Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo viên vùng cao thưởng Tết bằng… những tràng pháo tay

Thứ bảy, 10:57 14/01/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Đó là tâm sự thật của những giáo viên vùng cao đang ngày đêm bám bản, “gieo chữ” trước câu chuyện thưởng Tết.

Cứ mỗi dịp đến Tết, nhiều cơ quan, doanh nghiệp đều rục rịch chuyện thưởng Tết, nơi nhiều, nơi ít, nơi thưởng tiền, nơi bằng hiện vật... Cũng đã có đơn vị công bố thưởng Tết lên đến hàng trăm triệu đồng khiến dư luận xôn xao.

Trong những chuyến công tác lên vùng cao Tây Bắc ngày cuối năm, chúng tôi đem câu chuyện thưởng Tết hỏi các giáo viên đang công tác tại các trường bán trú. Nghe chuyện, họ chỉ cười, thậm chí có người còn tỏ ra ngạc nhiên. Bởi với họ, khái niệm thưởng Tết nghe có vẻ rất “xa xỉ”.

Trò chuyện với PV Báo Gia đình & Xã hội, thầy Phạm Trung Thành - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Hoàng Thu Phố (Bắc Hà – Lào Cai) tâm sự: “Những cơ sở giáo dục vùng cao chúng tôi không có nguồn thu nên không có kinh phí để chi thưởng Tết cho giáo viên. Có năm, Phòng GĐ&ĐT của huyện “linh động” cấp thưởng cho mỗi giáo viên 100.000 đồng. Có năm (hay như năm nay) những người “đưa đò” chúng tôi nhận thưởng Tết là những tràng pháo tay trong buổi tổng kết cuối năm của học sinh”.


100% học sinh trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố (Bắc Hà - Lào Cai) là người dân tộc Mông. Ảnh: Cao Tuân

100% học sinh trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố (Bắc Hà - Lào Cai) là người dân tộc Mông. Ảnh: Cao Tuân

Thầy Thành cũng tâm sự, với những giáo viên xa quê còn tủi hơn nhiều, ngày Tết mong được về quê sum vầy cùng gia đình nhưng lương thì “ba cọc ba đồng”, về quê cũng chẳng có tiền nên chọn cách ở lại.

“Trường mình có nhiều giáo viên ở miền xuôi lên đây công tác, có năm một số giáo viên xa quê ở lại trường ăn Tết vì đi lại tốn kém. Thú thực, khi nhìn những chuyến xe vun vút qua lại trong sự cười nói, hớn hở của người người về quê ăn Tết, nghĩ tới đồng nghiệp ở lại trường gặm nhấm nỗi cô đơn trong ngày Tết đoàn viên mà sao xót xa quá”, Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Thu Phố bùi ngùi.


Công việc vất vả nhưng nhắc đến thưởng tết nhiều giáo viên ở vùng sâu vẫn thấy chạnh lòng. Ảnh: Cao Tuân

Công việc vất vả nhưng nhắc đến thưởng tết nhiều giáo viên ở vùng sâu vẫn thấy chạnh lòng. Ảnh: Cao Tuân

Là một trong những cơ sở giáo dục xa nhất, sâu nhất của tỉnh Lai Châu, thầy Lê Văn Nam – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Mô 1 (huyện Mường Tè) tâm sự: “Năm nay chúng tôi đã cố gắng tiết kiệm các khoản ngân sách thu chi, nhờ thế mà mỗi giáo viên cũng được thưởng Tết vài ba trăm nghìn để về quê. Ở đây là vùng đặc biệt khó khăn, học sinh chủ yếu là người Khơ Mú, Mông… Để vận động được các em đến trường đã là niềm hạnh phúc lớn lao của người thầy. Còn chuyện thưởng Tết nói thật chúng tôi không dám… mơ”.

