/2017 | Xã hội

Chia sẻ đôi chút chạnh lòng khi đọc lá thư, tuy nhiên nhiều giáo viên cho rằng cần thiết phải nhìn lại cách dạy và học môn Văn.

Là giáo viên dạy Văn của một trường THCS ở quận Gò Vấp (TP HCM), cô Hương chia sẻ cảm thấy chạnh lòng và buồn khi đọc lá thư của du học sinh Lê Uyên Phương. Tuy nhiên, lá thư dí dỏm đã phản ánh khá đầy đủ khiếm khuyết của việc dạy học Văn bậc phổ thông.

Mục đích của môn Văn là hướng học sinh đến cái đẹp, suy nghĩ nhân văn thông qua việc cảm thụ các tác phẩm văn học. Sự cảm thụ này phụ thuộc vào suy nghĩ, cá tính từng em. Mỗi em sẽ có suy nghĩ và trình bày quan điểm riêng khi nhìn nhận cùng một vấn đề, tác phẩm. Tuy nhiên, nhiều giáo viên chưa coi trọng sự khác biệt ấy, vẫn khuôn ép học sinh.

Lý do khuôn ép là dù học bằng cách nào, học sinh vẫn tham gia các kỳ thi với đáp án, thang điểm chung. Ở đó, sự khác biệt trong quan điểm, trình bày chưa chắc đã được coi trọng. Thực tế, nhiều em chỉ thích văn xuôi mà không thích thơ, hoặc chỉ thích văn học nước ngoài mà không thích văn học Việt Nam...

Một tiết học văn ở nhà thờ Đức Bà của học sinh trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1, TP HCM). Ảnh: Mạnh Tùng
Một tiết học văn ở nhà thờ Đức Bà của học sinh trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1, TP HCM). Ảnh: Mạnh Tùng

Do đó, nếu chỉ chấm bài làm của học sinh dựa vào đáp án chung với yêu cầu cảm thụ hay, sâu sắc mà bỏ quên yếu tố sáng tạo, sự đột phá trong trình bày quan điểm sẽ bất lợi cho học trò. Lâu dần, môn Văn trở nên xơ cứng và thành nỗi sợ hãi của học sinh. Từ đó hình thành lối nghĩ của học sinh với môn học này là chỉ quanh quẩn đọc chép, học thuộc, làm bài đủ ý, chép cho đủ trang giấy.

Cũng theo cô Hương, dù có nhiều đổi mới trong chương trình dạy văn học và làm văn, nhưng bài học, đề thi vẫn loay hoay với các vấn đề cũ, mang tính giáo điều, không có tính thời sự, phù hợp với thị hiếu và xu thế ngày nay. Trong khi đó, lẽ ra môn Văn phải dạy học sinh tư duy lập luận bằng ngôn ngữ, trình bày, phản biện trước một hiện tượng xã hội gắn liền với đời sống các em.

"Nhiều khi giáo viên muốn đổi mới cách dạy, cách kiểm tra, dò bài nhưng vì áp lực chạy theo chương trình và chỉ tiêu được giao mà vẫn phải theo lối mòn. Tôi nghĩ cần sự thay đổi đồng bộ từ trên xuống tận giáo viên mới thay đổi được cách dạy và học Văn, sao cho hiệu quả hơn", nữ giáo viên nói.

Văn mẫu khiến trẻ thụ động

Một thầy giáo tiểu học quận 2 (TP HCM) kể câu chuyện khó xử của mình khi dạy con trai học lớp 3 làm bài văn miêu tả con mèo. Thầy nói: "Đúng như nữ du học sinh kể, cứ tả con mèo là học sinh sẽ nói đôi mắt mèo giống hòn bi ve".

Không đồng ý cho con dùng "văn mẫu", thầy giáo yêu cầu bé quan sát kỹ con mèo và đồ dùng trong nhà, sau đó miêu tả, so sánh bằng chính cảm nhận của mình. Bài văn được thầy giáo khá ưng ý, khi con miêu tả "bộ lông con mèo giống như tấm thảm lau chân, rất mềm, có một đám màu lông màu nâu, ở chót đầu có một nắm lông hình tròn màu đen". Đôi mắt con mèo được miêu tả như "cục thủy tinh trên bàn làm việc của ba, ở giữa màu xanh lè".

