Giáo viên "lao tâm khổ tứ" chuẩn bị dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1
Sau 6/9, Hà Nội dự kiến học trực tuyến nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục căng thẳng. Hiện nhiều trường đang "đánh vật" chuẩn bị dạy học trực tuyến trẻ lớp 1- đối tượng học sinh khá đặc biệt.
Tập trung đầu tư hơn cho môn chính
Để chuẩn bị cho học sinh vào năm học mới, năm nay Trường tiểu học Đặng Trần Côn (Quận Thanh Xuân) cho học sinh lớp 1 làm quen sớm hơn một tuần so với các khối lớp khác.
Cô Nguyễn Thị Hòa, giáo viên lớp 1 Trường tiểu học Đặng Trần Côn cho biết, do học sinh lớp 1 khác với các khối lớp 3,4,5 nên giáo viên chuẩn bị giáo án cũng khác hơn.
Theo cô Hòa, bình thường học trực tiếp ở trường, học sinh sẽ học cả ngày. Khi học trực tuyến, các con sẽ học nửa ngày, nửa ngày còn lại, giáo viên gửi video bài giảng để các con ôn luyện lại với sự hướng dẫn của phụ huynh.
Nếu khối lớp khác, mỗi buổi học kéo dài 3 tiếng, với học sinh lớp 1 buổi học chỉ kéo dài 2,5 tiếng và chọn khung thời gian dạy để có người thân (như buổi tối- PV) vì học sinh không thể ngồi quá lâu trước máy tính.
Giáo viên soạn giáo án và cách giảng khác biệt đối với học sinh lớp 1. (Ảnh: T. Hiền).
Sau mỗi tiết học, các em được nghỉ giải lao độ 5 phút để vận động nhẹ cho đỡ mỏi người. Trong lúc giải lao, giáo viên có thể mở các bản nhạc phù hợp với lứa tuổi để các con nhún nhảy vui tươi hơn.
Về thời khóa biểu, theo cô Hòa, do chỉ học nửa ngày nên giáo viên phải tinh giản bài giảng sao cho ngắn gọn, súc tích.
Giáo viên vẫn dạy đủ tất cả các môn học nhưng những môn chính như Toán, Tiếng Việt, sẽ ưu tiên thời gian dài hơn, dạy kĩ hơn vì không thể dạy dàn trải. Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn của Bộ GD-ĐT khi hướng dẫn dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1,2 vừa qua.
Nhiều đêm thức soạn giáo án trực tuyến đến 1h sáng
Về ý kiến cho rằng, học sinh lớp 1 chưa biết đọc biết viết làm sao học trực tuyến, cô Hòa cho hay, nếu học trực tiếp giáo viên dễ nắn chữ hơn cho các con. Tuy nhiên, đối với khối lớp này, kể cả đến trường trực tiếp, các bài giảng chủ yếu vẫn là kênh hình.
"Ở học trực tuyến, giáo viên có thể trình chiếu bằng video quy trình viết nét của một chữ, có hình bút chì chạy từ bắt đầu và kết thúc viết một nét như thế nào.
Tôi thấy trình chiếu bằng video như vậy, học sinh sẽ dễ hiểu và quan sát trực quan sinh động hơn cả dạy trực tiếp vì nhiều khi viết bảng còn bị lấp bởi lưng cô.
Ở đây, hình chiếc bút chì chạy to, rõ ràng nên các con dễ quan sát. Chỉ có điểm khó là những bạn học còn non hoặc chưa cầm bút bao giờ sẽ khó khăn hơn nên mới cần bố mẹ kèm thêm.
Đặc biệt để học sinh thích thú, chẳng hạn cô giáo chiếu video xong và hỏi các con có thích không, nếu thích, các con ấn vào nút vỗ tay hoặc nút thả tim…nên các em rất phấn khích", cô Hòa cho hay.
Theo cô Hòa, việc soạn giáo án trực tuyến vất vả so với giáo án dạy trực tiếp. Cụ thể, khi dạy trực tiếp ở trên lớp, giáo viên có thể dùng máy chiếu đa vật thể chiếu bài lên.
Khi học trực tuyến, học sinh tiếp xúc hoàn toàn với máy tính nên hệ thống bài giảng phải thay đổi liên tục về hình ảnh, cấu trúc sao cho sinh động, thu hút nên giáo viên vất vả hơn nhiều.