Nhiều giáo viên khác tại trường Tiểu học Mường Mô 1 tâm sự, đi làm chăm chỉ cả năm, có lẽ ai cũng mong ngày Tết được sum họp cùng gia đình, có lương cao, thưởng nhiều để có thể thoải mái đi chơi, mua sắm. Thế nhưng, đối với giáo viên khi nhắc tới hai từ “thưởng Tết” lại là điều gì đó ngậm ngùi, chua xót.


Từ TP Lai Châu, phải đi qua con được rừng độc đạo dài 153km để đến được trường tiểu học Mưởng Mô. Ảnh: Cao Tuân

Từ TP Lai Châu, phải đi qua con được rừng độc đạo dài 153km để đến được trường tiểu học Mưởng Mô. Ảnh: Cao Tuân

Bởi lẽ, với những ngành nghề khác, dù khó khăn đến đâu, thì cán bộ và công nhân cũng được nhận “lương tháng 13” gọi là thưởng Tết. Thế nhưng, giáo dục lại là ngành đặc thù và không hề có cái gọi là “lương tháng 13” mà chủ yếu dựa vào sự quan tâm của công đoàn cũng như địa phương, phụ huynh học sinh.

Vì thế, chuyện thưởng Tết là điều gì đó khiến giáo viên rất chạnh lòng mỗi khi được hỏi đến. Nghe hỏi chuyện, cô Vũ Thị Hà - giáo viên tiểu học ở Tuần Giáo (Điện Biên) gạt đi: “Gần 20 năm làm nghề có biết đến thưởng Tết là gì đâu mà nói”. Cô Hà cho biết, giáo viên vùng cao chỉ mong đến tháng không bị chậm lương, ngày Tết được nghỉ đúng thời gian để về ăn Tết cũng gia đình là vui lắm rồi.


Những em học sinh trường bán trú tỏ ra thích thú khi thấy tivi của một hàng tạp hóa cạnh trường chiếu phim. Ảnh: Cao Tuân

Những em học sinh trường bán trú tỏ ra thích thú khi thấy tivi của một hàng tạp hóa cạnh trường chiếu phim. Ảnh: Cao Tuân

“Năm nào giáp Tết, các thầy cô trong điểm trường cũng phải vận động tìm mọi mối quan hệ quen biết dưới xuôi xem chỗ nào có thể xin cho học trò ít quần áo ấm, đôi ủng, ít gạo, cái bánh chưng... để học sinh ăn Tết. Còn thầy cô, có năm phải trích lương để lại cho người nào ở lại trực trường, lấy đâu ra thưởng”, cô Hà thật thà.

Rồi như tự động viên mình, cô Hà cười: “Tôi cũng không quá quan tâm những chuyện ấy. Tôi chọn và theo nghề này được 18 năm rồi. 18 năm nay vẫn thế nên cũng quen”.


Đối với các giáo viên vùng cao, họ chẳng mơ đến thưởng Tết. Với họ, chỉ cần vận động các em học sinh đến trường đầy đủ đã là một niềm vui. Ảnh: Cao Tuân

Đối với các giáo viên vùng cao, họ chẳng "mơ" đến thưởng Tết. Với họ, chỉ cần vận động các em học sinh đến trường đầy đủ đã là một niềm vui. Ảnh: Cao Tuân

Có vẻ khá khẩm hơn, thầy Nguyễn Văn Phúc - giáo viên tiểu học tại Bát Xát (Lào Cai) cho biết, Tết năm nào giáo viên trường thầy cũng được tặng 1 cân đường, 1 gói mì chính, ít bánh kẹo và 1 cặp bánh chưng. “Quà này thực ra cũng là trích từ tiền tiết kiệm của giáo viên cả. Tết về có chút quà cho vợ, cho con, thắp hương ông bà tổ tiên” - thầy Phúc nói.

Tuy không biết đến thưởng Tết, nhưng rất nhiều thầy cô lại cho rằng, điều đó là hoàn toàn bình thường và không nên kêu ca, than vãn. Đối với những người thầy vùng đất Tây Bắc xa xôi này thì tình cảm chân thành của học trò, lòng yêu nghề, sự gắn bó với mảnh đất tình người là thứ quý báu nhất mà họ nhận được.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 8/9: Ấm áp tình người trong bão; Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 là ai?

