Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giun sán “ăn mòn” cơ thể ra sao?

Thứ hai, 08:15 14/03/2016 | Y tế

GiadinhNet - Khi nhiễm giun sán, cơ thể bị “ăn mòn” một cách âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng tới thể lực và trí lực, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Phụ nữ trưởng thành và trong độ tuổi sinh sản, nhiễm giun sán sẽ gây thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi, thậm chí đẻ non, thiếu cân, tử vong…


Các chuyên gia khuyến cáo, cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi, rửa tay thường xuyên với xà phòng để tránh nhiễm giun sán. Ảnh minh họa

Các chuyên gia khuyến cáo, cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi, rửa tay thường xuyên với xà phòng để tránh nhiễm giun sán. Ảnh minh họa

Nhiễm giun sán do ăn uống không đảm bảo

Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip ghi lại cảnh những con giun sán lúc nhúc, ngọ nguậy trong những đoạn lòng lợn để trong chiếc bát làm nhiều người không khỏi kinh hãi.

Người dùng Facebook có tên V.L đã chia sẻ đoạn clip trên với dòng chú thích: “Tưởng một con nên lấy kéo rạch một đoạn xem sao, ai dè nó lòi ra một đống. Bỏ luôn không dám rạch thêm nữa! ”. Đoạn clip trên đã khiến nhiều người mất niềm tin vào các quán ăn, các cơ sở chế biến thực phẩm, đồng thời tỏ ra lo ngại về những tác hại của việc nhiễm giun sán đối với sức khỏe con người.

Theo các chuyên gia tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, tình trạng môi trường sống ô nhiễm cùng với việc vệ sinh cá nhân còn nhiều hạn chế khiến tình trạng người dân nhiễm giun sán vẫn còn cao. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, 20 -50% người Việt Nam mắc bệnh giun sán, trong đó có đến 70 - 90% xảy ra ở trẻ em.

Giun sán có rất nhiều loại, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó, mèo, amíp, sán máng, sán lá phổi… Theo các chuyên gia, sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến giun sán tại Việt Nam cao là do ở nhiều nơi, nhất là vùng nông thôn, khu vực miền núi trẻ em thường tiếp xúc nhiều với đất và bụi bẩn, hay mút tay, ngậm các loại đồ chơi, vật lạ bẩn vào miệng. Trẻ ít rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi với chó, mèo trong nhà, cầm nắm đồ ăn khi tay bẩn, không đi giày dép, để chân tiếp xúc trực tiếp với đất…

Bên cạnh đó, do các loại giun ký sinh dễ có trong thức ăn nấu chưa chín như thịt bò, cá, thịt cua, ếch hay rau sống, ăn các loại rau và trái cây củ chưa được rửa sạch... Trong khi đó, theo quan niệm của nhiều người các loại thịt tái là những thức ăn bổ dưỡng, nhưng thực ra những thực phẩm này chứa mầm bệnh giun sán rất cao, đồng thời cũng không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là người già, người mới ốm dậy, trẻ nhỏ.

Một người có thể bị nhiễm từ 2 - 3 loại giun

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, trong vài giờ kể từ khi nuốt phải ấu trùng giun, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn và đau vùng thượng vị mỗi lúc một nặng, có khi đau bụng dữ dội. Ở thể bệnh mạn tính, xuất hiện từ vài tuần tới vài năm sau khi ăn thực phẩm nhiễm giun, bệnh nhân có biểu hiện giống như các trường hợp loét dạ dày, viêm dạ dày, u dạ dày, tắc ruột hoặc viêm ruột.

Theo đó, khi xâm nhập vào cơ thể người, chúng không phát triển ngay thành những con giun nhỏ, mà tiếp tục tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u di chuyển được trong da và mô mềm, thường xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng…

Khi nhiễm giun sán, cơ thể bị tác động một cách âm ỉ kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng, thể chất, tinh thần và trí tuệ, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Phụ nữ trưởng thành và trong độ tuổi sinh sản, nhiễm giun sán gây thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi, thậm chí đẻ non, thiếu cân, tử vong.

Do vậy, theo BS Nguyễn Võ Hinh, nguyên Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Thừa Thiên Huế, muốn điều trị bệnh giun sán có hiệu quả, cần bảo đảm các nguyên tắc cơ bản như chọn lựa thuốc, tập trung thuốc có nồng độ cao; dùng thuốc tẩy sau thuốc điều trị, thực hiện các biện pháp vệ sinh sau khi tẩy giun sán…

Theo đó, việc chọn lựa thuốc phải bảo đảm loại thuốc được sử dụng có tác dụng hiệu quả đối với nhiều loại giun sán vì ở nước ta tình trạng nhiễm nhiều loại giun sán phối hợp chiếm tỷ lệ cao. Một người thường có thể bị nhiễm từ 2 - 3 loại giun sán.

Một số loại thuốc điều trị được BS Hinh khuyên dùng như: Thuốc điều trị giun gồm có các loại như thuốc piperazin (diethylen diamin); albendazole; levamisol, mebendazole… Trong đó, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, nên sử dụng hai loại thuốc bảo đảm an toàn, có hiệu quả, ít tác dụng phụ là mebendazole và albendazole dùng liều duy nhất. Thuốc điều trị sán gồm có các loại như: Cniclosamid, praziquantel…

BS Hinh nhấn mạnh: Khi điều trị, cần tập trung dùng thuốc với nồng độ cao để có tác dụng mạnh đến các loại giun sán. Cho bệnh nhân uống thuốc vào lúc đói, nhưng không đói quá vì dễ gây nên ngộ độc thuốc. Sau khi uống thuốc điều trị giun sán, nên dùng thuốc tẩy để “tống” nhanh các loại giun sán ra khỏi cơ thể, tránh sự nhiễm độc do độc tố của giun sán bị chết hoặc bị vữa nát, đồng thời phòng ngừa được khả năng giun sán có thể phục hồi sống trở lại. Sau khi tẩy giun sán, cần áp dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường sống để phòng chống sự tái nhiễm. Bởi lẽ, môi trường ngoại cảnh thường bị ô nhiễm nặng nề với các mầm bệnh và đây là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho sự tái nhiễm giun sán.

Ăn chín, uống sôi

Nhiễm giun sán có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, cần có những biện pháp phòng nhiễm giun sán để tránh gây hại cho cơ thể.

Trước hết, để đảm bảo vệ sinh phải rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc người bệnh…

Các loại hoa quả, rau củ phải được rửa sạch bằng nước muối hoặc dung dịch rửa rau củ quả trước khi ăn.

Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”, không ăn các loại thức ăn chưa nấu chín như: Gỏi cá, tiết canh, bò tái...; không nên ăn sống các loại rau thủy sinh như: Rau cần, cải xoong…

Tẩy giun định kỳ cho cả gia đình 6 tháng/lần. Cần cắt móng tay thường xuyên, mang giày dép khi ra ngoài đất, không ngồi lê trên đất.

Xử lý các chất thải, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ…

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 2 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 5 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top