Dạy văn ở bậc tiểu học phải được quan tâm bởi lúc này các em học từ, đặt câu, viết đoạn văn ngắn. Ảnh: Mạnh Tùng
Dạy văn ở bậc tiểu học phải được quan tâm bởi lúc này các em học từ, đặt câu, viết đoạn văn ngắn. Ảnh: Mạnh Tùng

Bài văn này được cô giáo chấm điểm trung bình vì cho rằng miêu tả ngô nghê. Thầy giáo thì lắc đầu, cười: "Thôi kệ, ngô nghê cũng được, miễn là suy nghĩ của nó". Trên lớp, thầy cũng tôn trọng tất cả sự "ngô nghê" đó của học trò, khuyến khích các em tự suy nghĩ trong giờ tập làm văn và nhất định không được dùng sách văn mẫu.

Giáo viên này cho rằng, sự khuôn mẫu trong chương trình không nguy hiểm bằng sự khuôn mẫu trong suy nghĩ và cách dạy của người thầy. Nhất là bậc tiểu học, khi các em đang học từ ngữ, cách đặt câu, cách viết một đoạn văn ngắn.

"Sự khuôn mẫu này giống như ta ra một quy chuẩn con mèo, con gà, con bò phải có hình dạng thế này, không được thế khác. Đã là con mèo phải là mèo mướp, trông rất xinh, không được là con mèo tây, mập ú, mặt lúc nào cũng giận dữ", thầy giáo nói và cho rằng sách văn mẫu được nhiều học sinh dùng cũng bởi giáo viên cứng nhắc.

Hệ lụy của văn mẫu ở bậc tiểu học, theo thầy giáo này là các em thiếu khả năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, đánh mất đi suy nghĩ trẻ thơ mà hơn hết là tập cho trẻ thói quen gian dối, trọng hình thức.

Văn thiếu hơi thở cuộc sống

Từng tổ chức một tiết học Văn công phu, trở thành cuộc đoàn tụ xúc động, lấy nước mắt của hàng trăm người chứng kiến, thầy Hoàng Long Trọng (giáo viên Văn trường THCS Văn Lang, quận 1, TP HCM) cho rằng, học sinh sẽ không chán môn này nếu thầy cô mang đậm hơi thở cuộc sống đến từng bài giảng.

Theo thầy Trọng, mỗi giáo viên phải thể hiện vai trò sáng tạo, mạnh dạn đổi mới cách dạy của chính mình, mang đến những tiết học thú vị cho học sinh. "Tôi nghĩ cần khuyến khích các mô hình giảng dạy tích hợp, liên môn trong môn Văn hoặc dạy học theo chủ đề, theo dự án", thầy giáo nói và cho biết, qua nhiều dự án ở trường, học sinh rất thích thú với môn học này.

Cuộc đoàn tụ xúc động giữa tiết học Văn ở trường THCS Văn Lang (quận 1, TP HCM). Ảnh: Nam Hoài
Cuộc đoàn tụ xúc động giữa tiết học Văn ở trường THCS Văn Lang (quận 1, TP HCM). Ảnh: Nam Hoài

Thầy Trọng quan niệm chỉ cần học trò có niềm yêu thích môn học, các em sẽ tự biết tìm tòi thêm kiến thức, thích viết để thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình hơn và do đó hiệu quả dạy học sẽ tốt hơn.

Cách chấm điểm, đánh giá môn Văn cũng cần được thay đổi theo hướng mở, tôn trọng sự sáng tạo của học sinh. "Đừng nên ép bài làm vào các đáp án là những gạch đầu dòng khô cứng mà hãy xét đến tính thuyết phục, khả năng phản biện, sáng tạo, cảm thụ của học sinh ra sao", thầy Trọng bày tỏ.

Sau bốn năm du học ở Hà Lan, Lê Uyên Phương (cựu học sinh Phổ thông Năng khiếu - Đại học Quốc gia TP HCM) nhận thấy nhiều khiếm khuyết của việc dạy và học môn Văn trong trường phổ thông ở Việt Nam. Sang nước bạn, cô nhận thấy khả năng diễn đạt, thuyết trình của mình kém xa bạn bè quốc tế.

Phương đặt câu hỏi "Tại sao mình đã học viết văn nghị luận bao năm mà bây giờ vẫn kém?". Cô chia sẻ trên trang cá nhân một bức thư dí dỏm với tiêu đề "ly dị" môn Văn.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 48 phút trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 57 phút trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 1 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 3 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 3 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 3 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 4 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top