Giáo viên đánh học sinh để "làm bài tốt hơn": Áp lực thành tích đang gây họa
GiadinhNet - Trong giờ kiểm tra cuối học kỳ, cô giáo tiểu học ở Hải Phòng đã có hành vi đánh học sinh chỉ để muốn… “học sinh làm bài tốt hơn”? Áp lực thi cử, thành tích đã khiến nhiều giáo viên có những hành vi lệch chuẩn.

Nhiều ý chuyên gia giáo dục cho rằng, giáo dục hiện nay nặng về điểm số và thi chuyển cấp. Ảnh minh họa: Q.Anh
Áp lực từ điểm số, thành tích
Trong mấy ngày qua, dư luận xã hội hết sức bức xúc về trường hợp giáo viên ở Hải Phòng. Trong quá trình giám sát kiểm tra học kỳ lớp 2A7, Trường Tiểu học Quán Toan (Hải Phòng), cô N.T.T.T tát tím thái dương nam sinh và dùng thước đánh tấy đỏ chân em này. Nguyên nhân ban đầu được xác định do học sinh làm bài chậm, bị cô tát và dùng thước đánh. Trường hợp này cho thấy, chuyện áp lực của giáo viên đối với học sinh, vì muốn học sinh làm bài nhanh, làm tốt mà xúc phạm thân thể của học sinh. Dạo qua một số diễn đàn dành cho giáo viên, nhiều bài viết “than thở” của giáo viên về học sinh làm bài thi không được, “uổng công” dạy dỗ và cả làm mất thành tích thi đua.
Những ngày này nhiều giáo viên lẫn phụ huynh cảm thấy lo sốt vó vì chuyện học tập, thi cử của con, chỉ thi học kỳ thôi cũng đã trở thành đề tài “nóng hổi” của nhiều gia đình, khi các phụ huynh gặp nhau. Ngoài sự quan tâm, đó còn là áp lực về điểm số, không ít các ông bố bà mẹ lo lắng, hồi hộp trong những ngày con thi học kỳ. Đặc biệt, ở một số thành phố lớn như Hà Nội, việc học tập, thi cử của học sinh ngay từ lớp 1 cũng được nhiều phụ huynh quan tâm vì thành tích học tập cũng làm căn cứ tuyển sinh vào lớp 6 sau này. Không ít trường chuyên, trường nổi tiếng tại Hà Nội cũng đã đưa điểm thi học kỳ các năm tiểu học để xét tuyển vào lớp 6.
Đó là chuyện thi học kỳ, đối với những học sinh có dự định thi (kiểm tra năng lực) vào lớp 6, vào lớp 10 hay kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sắp tới, những ngày này luôn phải “gồng mình” ôn tập, luyện thi để mong có được kết quả cao. Không lo sao được, ngay cả chuyện vào lớp 6, lớp 10 tưởng chừng như là các cấp học được phổ cập, song chỉ tiêu vào trường công lập, nhất là trường chuyên, trường điểm có đông đảo học sinh dự tuyển, được ví “căng” hơn cả thi đại học.
“Tôi không muốn ép con học nhiều và nặng về điểm số, nhưng hiện nay nhiều trường áp dụng xét học bạ kết hợp với thi tuyển. Nếu không đáp ứng được tiêu chí phải có điểm học kỳ cao, xếp loại xuất sắc toàn diện sẽ bị loại ngay từ vòng đầu rồi. Chất lượng trường công lập không đồng đều cũng là lý do phụ huynh như tôi muốn con vào trường nổi tiếng, chất lượng cao”, phụ huynh Trần Thị Tâm (Thanh Xuân, Hà Nội) có con học tiểu học chia sẻ.
Học sinh vẫn là khổ nhất
Chỉ ra thực tế hiện nay giáo dục nặng về thành tích, thi cử, Thạc sỹ Nguyễn Sóng Hiền – Nghiên cứu sinh tại Australia cho biết, giáo dục của chúng ta vẫn còn nặng nề về thi cử, đỗ đạt và bằng cấp nên việc đánh giá học sinh theo điểm số, điểm thi và chạy đua thành tích đã kéo theo nhiều hệ lụy cho cả phụ huynh và học sinh. Với phụ huynh, phải lo cho con vào trường điểm, lớp chuyên, ép con phải học thêm để có thể thi đỗ. Còn đối với học sinh, không được lựa chọn các môn học yêu thích, mà phải theo sự chỉ đạo của bố mẹ dẫn đến chán nản, áp lực.
“Ở nhiều quốc gia giáo dục phát triển, không còn nặng nề chuyện thi cử, thậm chí vào đại học còn dễ dàng, được mời vào học không phải thi. Nhưng ở Việt Nam còn nặng nề chuyện thi cử, bằng cấp. Đánh giá về học sinh hoàn toàn dựa trên điểm số, chứ không phải năng lực thực tế của các em. Cách đánh giá học sinh theo điểm số và chạy đua thành tích như hiện nay đã kéo theo nhiều hệ lụy cho cả phụ huynh và học sinh. Hi vọng rằng khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh sẽ bớt áp lực hơn, cách đánh giá cũng toàn diện hơn chứ không phải chỉ thi với điểm thi hiện nay”,ThS. Nguyễn Sóng Hiền chia sẻ thêm.
Từng có hơn 20 năm làm hiệu trưởng trường phổ thông, TS. Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch HĐQT Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, cách giáo dục xưa nay ở nước ta luôn “đóng khung” dạy học sinh ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô, học sinh là phải học chăm, học giỏi... Vì thế, học sinh học chưa giỏi, chưa ngoan coi như là học sinh hư, từ đó dẫn đến nóng nảy, đánh mắng học sinh. Cách dạy của chúng ta chỉ cung cấp kiến thức, dẫn đến chạy theo điểm số, mỗi khi học sinh đi học về, bố mẹ chỉ tra khảo được mấy điểm. Ngoài ra, vì chạy theo thành tích, thi dua, cho nên các trường đã gây áp lực lên giáo viên, giáo viên gây áp lực lên học sinh.
Từ thực tiễn đang được áp dụng tại Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo TS Nguyễn Văn Hòa cho rằng: “Nhà trường phải làm sao cho giáo viên thấy được hạnh phúc. Việc dạy trong nhà trường là dạy người chứ không chạy theo kiến thức. Muốn thế thì phải thay đổi cách thi cử đã gây ra áp lực cho học sinh, thay đổi cách đánh giá đối với học sinh nữa. Cần xác định chỉ số hạnh phúc và chỉ số tiến bộ của học trò để đánh giá chất lượng của nhà trường, giáo viên được học sinh yêu mến, hào hứng học tập và tiến bộ cũng làm cơ sở để nâng lương, thưởng”.
“Học sinh hiện nay phải đối phó với nhiều kì thi, đặc biệt là thi chuyển cấp và thi tốt nghiệp THPT, do đó phải học nhiều. Hiện tượng dạy thêm học thêm tràn lan chiếm thời gian nghỉ ngơi, khiến học sinh căng thẳng và mệt mỏi… Chương trình giáo dục phổ thông mới khi triển khai góp phần khắc phục được những hạn chế này, đây là một chương trình mở, tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn nội dung học tập và môn học phù hợp với nguyện vọng, sở trường của mình. Học sinh sẽ học tập hào hứng, hiệu quả hơn. Chương trình cũng thay đổi lại cách đánh giá đối với học sinh, giáo viên”.
GS. Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông)
Quang Anh

