Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giúp con thoát “án tử” nhờ dự phòng, điều trị sớm HIV ngay từ trong bụng mẹ

Thứ bảy, 07:03 06/10/2018 | Y tế

GiadinhNet - Mỗi năm, nước ta ghi nhận khoảng 10.000 người nhiễm HIV mới, trong đó, có nhiều trường hợp là trẻ nhỏ bị nhiễm do lây từ mẹ. Tuy nhiên, điều đáng nói, những đứa trẻ ấy hoàn toàn có thể được sinh ra bình thường, không nhiễm HIV nếu người mẹ chủ động trong việc kiểm tra sức khỏe và điều trị dự phòng sớm khi phát hiện bệnh. Đây cũng được coi là “chìa khóa” mang lại cơ hội sống khỏe mạnh cho nhiều đứa trẻ.


Bác sĩ tư vấn cho người dân về việc dự phòng điều trị HIV/AIDS. Ảnh: N.Mai

Bác sĩ tư vấn cho người dân về việc dự phòng điều trị HIV/AIDS. Ảnh: N.Mai

Những đứa trẻ may mắn

Cách đây gần 2 năm, cầm trên tay kết quả xét nghiệm âm tính với HIV của đứa con gái 8 tuần tuổi, chị V.T.A (ở huyện Mường La, Sơn La) vẫn chưa tin đó là sự thật, bởi chị luôn nghĩ, bản thân nhiễm HIV thì đứa con trong bụng cũng không thể nào tránh khỏi mắc bệnh. Cũng vì thế, nhiều lần chị đã nghĩ đến cái chết để giải thoát cho cả hai mẹ con. Thế nhưng, may mắn đã đến với chị A khi được gặp các cán bộ về tuyên truyền việc phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương chị sinh sống. Họ đã tư vấn cho chị về việc tham gia dự phòng và điều trị sớm bệnh bằng thuốc để tránh lây nhiễm cho đứa con trong bụng.

Khi ấy, chị A đồng ý điều trị nhưng vẫn còn vương vấn nỗi lo lắng và ngờ vực. Tuy nhiên, khi nhìn con gái chào đời khỏe mạnh cùng kết quả xét nghiệm xác định con không bị HIV, chị A như vỡ òa trong niềm vui sướng. Đến thời điểm hiện tại, cháu bé con gái chị đang sống khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường khác.

Theo các chuyên gia, phần lớn số trẻ dưới 15 tuổi nhiễm HIV là do lây truyền từ mẹ. Tuy nhiên, nếu bà mẹ được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả thì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con sẽ giảm xuống rất thấp, thậm chí là 0%. Các nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, cứ 100 trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm HIV nếu không can thiệp gì thì có tới 30 - 40 trẻ sẽ bị nhiễm HIV. Nếu được phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị thích hợp thì trong 100 trẻ ấy chỉ còn khoảng từ 3 - 5 trẻ bị nhiễm HIV, thậm chí còn thấp hơn nữa.

Theo ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), nhờ sự phát triển của công tác điều trị mà tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con đã giảm đáng kể. Ngay cả khi bố mẹ đều nhiễm HIV vẫn có thể sinh ra những đứa con hoàn toàn khỏe mạnh và không bị nhiễm HIV nếu mẹ sớm được dùng thuốc kháng virus (ARV) và tuân thủ việc nuôi con theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Tuy nhiên, theo thống kê năm 2017, tỷ lệ phụ nữ mang thai đã sinh con được làm xét nghiệm tầm soát HIV trước và trong quá trình mang thai còn thấp, ở mức 53%. Điều đó đồng nghĩa với việc, còn gần 50% số phụ nữ mang thai trên cả nước không thực hiện tầm soát, sàng lọc để biết mình có nhiễm HIV hay không, đồng thời họ cũng không được theo dõi và điều trị bệnh trong suốt thời gian mang thai cho tới khi đẻ. Điều đó dẫn tới một thực tế đáng buồn, số trẻ em được sinh ra từ những bà mẹ không được tầm soát và điều trị HIV sớm, khả năng lây nhiễm HIV từ mẹ là rất cao.