Tin sáng 8/9: Ấm áp tình người trong bão; Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 là ai?

Thời sự - 11 phút trước

GĐXH - Dù đoạn clip chỉ dài 13 giây nhưng việc người đi xe máy được giúp qua cầu an toàn tạo nên một hình ảnh đẹp, ấm lòng trong gió bão; Theo công bố của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, ứng viên phó giáo sư trẻ nhất năm nay sinh năm 1992.

Bộ Công thương: Khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện, cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua

Bộ Công thương: Khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện, cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Công điện hoả tốc số 6814/CĐ-BCT ngày 7/9/2024 của Bộ Trưởng Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia và Sở Công thương 28 tỉnh ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại.

Bão số 3 về đến Hà Nội, gió giật ầm ầm, mưa ngập úng nhiều khu vực

Bão số 3 về đến Hà Nội, gió giật ầm ầm, mưa ngập úng nhiều khu vực

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Tâm bão số 3 đã đến Thủ đô Hà Nội, sức gió mạnh nhất cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12.

Nhóm sát thủ và âm mưu thâm hiểm (P 2): Những manh mối mơ hồ

Nhóm sát thủ và âm mưu thâm hiểm (P 2): Những manh mối mơ hồ

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Tên cướp bị thương và phải nằm cấp cứu tại bệnh viện trong sự bảo vệ nghiêm ngặt của công an. Ban đầu, các điều tra viên nghĩ rằng mọi manh mối sẽ được kẻ này cung cấp. Thế nhưng, lời khai của tên cướp "đen đủi" lại đẩy cuộc điều tra vào một "mớ bòng bong".

5 con giáp giàu có nhờ chăm chỉ

5 con giáp giàu có nhờ chăm chỉ

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - 5 con giáp sau đây cũng là những người sống thực tế và chăm chỉ, họ nhận ra chính mình nên dùng điều gì để bước vào cuộc sống và dùng năng lực gì để đối phó với những thăng trầm trong cuộc đời.

Bắt con của bạn gái vì mâu thuẫn cá nhân

Bắt con của bạn gái vì mâu thuẫn cá nhân

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Tùng phá cửa kính xông vào nhà, kề dao lên cổ nhằm khống chế, bắt ép chị T. làm theo yêu cầu của mình. Khi chị T. ôm con bỏ chạy bị đối tượng này giằng lấy cháu bé rồi điều khiển xe mô tô bỏ đi.

Nghịch tử đánh cha gãy tay, cướp tiền mua xe máy

Nghịch tử đánh cha gãy tay, cướp tiền mua xe máy

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Xin tiền mua xe máy không thành, Hiệp dùng dao đe dọa, đánh gãy tay bố đẻ của mình rồi bỏ đi uống rượu.

Video: Bão số 3 quần thảo, mái tôn, tường kính bị cuốn bay rơi lả tả

Video: Bão số 3 quần thảo, mái tôn, tường kính bị cuốn bay rơi lả tả

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Do ảnh hưởng của mưa bão, rất nhiều cửa kính, mái tôn bị cuốn bay để lại cảnh tượng hoang tàn và nguy hiểm.

Ấm lòng hình ảnh nhiều tài xế ô tô đi chậm dìu xe máy vượt gió bão Yagi

Ấm lòng hình ảnh nhiều tài xế ô tô đi chậm dìu xe máy vượt gió bão Yagi

Thời sự - 12 giờ trước

Thấy người đi xe máy di chuyển khó khăn, nhiều tài xế ô tô đã đi chậm trên cầu Nhật Tân (Hà Nội) để che chắn mưa giông gió giật từ bão Yagi, giúp đoàn xe máy lưu thông an toàn.

Ứng phó bão số 3: Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh thiệt hại về người

Ứng phó bão số 3: Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh thiệt hại về người

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 7/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người, trước khi bão số 3 đang di chuyển qua Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Top