Giặt quần áo cho người mắc Covid-19 điều trị tại nhà như thế nào?
Bộ Y tế khuyến cáo nên giặt riêng đồ của người mắc Covid-19 với đồ của người khác. Bạn cũng không giũ đồ bẩn để hạn chế nguy cơ phát tán virus.
Theo tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế, những trường hợp nhiễm Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không có bệnh lý nền, có đủ các điều kiện về sức khỏe, điều kiện cách ly có thể được theo dõi và chăm sóc tại nhà.
Ảnh minh họa
Khi có F0 cách ly, điều trị tại nhà, gia đình phải bảo đảm nhà ở thông thoáng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ. Tốt nhất là người nhiễm tự vệ sinh khu vực của mình. Bạn nên làm sạch sàn nhà, tường và bề mặt sau đó lau bằng dung dịch khử khuẩn và lau lại bằng nước sạch.
Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ, người chăm sóc mang găng trước khi vệ sinh. Gia đình nên sử dụng dụng cụ vệ sinh riêng cho khu vực của người nhiễm. Có thể bọc thiết bị điện tử bằng màng nilon và vệ sinh, khử trùng bên ngoài. Đặc biệt, bạn nên tháo bỏ găng, rửa tay sau khi hoàn tất công việc vệ sinh. Thực hiện vệ sinh bề mặt ít nhất 1 lần/ngày.
Cách pha dung dịch khử khuẩn: Bột Cloramin B 25% 5 muỗng cà phê bột 01 lít nước, hoặc nước Javel 5%: pha gấp 10 lượng Javel theo hướng dẫn trên nhãn chai trong cùng 1 lượng nước, hoặc thuốc tẩy pha với nước theo tỷ lệ 1: 10: 05 muỗng canh hoặc 1/3 cốc 250 ml nước.
Về quần áo, đồ vải của người mắc Covid-19, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tốt nhất là người nhiễm tự giặt quần áo, vỏ ga, gối… của bản thân.
Nếu cần người chăm sóc giặt hộ, người nhà cũng phải đeo găng tay khi xử lý đồ vải. Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ. Bạn nên giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể.
Sau đó, gia đình nên sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn. Bộ Y tế cũng khuyến cáo, nên giặt riêng đồ của người nhiễm với đồ của người khác, không giũ đồ bẩn để hạn chế nguy cơ phát tán virus.
Về thu gom, xử lý chất thải của người mắc Covid-19, gia đình nên đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi nilon bên trong ở phòng của người nhiễm.
Gia đình chú ý thu gom, xử lý chất hằng ngày hoặc khi thùng rác đầy. Bạn cũng phải đeo găng khi xử lý chất, thải bỏ găng tay ngay sau khi xử lý xong. Đồng thời, người nhiễm hoặc người chăm sóc phải rửa tay, sát khuẩn sau khi xử lý chất thải.
Theo VietNamNet
Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?
Sống khỏe - 3 giờ trướcĐau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.
Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông
Sống khỏe - 5 giờ trướcVào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ
Sống khỏe - 20 giờ trướcPhim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Ai dễ bị thiếu máu não?
Sống khỏe - 1 ngày trướcThiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 1 ngày trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.