Tầm soát và điều trị sớm để con tránh lây bệnh

Thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho thấy, tính đến tháng 3/2018, trên cả nước có 1.817 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV đã được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV. Tiến hành xét nghiệm đối với số trẻ trên, kết quả cho thấy, chỉ có 15 trẻ dương tính với HIV. Điều đó có nghĩa là, việc điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV đã giúp hàng nghìn trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV mỗi năm thoát khỏi “căn bệnh thế kỷ”.

Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM), hầu hết trẻ nhiễm HIV đang điều trị tại Khoa đều do lây truyền từ mẹ. Trước đây, khi chưa có chương trình dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con thì số lượng trẻ nhiễm HIV có những thời điểm hơn 1.000 trẻ. Đáng chú ý, sau khi phòng khám ngoại trú điều trị cho trẻ HIV ra đời, số lượng trẻ tử vong do nhiễm HIV đã giảm dần. Nếu như giai đoạn 2005 - 2011 có 85 trẻ tử vong thì giai đoạn 2012 - 2014 giảm còn 34 trường hợp và từ năm 2015 đến nay, chỉ còn 16 trường hợp trẻ nhiễm HIV tử vong.

Theo các chuyên gia, HIV lây truyền từ mẹ sang con có thể xảy ra rất sớm, ngay khi người mẹ mang thai được 8 tuần và trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ lây truyền HIV qua rau thai cao vào thời kỳ tuổi thai được trên 18 tuần.

Vì vậy, thai phụ càng đi xét nghiệm và điều trị sớm thì càng tăng cơ hội tránh cho con khỏi bị lây nhiễm, hay nói cách khác, mẹ được điều trị sớm sẽ giảm gần như tuyệt đối khả năng lây bệnh cho con. Nếu một người phụ nữ mang thai phát hiện nhiễm HIV ở ba tháng đầu của thai kỳ, thai phụ sẽ được cho uống thuốc kháng virus sớm và tuân thủ điều trị theo nguyên tắc: Uống thuốc đều, đúng giờ, đúng chỉ định và đúng cách.

Bên cạnh việc uống thuốc đúng liều lượng chỉ định, thai phụ cũng cần đi làm xét nghiệm máu (3 - 5 tháng/lần) để kiểm tra tải lượng virus trong máu. Nếu tải lượng virus càng thấp thì khả năng trẻ bị lây từ mẹ càng nhỏ.

Ngoài việc lây cho con từ giai đoạn bào thai, HIV còn lây truyền từ mẹ sang con ở giai đoạn chuyển dạ. Nguyên nhân là do quá trình sinh nở trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo, mà HIV có rất nhiều trong máu và dịch âm đạo của người mẹ. Có khoảng 50 - 60% trẻ bị nhiễm HIV trong giai đoạn này.

Ðặc biệt, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi sinh là rất lớn trong trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, thai nhi bị xây xước, sang chấn. Sau khi sinh trẻ vẫn có thể nhiễm HIV trong quá trình bú sữa mẹ. Vì trong sữa mẹ có nhiều virus HIV. Virus xâm nhập qua các vết nứt ở núm vú của người mẹ, khi trẻ có các tổn thương ở niêm mạc miệng, lưỡi…

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, người mẹ phải tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn, điều trị của bác sĩ cả trước, trong và sau sinh để đem lại hiệu quả một cách tích cực nhất. Việc điều trị bỏ dở giữa chừng hay từ chối điều trị của người mẹ là nguyên nhân chính khiến mỗi năm cả nước vẫn ghi nhận gần 200 trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ khi chào đời, gây nhiều khó khăn cho việc điều trị bệnh và đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có từ 1,5 - 2 triệu phụ nữ mang thai, trong đó, có khoảng 4.000 - 6.000 bà mẹ mang thai nhiễm HIV. Nếu không được can thiệp, mỗi năm sẽ có 1.500 - 3.000 trẻ bị nhiễm HIV ra đời. Còn nếu được dự phòng và điều trị thích hợp, tỷ lệ này sẽ giảm xuống dưới 5%, nghĩa là chỉ còn 150 - 200 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 1 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 15 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 6 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 6 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top