Góc camera khác vụ bé 3 tuổi chạy về gọi bố mẹ cứu bạn rơi xuống hố sâu: Dân tình lại thêm trầm trồ
Đời sống - 1 giờ trướcỞ góc quay khác cho thấy cảnh Phong cùng bạn đang chơi ở một công trình xây dựng gần nhà, bất ngờ người bạn trượt chân, lọt xuống hố.

Hàng vạn du khách chen chân tới đền Hùng dâng hương mặc trời mưa, nhiều em nhỏ thích thú theo cha mẹ dự lễ
Đời sống - 3 giờ trướcDù thời tiết không thuận lợi, từ sáng sớm ngày 10/3 Âm lịch, hàng nghìn người dân và du khách thập phương vẫn đến Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương, bày tỏ lòng thành kính.

Hết lễ: Người dân ùn ùn trở lại thành phố sau kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương
Thời sự - 4 giờ trướcChiều tối ngày 7/4, hàng nghìn người dân từ các tỉnh đổ dồn về những thành phố lớn sau kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương kéo dài 3 ngày, khiến nhiều tuyến đường cửa ngõ ùn tắc nghiêm trọng.

Vụ mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm: Công an thông tin bất ngờ về việc mời người livestream lên làm việc
Pháp luật - 4 giờ trướcTrước đó, cơ quan chức năng đã mời N.B.H. (15 tuổi, ở thị trấn Hà Lam) lên làm việc vì có hành vi livestream phát tán thông tin không đúng sự thật về vụ mẹ giết con ở Quảng Nam.

Thấy 'bạn nghiện' tử vong vì sốc thuốc, nhóm người mang thi thể bỏ trên đê ở Hà Nội
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Thấy bạn tử vong vì sốc thuốc, nhóm đối tượng đã bàn nhau mang thi thể người này bỏ trên đê Tráng Việt (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) hòng xoá dấu vết.

Chuyện những đứa trẻ bị 'bỏ rơi' Thánh An (kỳ 1): Pháo đài yêu thương giữa giông bão cuộc đời
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Mấy chục năm qua, cô nhi viện Thánh An nằm trong quần thể tòa thánh Bùi Chu (huyện Xuân Trường, Nam Định), vẫn ngày ngày thu nhận, nuôi dưỡng những trẻ em khuyết tật, bị bỏ rơi,... nơi đây như một "ốc đảo" ấm áp, những mảnh đời bất hạnh tìm thấy mái nhà thứ hai.

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục đã lừa dối bao nhiêu khách hàng?
Pháp luật - 6 giờ trướcBộ Công an xác định Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục cùng các đồng phạm đã bán 135.325 hộp kẹo rau củ Kera cho hơn 30.000 khách hàng, thu trên 17 tỉ đồng

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dục - 6 giờ trướcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.

Quy định người lao động được nghỉ làm việc trong Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương có từ năm nào?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Người lao động được nghỉ làm việc vào Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương từ năm 2007.

Ngày sinh Âm lịch của người biết kiếm tiền, có cuộc đời dư dả
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ngày Âm lịch này hội tụ đầy đủ các yếu tố để đạt được các tham vọng mình mong muốn, kinh doanh phát tài, kiếm được nhiều tiền nhờ cạnh tranh khốc liệt.

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dụcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.