"Thông thường, bài giảng trực tiếp nếu có tư liệu bài giảng từ năm ngoái và giáo viên chỉnh sửa cho phù hợp với năm học thì rất nhanh nhưng ở bài giảng trực tuyến, để soạn một bài giảng cầu kì, phải mất đến 3 tiếng. Việc phải thức đến 12-1h sáng để soạn giáo án là chuyện thường xuyên", cô Hòa bộc bạch.
Phụ huynh không nên quá căng thẳng hoặc sốt ruột
Theo một số giáo viên, việc dạy cho học sinh lớp 1 vốn đã đặc biệt vì các con vừa mới "chân ướt chân ráo" từ mầm non lên. Chưa kể, học sinh lớp 1 phải học trực tuyến lại càng khó.
Do vậy, ý kiến mà một số cô giáo đưa ra, cần có hỗ trợ rất lớn từ phía gia đình để đồng hành cùng giáo viên.
Cô Hòa cho hay, với các bạn không có bố mẹ kèm cặp, giáo viên sẽ gửi các video bài giảng, gửi bài tập và hướng dẫn qua Zalo nhóm, tối về nhờ bố mẹ hỗ trợ thêm để các con hoàn thành.
Nếu buổi sáng các con học qua Zoom thì buổi chiều, tất cả các học sinh sẽ tự học hoặc học cùng bố mẹ, sau đó phụ huynh chụp ảnh, gửi bài để cô nhận xét và chữa.
Về điều này, cô Teo Thị Thanh Mai, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Quý Đôn (quận Hà Đông) cho hay, trước hết phụ huynh phải chuẩn bị đủ máy móc cho học sinh, đường truyền mạng ổn định. Máy tính vẫn là phương tiện tốt nhất để các con học trực tuyến.
Phụ huynh nắm rõ thời gian biểu của học sinh để phối hợp kèm cặp cùng giáo viên. "Đọc viết là kĩ năng rất khó khi dạy trực tuyến nên cha mẹ cần tạo điều kiện để theo dõi bài giảng cùng các hình ảnh thị phạm của cô để đồng hành cùng con.
Về phía giáo viên dạy trực tuyến phải có bài giảng ngắn gọn, lời lẽ truyền đạt đơn giản, không gò bó và thường xuyên nghỉ giải lao. Trong giờ giải lao, cô giáo có thể dùng nhiều hình thức trò chơi, bài nhạc, câu đố để khuyến khích học sinh. Trong giờ học, giáo viên tăng cường gọi đọc bài để sửa lỗi cho học sinh.
Ở môn Toán, giáo viên tăng cường dùng các đồ vật, tận dụng tối đa kênh hình để giới thiệu cho học sinh dễ nhớ", cô Mai cho hay.
Cũng theo cô Mai, khó khăn nhất là dạy tập viết cho học sinh nên giáo viên phải dùng phần mềm tập viết hoặc máy soi vật thể để tương tác với học sinh. Thầy cô phải tỉ mỉ hướng dẫn độ cao, độ rộng các nét trên vở ô li để học sinh và phụ huynh nắm kĩ.
"Nhà trường rất cần phụ huynh phối hợp chặt chẽ cùng cô giáo, học mà vui, vui mà học. Cha mẹ phải rất kiên trì, chuẩn bị máy móc đầy đủ và không quá căng thẳng, không quá sốt ruột trong khi kèm cặp con thì mới có hiệu quả cao.
Nếu học sinh nào chưa theo kịp hoặc thiếu hụt, phụ huynh yên tâm nhà trường sẽ có hướng dẫn và bổ sung kiến thức cho các con nếu đi học trực tiếp trở lại", cô Mai khẳng định.
Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Hà Đông cũng cho biết, để trẻ lớp 1 học trực tuyến tốt, chắc chắn phải có sự đồng hành của phụ huynh học sinh.
Cha mẹ cần động viên con, khích lệ, khuyến khích thay vì quát mắng. Về phía giáo viên phải soạn bài giảng ngắn gọn, hấp dẫn và sinh động để học sinh hứng thú, sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác dạy học.
Những học sinh nào do điều kiện dịch Covid-19 nên học trực tuyến ở quê, hoặc không theo kịp bạn, các nhà trường sẽ có kế hoạch bồi dưỡng sau khi đến trường trực tiếp.
Theo Dân trí
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 20 phút trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 36 phút trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 1 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.