Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hạ đường huyết không đơn giản như nhiều người nghĩ

Thứ ba, 14:19 28/02/2023 | Sống khỏe

Ban đầu, người bị hạ đường huyết thường mệt mỏi, khó chịu, nghiêm trọng hơn có thể run rẩy, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi; tim đập nhanh, thị lực giảm, cáu gắt và da tái nhợt.

Ai cũng có thể bị hạ đường huyế t

Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp. Do đường chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cho cơ thể nên ban đầu người bị hạ đường huyết thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Sau đó, các biểu hiện nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện như run rẩy, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi; tim đập nhanh, thị lực giảm, cáu gắt và da tái nhợt… Trong trường hợp đường huyết giảm đột ngột sẽ gây ngất xỉu.

Các dấu hiệu suy giảm thần kinh như lú lẫn cấp tính, kích động mạnh, có dấu hiệu liệt nửa người (giả đột quỵ) hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú cũng có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể xuất hiện các cơn co giật, liên tục hoặc ngắt quãng, rối loạn ý thức nặng, thậm chí hôn mê sâu, hôn mê kéo dài (phù não) hoặc di chứng tinh thần kinh vĩnh viễn (bệnh não sau cơn hạ đường huyết).

Hạ đường huyết không đơn giản như nhiều người nghĩ - Ảnh 1.

Với người bình thường, không ăn uống, nhịn đói kéo dài, uống rượu nhiều, vận động quá sức... có thể dẫn đến hạ đường huyết.

Cẩn trọng với hạ đường huyết vô thức

Theo thời gian, các đợt tụt đường huyết lặp đi lặp lại có thể dẫn đến hạ đường huyết vô thức, nghĩa là hạ đường huyết không được nhận biết. Cơ thể và não không còn tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu thấp, như run rẩy, nhịp tim nhanh.

Khi tình trạng này xảy ra, bệnh nhân có nguy cơ tụt đường huyết nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, hạ đường huyết xảy ra ban đêm, ở người già, nếu không phát hiện cũng có thể gây hậu quả nặng nề.

Những tác động gián tiếp của biến cố này cũng có ảnh hưởng rất lớn. Những cơn hạ đường huyết nặng gây tác động tiêu cực đến tâm lý người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống. Tâm lý lo sợ quá liều thuốc có thể khiến một số bệnh nhân tự ý cắt giảm liều và cắt giảm thuốc, không duy trì tuân thủ điều trị, dẫn tới việc không đảm bảo mục tiêu điều trị. Thậm chí, những nỗi lo này còn lan truyền tới người nhà, người chăm sóc cho bệnh nhân và toàn xã hội. Nhìn một cách tổng thể, khi hạ đường huyết xảy ra, người bệnh sẽ không thể đi làm và giảm năng suất lao động và gây ra hao phí rất lớn.

Để giảm thiểu được các tác động ở trên, bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý:

- Không nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác…

- Cần có chế độ tập luyện thường xuyên, phù hợp đối với từng người theo tư vấn của bác sĩ điều trị để đảm bảo sức khỏe.

- Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.

- Chuẩn bị sẵn một số sản phẩm có đường như kẹo, bánh, chocolate, nước ngọt có đường… trong túi, trong cặp để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay.

- Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh. Nếu như tình trạng hạ đường huyết xảy ra thường xuyên, có thể trao đổi với bác sĩ để được chuyển sang các loại thuốc có ít nguy cơ hơn.

Tiến sĩ Kiều Thị Tuyết Mai, Trường Đại học Dược Hà Nội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 22 phút trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

Sống khỏe - 6 giờ trước

Mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 18 giờ trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 19 giờ trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Y tế - 1 ngày trước

12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Top